Sự phân bố các taxon trong ngành Hạt kín tại đảo Núi Cuống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi cuống, huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 45 - 47)

Lớp Loài Chi Họ

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Magnoliopsida 561 83,60 317 85,67 83 83,83

Liliopsida 110 16,40 53 14,33 16 16,17

Magnoliophyta 671 100 370 100 99 100

Tỷ lệ M/L 5,09 5,94 5,18

Qua bảng 3chúng ta có kết quả như sau: lớp Mộc lan - Magnoliopsida (hay lớp một hai lá mầm - Dicotyledoneae) luôn chiếm ưu thế với 561 loài – chiếm 79,34% của toàn hệ thực vật, và chiếm 83,60% của tồn ngành hạt kín, số chi là 317, chiếm 81,28% của toàn hệ thực vật và chiếm 85,67% của ngành hạt kín, số họ là 83, chiếm 75,86% toàn hệ thực vật và chiếm 83,83% của ngành hạt kín. Lớp Hành - Liliopsida (hay lớp một lá mầm - Monocotyledoneae) chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều cụ thể là số loài là 110 chiếm 16,40%, 53 chi chiếm 14,33%, 16 họ chiếm 16,17% so với tổng số loài, chi, họ của ngành hạt kín.

Qua bảng 3 và hình 3 chúng ta nhận thấy rõ lớp thực vật hai lá mầm chiếm đa số trong khu vực nghiên cứu. Sự giàu cả về họ, chi và loài được biểu hiện trên biểu đồ. Tính trung bình thì cứ 5,09 lồi, 5,94 chi và 5,18 họ của lớp Hai lá mầm thì mới xuất hiện 1 loài, 1 chi và 1 họ của lớp thực vật Một lá mầm.

Đối với các hệ thực vật nhiệt đới thì tỷ lệ này ở các bậc lồi là 3:1, tỷ lệ này càng cao thì càng thể hiện đặc điểm hệ thực vật nhiệt đới điển hình. Tỷ lệ này ở ở đảo Núi Cuống là 5 điều này càng chứng minh khu vực đảo này mang đậm tính chất của một hệ thực vật nhiệt đới điển hình và kết quả này cũng phản ánh một phần hệ thực vật ở khu vực này cịn ít chịu sự tác động của con người nên số loài thực vật hai lá mầm vẫn chiếm đa số đúng theo quy luật của tự nhiên.

Hình 3. Sự phân bố tỷ trọng của hai lớp trong ngành Hạt kín. 4.2.2. Đa dạng ở mức độ họ 4.2.2. Đa dạng ở mức độ họ

Việc phân tích và đánh giá sự đa dạng ở mức độ họ có thể được coi là một phần quan trọng khi nghiên cứu sự đa dạng của hệ thực vật. Vì vậy khi phân tích sự đa dạng của họ người ta thường tìm các họ giàu loài nhất để so với tổng số loài của tồn hệ để thấy được tính đa dạng của các họ. Chính vì vậy từ các họ thực vật trong khu vực nghiên cứu tôi đã thống kê ra 10 họ giàu loài nhất và 10 họ khác có thể được coi là giàu lồi tại đảo Núi Cuống này theo bảng 4 bên dưới:

Điều tra toàn bộ khu vực nghiên cứu là đảo Núi Cuống tơi thu được 116 họ tất cả, trong đó 39 họ mới chỉ gặp 1 loài, 15 họ mới chỉ gặp 2 loài, 10 họ mới chỉ gặp 3 loài, 8 họ mới chỉ gặp 4 loài, 4 họ gặp 5 loài, 8 họ gặp 6 loài, 6 họ có 7 lồi, 1 họ có 8 lồi, 4 họ có 9 lồi, cịn lại số họ có số lượng lồi lớn hơn 10 là 20 họ, trong đó có 2 họ có số lượng lồi lớn là Euphorbiaceae (41 lồi) và Moraceae (39 lồi), đây có thể được coi là các họ có số lồi phong phú nhất trong hệ thực vật Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại núi cuống, huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh làm cơ sở cho công tác bảo tồn (Trang 45 - 47)