Hệ thực vật của các khu vực khác nhau được cấu thành nên bởi các quần xã thực vật có các dạng sống đặc trưng riêng. Mỗi lồi đều có những đặc điểm nhất định phân biệt nhau về hình thái với các lồi khác, đó chính là kết quả của sự tiến hóa và thích nghi với môi trường sống trước những tác động của điều kiện ngoại cảnh và những biến đổi của khí hậu. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật dù nhỏ hay lớn thì việc lập phổ dạng sống của chúng cũng rất quan trong, nó giúp việc xác định cấu trúc hình thái cụa hệ thực vật từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn theo đặc điểm sinh học của từng loài.
Áp dụng có chọn lọc hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) và theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), khi phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật đảo Núi Cuống chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 8. Thống kê dạng sống của các loài thuộc hệ thực vật đảo Núi Cuống.
TT Dạng sống Ký hiệu Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Cây chồi trên Ph 571 80,77
2 Cây chồi sát đất Ch 17 2,40
3 Cây chồi nửa ẩn Hm 27 3,82
4 Cây chồi ẩn Cr 45 6,37
5 Những cây thủy sinh Hy 6 0,84
6 Cây một năm Th 39 5,52
7 Chưa xác định 2 0,28
Tổng 707 100
Hình 8. Biểu đồ phổ dạng sống của các loài thuộc hệ thực vật
đảo Núi Cuống.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ph Ch Hm Cr Hy Th 80.77 2.4 3.82 6.37 0.84 5.52
Trong tổng số 707 loài xác định trong danh lục thực vật, tơi nhận thấy nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ là 80,77% , tiếp đến là nhóm cây chồi ẩn (Cr) là 6,37% tập chung chủ yếu ở họ Cyperaceae, Zingiberaceae ngồi ra cịn nằm rải rác ở các họ khác như họ Marantaceae, Pteridaceae; nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,52% có rất nhiều ở các họ Asteraceae, Scrophulariaceae, Solanaceae…. Còn lại các dạng cây chồi nửa ẩn (Hm), cây chồi sát đất (Ch) và cây thủy sinh chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số dạng sống. Từ kết quả đó tơi tổng kết và đưa ra phổ dạng sống cho hệ thực vật đảo Núi Cuống như sau:
SB = 80,77Ph + 2,40Ch + 3,82Hm + 6,37Cr + 0,84Hy + 5,52Th
Như vậy từ số liệu trên tơi nhận thấy nhóm cây chồi trên chiếm tỷ lệ rất lớn và chiếm lĩnh trong các dạng sống, vì vậy khi đi sâu vào phân tích kỹ hơn các nhóm cây này thu được kết quả theo bảng sau:
Bảng 9. Thống kê các dạng sống của các lồi thuộc nhóm cây chồi trên.
TT Ký hiệu Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%) 1 Mg Chồi trên to 48 8,41 2 Me Chồi trên nhỡ 147 25,74 3 Mi Chồi trên nhỏ 140 24,51 4 Na Chồi trên lùn 113 19,79 5 Ep Cây bì sinh 12 2,11
6 Suc Cây mọng nước 1 0,17
7 Lp Dây leo gỗ 95 16,64
8 Hp Cây có chồi trên thân thảo 9 1,58 9 Pp Cây kí sinh hay bán kí sinh 6 1,05
Qua kết quả thu được từ bảng 8 tôi lập phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph) như sau:
Ph = 8,41Mg + 25,74Me + 24,51Mi + 19,79Na + 2,11Ep + 0,17Suc + 16,64Lp + 1,58Hp + 1,05 Pp
Qua phổ dạng sống này tôi tiếp tục biểu diễn dưới dạng biểu đồ sau để có thể nhìn thấy sự phân bố của các lồi một các khái quát nhất.
Hình 9. Biểu đồ phần trăm phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph)
Như vậy trong các nhóm cây chồi trên thì cây chồi trên nhỡ và chồi trên nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao với 25,74% Me ( 147 loài) và 24,51% Mi (140 loài), trong tổng số loài của toàn khu hệ thực vật tập trung chủ yếu vào các họ như Clusiaceae, Elaeocarpaceae, Euphorbiaceae, Fagaceae, Lauraceae, Mimosaceae, Rutaceae….
Tiếp theo chiếm tỷ lệ thấp hơn đó là nhóm cây chồi lùn với 19,79% tương đương với 113 lồi, nhóm cây này gồm các loại cây gỗ, cây bụi lùn, cây nửa bụi và
cây hóa gỗ, cây cỏ cao từ 25 – 200cm, nên chúng phân bố ở rất nhiều họ,điển hình như: Araliaceae, Malvaceae, Myrsinaceae, Rubiaceae, Verbenaceae….
Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm cây chồi trên phải kể tới các nhóm cây chồi trên thân thảo (Hp) là 1,58%, cây kí sinh hay bán kí sinh (Pp) là 1,05% và cây mọng nước (Suc) với 0,84%.