Sự thay đổi COD (mg/l) trong thí nghiệm hiếu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quá trình chuyển hóa nitơ trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí và hiếu khí (Trang 80 - 81)

COD đã biến đổi rõ rệt theo chiều hướng giảm mạnh do sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật hiếu khí đã sử dụng BOD (là một phần của COD) như là nguồn dinh dưỡng trực tiếp và gián tiếp (thông qua sự phân giải của các vi sinh vật khác). Nguồn C trong các hợp chất hữu cơ này được vi sinh vật sử dụng một phần tạo ra cơ thể chúng là sinh khối, một phần chuyển hóa đến cùng để tách năng lượng sưởi ấm tế bào của vi sinh vật đồng thời giải phóng CO2 và nước. Do vậy hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải giảm xuống nhanh chóng.

Hiếu khí là kỹ thuật xử lý COD có hiệu quả đối với nước thải. Điều này có thể nhận thấy do nước thải được chế biến từ tơm có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy cao. Sinh khối đã tăng lên nhiều đạt khoảng 250ml/l. Tuy nhiên sinh khối vẫn non, khó lắng và dung dịch nước trong bể hiếu khí có hiện tượng nhớt.

COD ban đầu giảm nhanh do thời điểm ban đầu lượng chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhiều nên vi khuẩn phát triển nhanh chóng đã tiêu thụ đáng kể một lượng chất hữu cơ. Tuy nhiên sau đó COD giảm chậm vì chất hữu cơ vi

[COD] (mg/lít)

sinh vật tiếp nhận mà ta gọi là BOD5 đã được vi khuẩn sử dụng để tăng sinh khối. Một khi đã hết BOD và tốc độ phân huỷ của các chất hữu cơ khó phân hủy chậm dần nên muốn đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải cần phải kéo dài thời gian sục khí.

Kết quả trên cũng cho thấy: thành phần gây ô nhiễm đặc trưng bởi COD là một hỗn hợp các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ rất khác nhau. Thành phần dễ phân huỷ được vi sinh tiêu thụ trước, các thành phần khó phân huỷ được phân huỷ chậm hơn, phải qua nhiều giai đoạn. Điều này được thể hiện qua sự biến thiên đi xuống của COD theo thời gian.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 1 2 3 4 5 6 7

Sự thay đổi nồng độ amoni hiếu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quá trình chuyển hóa nitơ trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí và hiếu khí (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)