Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi cuống, huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 30)

2.5.1. Dân số

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số huyện Đầm Hà hiện nay có 33,219 người, mật độ dân số là 108 người/km2

, nam đông hơn nữ giới, ngược với tỷ lệ toàn quốc. Đa số dân cư sống bằng nghề nông và nuôi trồng thủy sản. Như vậy so với một huyện miền núi thì mật độ này cũng tương đối cao chính vì vậy việc khai thác các nguồn tài ngun sẵn có đang được người dân tiến hành hàng ngày để đem lại giá trị kinh tế cho bản thân.

Tồn tỉnh có 22 thành phần dân tộc, xong chỉ có 6 dân tộc có bản sắc rõ nét, đó là dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Cịn lại là các dân tộc ít người sinh sống. Ngồi ra ở đây cịn có một bộ phận người Hoa gồm nhiều dân tộc thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất nhiều đợt. Một số ít là Hoa Kiều sang bn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Ðơng, cịn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng. Như vậy với số lượng dân cư đông đúc và đa dạng về chủng tộc đang là một khó khăn lớn cho chính quyền địa phương trong công tác phát triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở đây.

2.5.2. Tập quán lao động và cơ sở hạ tầng

Huyện Đầm Hà là một huyện miền núi, đa số là dân tộc thiểu số. Người dân ở đây gần như trình độ thấp và ít tiếp xúc với bên ngồi. Họ chỉ làm ăn sinh sống theo thói quen du cư, tự cung tự cấp từ bao đời nay. Hầu hết dân cư đều làm nông nghiệp do vậy cuộc sống của người dân phụ thuộc chính vào hoạt động nơng nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi) và khai thác thuỷ sản tự do ở rừng ngập mặn. Những năm gần đây người dân đã chặt rừng ngập mặn để lấy củi đun, vì gỗ rừng ngập mặn là nhiên liệu tự nhiên, không tốn kém so với chi phí dùng than tổ ong, gas; đồng thời những năm trước đây, chính quyền xã cấp đất để người dân nuôi tôm. Những hộ gia đình được cấp đất đã chặt quang rừng ngập mặn; đắp bờ bao tạo ao nuôi tôm. Việc rừng ngập mặn bị mất đi đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Trước đây bà con vẫn sống rất tốt dựa vào việc bắt thủy hải sản ở rừng ngập mặn rồi đem ra chợ bán; nhưng nay, do rừng ngập mặn bị chặt phá nên sản lượng thuỷ hải sản giảm đi rõ rệt.

Đầu năm 2011, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt một số dự án để phục vụ việc nuôi trồng thuỷ sản với quy mơ lớn mang tính chiến lược và là bước đầu cho sự đột phá về ni trồng thuỷ sản nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung đối với huyện Đầm Hà. Cụ thể là: Dự án đầu tư trại giống và nuôi thực nghiệm giống hải sản tỉnh Quảng Ninh tại xã Đại Bình với tổng mức đầu tư 64 tỷ đồng; dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trên biển khu vực đảo Vạn Vược, khu vực Thoi Dây, Đá Dựng, Chương Cả; dự án khu dịch vụ hậu cần bến Phúc Tiến xã Tân Lập với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng.

Hàng năm huyện Đầm Hà đã phối hợp Sở NN&PTNT tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến Luật Thuỷ sản và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ cho hàng trăm lượt người dân ven biển trên địa bàn. Thơng qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển ngành đánh bắt xa bờ. Huyện còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về Luật Bảo vệ môi trường, các hoạt động

hưởng ứng Ngày môi trường thế giới và Ngày đa dạng sinh học thông qua các hoạt động thiết thực như trồng rừng ngập mặn, khơi thơng dịng chảy...

Phát huy lợi thế của một huyện ven biển, đặc biệt là phát triển kinh tế biển gắn với phát huy giá trị nguồn lợi hải sản địa phương, thời gian tới, huyện Đầm Hà tập trung xây dựng chương trình phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Dân cư trong huyện miền núi này đa số là người dân tộc thiểu số vì vậy tập quán lao động và hoạt động văn hóa rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên các cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống của người dân cịn chưa đầy đủ:

Về giao thơng: Điều kiện giao thơng cịn nhiều hạn chế, các con đường lớn

chủ yếu vẫn là đường đất, một số vùng dân cư thưa thớt thì việc đi lại càng gặp nhiều khó khăn, một số xã phải huy động từ đoàn thanh niên nhân lực để tự tạo các con đường nhỏ cho bà con trong xã.

Về y tế: Cơ sở vật chất nghèo nàn, các cán bộ có trình độ thăm khám tốt cho

bệnh nhân rất ít, chính vì vậy hàng năm, UBND tỉnh thường xun có các đợt đưa bác sĩ từ tỉnh về để khám bệnh và tuyên truyền cho người dân nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân.

Về giáo dục: Tồn xã Đại Bình có 1 trường Tiểu học và 1 trường Trung học

cơ sở, chưa có trường Trung học phổ thơng. Dân cư trong xã có nhiều người là dân tộc thiểu số chính vì vậy nhận thức cũng như trình độ dân trí cịn thấp, những năm gần đây cơ sở vật chất của các trường học cũng đã được tỉnh nâng cấp và đầu tư nhiều hơn.

Chƣơng 3 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch tại đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Kiểm kê và hệ thống các loài thực vật bậc cao có mạch thuộc đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá tính đa dạng sinh học + Đa dạng thành phần loài + Họ giàu loài

+ Xác định các loài nguy cấp cần được bảo tồn

- Các đặc điểm đặc trưng của hệ thực vật thuộc đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật thuộc khu vực này.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập và tìm hiểu thơng tin liên quan đến khu vực nghiên cứu - Tiến hành điều tra và thu thập mẫu

- Xác định tên khoa học, xây dựng danh lục

- Đánh giá các đặc trưng đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch của đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, xác định các loài nguy cấp cần bảo tồn.

- Phân tích các giá trị tài nguyên và các đặc trưng của hệ thực vật bậc cao có mạch thuộc đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên hệ thực vật tại đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Địa điểm

- Thu mẫu tại đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

- Xử lý mẫu, phân tích, định tên khoa học.... tại Bảo tàng thực vật, Khoa Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

+ Thời gian nghiên cứu

- Đợt 1: từ ngày 07/9/2011 đến ngày 15/9/2011. - Đợt 2: từ ngày 18/4/2012 đến ngày 27/4/2012. - Đợt 3: từ ngày 22/8/2012 đến ngày 30/8/2012.

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Do đặc trưng của nhóm đối tượng nghiên cứu thuộc đề tài, vì vậy chúng tôi sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:

3.5.1. Phƣơng pháp kế thừa

Là phương pháp tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu có trước về

các vấn đề đa dạng thực vật để có tính hệ thống, do vậy chúng tơi đã kế thừa các nghiên cứu trước đây.

Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu…), điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu được tổng hợp từ các số liệu của địa phương và các nghiên cứu khác.

3.5.2. Phƣơng pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tơi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa cũng như xác định tên khoa học của các loài thực vật.

3.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng thực vật

Tất cả các tiêu bản mẫu, ảnh chụp đều được xử lý, phân tích và xác định tên khoahọc dựa vào khóa phân loại của “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2003). Sau đó, lập bảng danh lục thực vật dựa theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Dựa vào các tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” của Võ Văn Chi (chủ biên) và Trần Hợp (1999), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2003 - 2005) và “Sách đỏ Việt Nam – Phần thực vật” của Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) để thống kê tất cả các lồi cây có ích, các lồi cây nguy cấp và tính tỷ lệ % so với số lồi thực vật cả vùng nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu cụ thể được chia ra thành các bước nhỏ sau:

3.5.3.1 . Thu mẫu và xử lý mẫu

Khu vực nghiên cứu là một hịn đảo với địa hình phức tạp vì vậy để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các mơi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng tơi lại chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu kĩ phục vụ cho cơng tác phân tích tính đa dạng của lồi.

Ở đây, do địa hình dốc và cây cối rậm rạp nên chúng tôi lựa chọn điều tra theo tuyến mà không lập các ô tiêu chuẩn Trong thời gian thực địa tôi đã tiến hành thu mẫu tại đảo Núi Cuống, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh theo các bước sau:

 Dụng cụ thu mẫu

Túi đựng mẫu bằng túi dứa và túi polyetylen cỡ lớn; kéo cắt cây; giấy báo; dây buộc; nhãn; kim chỉ; bút chì 2B, sổ ghi chép; cồn; băng dính các loại; máy ảnh.

Tôi thu mẫu dựa trên nguyên tắc: Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo. Nếu có quả tơi sẽ thu cả quả.

 Mỗi cây tôi thu từ 3 - 10 mẫu. Đối với mẫu cây thảo, chúng tơi tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài vừa để trao đổi.

 Đồng thời khi thu mẫu tôi luôn ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy khô như hoa, quả, mùi vị…

 Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen hoặc bao dứa to mang về mới làm mẫu.

 Xử lý và bảo quản mẫu

Sau một ngày đi thu mẫu về, tôi sẽ xử lý mẫu. Lúc này sẽ chỉnh sửa và đeo nhãn cho mẫu. Trên nhãn tôi dùng bút bi nước chữ A ghi các đầy đủ các mục như:

 Số hiệu mẫu

 Địa điểm và nơi lấy mẫu

 Ngày lấy mẫu

 Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa, quả…

 Người lấy mẫu

Sau khi đã đeo nhãn cho mẫu, tôi xử lý ướt mẫu bằng cách ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đôi, không chèn ngay mà bó chặt lại rồi cho mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn đổ cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khơ. Việc đổ cồn vào là nhằm mục đích giết các enzym chống rụng lá.

Khi mẫu được chuyển về phịng thí nghiệm, tơi đã tiến hành xử lý mẫu ngay. Trước hết dùng các tờ báo mới rồi lần lượt mang từng vật mẫu ra, giải đều trên tờ báo có kích thước 30 x 40cm, vuốt cho lá phẳng ra và đảm bảo lá ln ln có mặt lá sấp và mặt ngửa. Dùng các tờ báo khác phủ lên. Lớp phủ càng dày càng tốt để mẫu được phẳng. Cứ sau 5 - 6 mẫu lại chèn thêm một tấm nhơm lượn sóng. Được khoảng 15 -20 mẫu thì dùng hai cặp mắt cáo buộc lại cho chặt. Các mẫu sau khi bó chặt được cho vào tủ sấy. Sấy liên tục trong một tuần thì các mẫu sẽ khơ. Cứ sau hai ngày sấy thì thay báo một lần. Sau khi mẫu đã khô, các mẫu được lấy ra đặt giữa các tờ báo rồi xếp thành bó và buộc lại để chờ định tên.

3.5.3.2 . Xác định tên khoa học

Các mẫu sau khi đã được sấy khô, tôi tiến hành tiến hành nghiên cứu tài liệu và kiểm tra, xác định tên khoa học của chúng theo phương pháp phân loại truyền thống.

 Phân loại sơ bộ

Tôi tiến hành phân loại sơ bộ mẫu vật theo các taxon từ ngành tới họ, thậm chí là tới chi. Để làm được việc này, tơi có tham khảo ý kiến của các chun gia hoặc tham khảo các tài liệu hiện có tại Bảo tàng Thực vật.

 So mẫu và xác định tên lồi

Sau phân loại sơ bộ, tơi tiến hành phân tích so sánh mẫu cần xác định tên với bộ mẫu chuẩn hiện có tại Bảo tàng Thực vật để có tên sơ bộ. Khi đã định tên khoa học các mẫu thực vật tơi tiến hành phân tích các mẫu dựa trên các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả…Đặc biệt là các đặc điểm của cơ quan sinh sản vì nó có ý nghĩa đặc trưng cho lồi. Để xác định tên khoa học, tôi đã sử dụng các phương pháp như phân tích mẫu, tra khóa phân loại, nghiên cứu các tài liệu hiện có, tham khảo ý kiến của các chuyên gia…

Sau khi đã xác định tên lồi, tơi tiến hành chỉnh lý lại tên khoa học theo tên chi theo Brummitt (1992), điều chỉnh tên loài theo bộ 3 tập “Danh lục các lồi thực vật Việt Nam”.

Để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót tơi kiểm tra tên khoa học, diều chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong “Vascular Plant Families and Genera” (1992), điều chỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hồng Hộ (1999-2000), “Tạp chí sinh học chuyên đề thực vật” (1994-1995), “Thực vật chí Việt Nam” (các họ Lamiaceae, Annonaceae, Myrsinaceae, Cyperaceae...) và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001 - 2005) và chỉnh tên tác giả theo tài liệu “Authors of Plant Names” của Brummitt và Powell (1992).

 Bổ sung thơng tin

Bên cạnh đó tơi cịn tiến hành tra cứu các tài liệu hiện có để bổ sung các thơng tin về tính đa dạng sinh học của các lồi thực vật tại đây về yếu tố địa lý, về phổ dạng sống, về cơng dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn. Ngồi các tài liệu trên còn sử dụng các tài liệu khác như “Sách Đỏ Việt Nam” (2007), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Võ Văn Chi, 1997), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi, 2001), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I năm 1999, tập II năm 2002), “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á” (PROSEA), “Từ điển thực vật thông dụng” (Võ Văn Chi, 2003), Nghị định 32/2006/NĐ - CP.

3.5.3.3 . Xây dựng bảng danh lục thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi cuống, huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 30)