Phương pháp điện hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp xác định lượng vết một số dạng ASEN trong mẫu huyết thanh bằng phương pháp ghép nối HPLC ICP MS (Trang 28)

1.2 Các phương pháp phân tích Asen

1.2.2 Phương pháp điện hóa

Nguyên tắc: Phương pháp cực phổ nói chung cho độ nhạy cỡ 10-4-10-5 M. Cường độ dòng điện phụ thuộc vào thế điện phân trong dung dịch và thế điện cực. Người ta tiến hành điện phân và đo cường độ dòng điện với một dãy dung dịch chuẩn biết trước nồng độ. Dựa vào đồ thị xác định được nồng độ chất phân tích khi biết cường độ dịng. Giá trị nửa thế sóng E ½ cho biết thành phần định tính, chiều cao sóng (I) cho biết hàm lượng chất phân tích.

Từ lâu phương pháp Vol-Ampe hòa tan đã được dùng để xác định asen trong mẫu sinh học với giới hạn phát hiện cỡ ng/ml.[43]

Nói chung, một số phương pháp điện hóa có sẵn để xác định asen ở mức độ vi lượng. Hầu hết các phương pháp điện hóa đều bị ảnh hưởng của nền mẫu. Các phép đo đơn giản chỉ có thể thực hiện được nếu nền mẫu được loại bỏ hoàn toàn bằng cách tách bằng sắc ký hoặc bằng q trình vơ cơ hóa mẫu hồn tồn . Phép phân tích cực phổ trực tiếp hiện tại có thể xác định asenit ở nồng độ trên 0,7 mg /l, giới hạn nồng độ này là quá cao đối với việc xác định asen trong các mẫu môi trường không bị ô nhiễm. Giới hạn phát hiện arsenit với phân cực xung vi phân, một kỹ thuật cực phổ phổ biến nhất hiện nay, là khoảng 20 μg / l. Giới hạn phát hiện thấp là 0,3 μg /l thu được khi kết hợp với phương pháp chiết sử dụng để xác định asen. Các phương pháp điện hóa có thể được sử dụng cho việc xác định asen, tuy nhiên các phương pháp này bị ảnh hưởng bởi nhiễu nền mẫu và độ không đảm bảo đo thường là lớn. Do đó, các phương pháp điện hóa khơng được sử dụng phổ biến trong phân tích asen.[43]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp xác định lượng vết một số dạng ASEN trong mẫu huyết thanh bằng phương pháp ghép nối HPLC ICP MS (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)