Đặc điểm hình thái và hóa sinh của vi khuẩn CT1.1 và G1

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và cơ chế kháng khuẩn của một số chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin nhằm định hướng sản xuất chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản (Trang 42 - 44)

3.1.1. Quan sát đặc điểm, hình thái khuẩn lạc

Chủng CT1.1 được nuôi cấy trong 24 giờ, quan sát thấy có màu vàng trong, tâm màu trắng đục, tròn bóng, khuẩn lạc mọc lan và nhăn đều xung quanh. Thời gian nuôi cấy càng dài, khuẩn lạc mọc lan tạo thành các vòng tròn đồng tâm, phía ngoài đậm trong nhạt dần ở bên (Hình 3.1).

Hình 3.1. Khuẩn lạc chủng CT1.1 nuôi cấy trên môi trƣờng thạch TSA ở 37oC

(A: khuẩn lạc chủng CT1.1 cấy điểm sau 24 giờ, B: khuẩn lạc cấy trang sau 12 giờ)

Hình 3.2. Khuẩn lạc chủng G1 nuôi cấy trên môi trƣờng thạch TSA ở 37oC

(A: khuẩn lạc G1 cấy điểm sau 24 giờ nuôi, B: khuẩn lạc cấy ria sau 12 giờ)

A B

Khuẩn lạc vi khuẩn G1 có màu vàng đục, tâm màu trắng, bóng, mọc lan và nhăn, thành nhiều vòng, phía viền ngoài đậm, trong nhạt. Giống với chủng CT1.1, thời gian nuôi cấy càng kéo dài, khuẩn lạc mọc lan càng rộng (Hình 3.2).

3.1.2. Nhuộm Gram

Sau khi tiến hành nhuộm Gram rồi quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại X - 100, ta thấy tế bào của cả hai chủng CT1.1 và G1 đều hình que, đơn và bắt màu đỏ hồng của Fuchsin (Hình 3.3 và 3.4), chứng tỏ hai chủng này là vi khuẩn Gram âm.

Điều này được giải thích do thành tế bào vi khuẩn Gram âm ngoài lớp peptidoglycan mỏng còn có một lớp màng ngoài (outer membrane) là phức hợp lipidpolyaccharide gồm lipoprotein và lipopolysaccharide có bản chất là lipid. Lipid bị hòa tan trong cồn vì vậy trong bước rửa cồn, lớp màng ngoài bị tan ra nên vi khuẩn Gram âm bị mất màu tím, ở lần nhuộm tiếp lớp peptidoglycan bên trong sẽ bắt màu đỏ hồng của Fuchsin. Ở vi khuẩn Gram dương, cồn làm cho các lỗ peptidoglycan co lại do đó phức chất tím tinh thể - iod bị giữ lại, khi quan sát trên kính hiển vi, vi khuẩn này có màu tím. Trong quá trình nhuộm, bước nhuộm tím tinh thể không nên để thời gian quá lâu, chất màu sẽ thấm vào lớp peptidoglycan bên trong, nên khi tẩy bằng cồn không thể làm sạch màu tím, dẫn đến việc Gram âm bắt màu như Gram dương.

Hình 3.4. Tế bào vi khuẩn G1 sau khi nhuộm Gram

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và cơ chế kháng khuẩn của một số chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin nhằm định hướng sản xuất chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản (Trang 42 - 44)