Đa dạng các yếu tố địa lý của loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi cuống, huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 53 - 57)

4.3. Đa dạng về các yếu tố địa lý

4.3.2. Đa dạng các yếu tố địa lý của loài

Theo thang phân loại các yếu tố địa lý của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) thì taxon bậc loài được xếp vào các yếu tố địa lý chính sau:

Bảng 7. Sự phân bố các yếu tố địa lý bậc loài của hệ thực vật đảo Núi

Cuống.

TT Các yếu tố địa lý Núi Cuống Tổng số

loài (%)

Số loài % loài

1 Yếu tố toàn thế giới 4 0,56 4 0,56

2 Yếu tố liên nhiệt đới 30 4,24

43 6,07

2.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc - Mỹ 2 0,28

2.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ 9 1,27

2.3 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ 2 0,28

3 Yếu tố cổ nhiệt đới 12 1,69

74 10,45

3.1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 49 6,93

3.2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 13 1,83 4 Yếu tố châu Á nhiệt đới 167 23,62

378 53,44

4.1 Yếu tố lục địa Đông Nam Á- Malêzi

59 8,34

4.2 Lục địa Đông Nam Á 85 12,02

4.3 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya

17 2,40

4.4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 44 6,22

4.5 Đặc hữu Đông Dương 6 0,84

5 Yếu tố ôn đới 12 1,69

66 9,31

5.1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ 2 0,28

5.2 Ôn đới cổ thế giới 9 1,27

5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 2 0,28

5.4 Đông Á 41 5,79

6 Đặc hữu Việt Nam 34 4,80

102 14,42

6.1 Gần đặc hữu Việt Nam 52 7,35

6.2 Đặc hữu Bắc Việt Nam 13 1,83

6.3 Đặc hữu Quảng Ninh 3 0,42

Chưa xác định 2 0,28 2 0,28

Tổng số 707 100 707 100

Để có cái nhìn khái qt về các yếu tố địa lý của lồi, chúng tơi đã biểu diễn các thơng số dưới hình sau:

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 0.56 6.07 10.45 53.44 9.31 14.42 5.37

Hình 6. Tỷ lệ phần trăm các yếu tố địa lý bậc loài của hệ thực vật

đảo Núi Cuống. Ghi chú:

1. Yếu tố Toàn thế giới 5. Yếu tố Ôn đới

2. Yếu tố Liên nhiệt đới 6. Yếu tố đặc hữu Việt Nam 3. Yếu tố Cổ nhiệt đới 7. Yếu tố cây trồng và nhập nội 4. Yếu tố Châu Á nhiệt đới

Qua bảng 7 và hình 6, chúng ta nhận rõ một sự phân bố của phố các yếu tố địa lý bậc loài của hệ thực vật đảo Núi Cuống tập trung chủ yếu ở các yếu tố nhiệt đới là chính, trong đó yếu tố Châu Á nhiệt đới (yếu tố 4) với 378 loài và chiếm 53,44% là cao nhất trong tổng số các yếu tố, tiếp đến là yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ là 14,42%, yếu tố cổ nhiệt đới với 10,45%, thấp nhất là hai yếu tố toàn cầu 0,56% và yếu tố cây trồng là 5,37%.

Khi xét riêng từng nhóm yếu tố trong các yếu tố nhiệt đới cấu thành nên hệ thực vật đảo Núi Cuống này, yếu tố châu Á nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất và nó được hình thành bởi những yếu tố nhỏ sau :

Nhiệt đới châu Á Đông Nam Á - Malezi Đông Nam Á Đông Nam Á - Himalaya Đông Dƣơng - Nam Trung Quốc Đặc hữu Đơng Dƣơng 23.62 8.34 12.02 2.4 6.22 0.84 %

Hình 7. Biểu đồ nhóm yếu tố châu Á nhiệt đới của các lồi trong đảo Núi Cuống.

Như vậy yếu tố nhiệt đới Châu Á của hệ thực vật đảo Núi Cuống được tạo nên bởi các yếu tố: Nhiệt đới Châu Á (4) chiếm tỷ lệ là 23,62% là lớn nhất, ngay sau đó là yếu tố Đơng Nam Á (4.2) với 12,02%, yếu tố Đông Nam Á – Malêzi (4.1) là 8,34%, yếu tố Đông Dương – Nam Trung Quốc (4.4) là 6.22% và thấp nhất là yếu tố đặc hữu Đông Dương với tỷ lệ là 0,84%. Như vậy qua sự phân bố này chúng ta nhận thấy một phần nào mối liên hệ giữa hệ thực vật đảo Núi Cuống với các khu

vực khí hậu lân cận như Đơng Nam Á, Malezi, Nam Trung Quốc, Himalaya. Điều này chứng tỏ sự phát tán các nhóm thực vật từ các vùng này sang vùng khác là rất lớn và có thể do nhiều con đường khác nhau.

Mặc dù đây là khu vực một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh tuy nhiên khi nghiên cứu tôi đã thu được số loài đặc hữu Việt Nam là 102 lồi chiếm 14,42% như vậy có thể khẳng định đây không phải là con số nhỏ khi so với các hệ thực vật tại các khu bảo tồn hoặc các rừng quốc gia khác trên toàn quốc. Các loài thực vật đặc hữu ở đây phần nào phản ánh được tính đặc trưng của khí hậu, đất đai, độ mặn của nước biển và địa hình của Núi Cuống có những nét riêng giúp lưu giữ được các loài đặc hữu của nước ta. Đáng lưu ý hơn cả là khi phân tích trong các yếu tố đặc hữu thì có ba lồi là Hoya balansae Cost.(Hồ hoa balansa), Allophylus leviscens Gagnep.(Ngoại mộc tái), Livistona halongensis T. H. Nguyen & Kiem (Cọ hạ long) được tìm thấy tại đảo này và có thể được coi là những lồi đặc hữu của Quảng Ninh. Điều này đã tạo ra tính đặc trưng riêng cho hệ thực vật đảo Núi Cuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi cuống, huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 53 - 57)