Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng chè trên cả nước hiện nay là 134,679 ha. Trong q trình mở rộng diện tích trồng chè, việc thâm canh tăng năng suất đã làm cân bằng sinh học bị phá vỡ, sâu bệnh hại chè gia tăng, mức độ gây hại ngày càng lớn. Để phòng trừ các loại dịch hại chính trên cây chè, đa số nông dân chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc BVTV hóa học nhiều lần trong vụ.
Kết quả điều tra của Cục BVTV cho thấy trong sản xuất chè, nông dân trực tiếp canh tác là người phun thuốc BVTV. Nông dân sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn chiếm 49%; 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nơng dân sử dụng hỗn hợp 3 loại thuốc khi phun trong khi nông dân không hề biết việc phun hỗn hợp làm tăng nồng độ thuốc lên rất nhiều lần; gần 50% nơng dân phun trên 7 lần/vụ, có những hộ nơng dân phun tới 4 lần/1 tháng gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Đài Loan (TFDA) [5] trong tháng 8 và 9 năm 2015, Đài Loan đã phát hiện ra 8 lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam vượt mức quy định về hàm lượng thuốc trừ sâu. Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng[4], qua kiểm tra 57/168 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, phát hiện thuốc BVTV chưa đăng ký sử dụng trên cây chè với 117 thuốc thương phẩm (57 hoạt chất) của 56 công ty đăng ký trên các loại cây
17
trồng khác như cà phê, lúa, rau. Trong 117 thuốc thương phẩm này có đến 69,25% thuộc nhóm độc 2 và 27,35% thuộc nhóm độc 3.
Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [19] hiện nay có 7 điểm ơ nhiễm do tồn lưu hóa chất BVTV, trong đó có 5 điểm tồn lưu gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng và 2 điểm tồn lưu gây ơ nhiễm mơi trường. Đa số hiện chỉ cịn nền kho.Tại tỉnh Sơn La có 03 điểm ơ nhiễm do hóa chất BVTV, trước đây đều được làm kho chứa thuốc trừ sâu. Hiện có 01 kho đang được người dân sử dụng để nhốt gia súc, 02 điểm cịn lại hiện cịn nền kho.Tổng diện tích khu vực ô nhiễm khoảng 4125m2. Đều chứa nhiều loại thuốc như Vofatox, Bassa, Metaphos, DDT... Hiện trạng sử dụng đất của 03 điểm ô nhiễm nêu trên đa số nằm trong khu vực dân cư, riêng 01 điểm được làm sân chơi thể thao cho người dân
Hình 1.12. Khu chơn lấp Núi Căng, Thái Nguyên
Các điểm ô nhiễm nước chưa có thơng số thống kê, các điểm này thường là các khu vực chứa nước thải nông nghiệp, các ao tù. Nguyên nhân ô nhiễm nước chủ yếu do quá trình phát tán trong sử dụng thuốc BVTV trong nơng nghiệp.
Hàm lượng tồn dư hóa chất BVTV khá nhỏ vì vậy để phân tích được trong các mẫu cần phải áp dụng các phương pháp xử lý mẫu đặc trưng để có thể chiết tách, làm giàu mẫu phân tích. Một số phương pháp xử lý mẫu cơ bản được đưa ra dưới đây.
18