Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số lồi có khả năng gây hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 54 - 62)

Chƣơng IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài đặc trƣng trong khu

4.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số lồi có khả năng gây hại

hại cho sản xuất nông-lâm nghiệp.

Từ kết quả nghiên cứu về tập tính sống và những lồi cây trồng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu có thể dẫn liệu về đặc điểm nhận biết cơ bản về sinh học sinh thái của một số lồi cơn trùng trong bộ Cánh thẳng gây hại cho sản xuất nông-lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

4.3.2.1 Họ châu chấu lớn (Acrididae) - Châu chấu tre chân xanh (Hieroglyphus tonkinensis Bol.)

Hình 4.5 Châu chấu tre chân xanh

Đặc điểm nhận biết :

Trưởng thành: Con cái dài 40-50mm, con đực dài 30-40mm. Thân màu

xanh lam hơi vàng. Đầu khơng nhọn. Râu đầu hình sợi chỉ có 28 đốt, nửa phía trong

màu hơi vàng, nửa ngồi màu sẫm hơn. Mảnh lƣng ngực trƣớc có 5 vân lồi. Đốt đùi chân sau màu xanh hơi vàng, đặc biệt đốt ống màu xanh lam có 9-10 đơi gai nên có tên là châu chấu tre chân xanh.

4.3.2.2 Châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai)

Trưởng thành: Dài 30-41mm, con đực 27-36mm. Toàn thân màu xanh

vàng. Đầu hơi nhọn. Râu đầu hình sợi chỉ có 26 đốt màu vàng, 2 đốt cuối màu vàng nhạt. Trên mảnh lƣng ngực trƣớc có 3 đƣờng vân màu nâu đen nằm ngang. Từ đỉnh đầu đến giữa mảnh lƣng ngực trƣớc có một đƣờng sọc màu vàng rất rõ. Đốt đùi chân sau to, màu xanh vàng, cuối đốt đùi có 2 vịng màu xanh đen; Đốt ống chân màu xanh đen, có 2 hàng gai bên ngồi có 14 cái, bên trong có 15 cái. Khi khơng bay cánh xếp lại thành hình mái nhà tạo ra một

đường sọc vàng chạy dọc lưng, từ đó có tên là châu chấu tre lƣng vàng.

Châu chấu non có 5-7 tuổi.

Hình 4.6 Châu chấu tre lƣng vàng Bụng 14 đốt, giữa lƣng có sọc vàng, bụng màu vàng.

+ Trứng: hình quả bí xanh dài 6-8mm, trên vỏ có nhiều vân hình mắt

lƣới.

+ Sâu con: có 5 tuổi.

Tuổi 1 có thân dài từ 8-12mm, chƣa có mầm cánh. Tuổi 2 có thân dài từ 12-15mm, đã có mầm cánh. Tuổi 3 có thân dài từ 15-18mm, mầm cánh màu nâu. Tuổi 4 có thân dài từ 21-23mm, mầm cánh dài 3mm. Tuổi 5 có thân dài từ 29-30mm, mầm cánh dài 9mm.

Châu chấu tre lƣng vàng, chủ yếu phá hại lá trên rừng vầu, nứa và rừng trồng tre, luồng; Chúng ăn trụi lá làm cho cây trơ cành, khơ héo và chết.

Ngồi ra, khi hết thức ăn chúng sẽ di chuyển đến phá hại trên các cây trồng khác nhƣ ngô, lúa, cỏ chăn nuôi ...

4.3.2.3 Châu chấu tre lưng xanh (Ceracris nigricornis Walker)

Trưởng thành: Châu chấu

tre lƣng xanh về hình thái gần giống với châu chấu tre lƣng vàng chỉ khác một điểm dọc lƣng có sọc màu xanh lục rộng hơn nên gọi là châu chấu tre lƣng xanh.

Hình 4.7 Châu chấu tre lưng xanh

4.3.2.4 Dế dũi (Gryllotalpa orientalis)

a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 3040 mm, màu nâu vàng hay mầu nâu sẫm. Đầu nhỏ hình tam giác có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. Râu đầu hình sợi chỉ ngắn hơn thân. Mảnh lƣng ngực trƣớc hình trụ, ở giữa có một vết lõm hình trái tim ngƣợc màu nâu nhạt. Chân trƣớc là chân đào bới, chân sau có đốt đùi to khoẻ, mép ngồi đốt ống có 4 gai, các bàn chân có 3 đốt. Cánh trƣớc rất ngắn, cánh sau khi không bay xếp lại nhƣ cái quạt giấy dài hơn thân. Ống đẻ trứng khơng lộ ra ngồi và có 2 lơng đi dài.

+ Trứng: dài khoảng 2mm, rộng 1,2mm; mới đẻ màu trắng nhạt, lúc

mới nở màu xám.

+ Sâu con: có 5 tuổi, mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang

Hình 4.8: Dế dũi

b) Tập tính

- Dế dũi phá hoại từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất là tháng 5 đến tháng

- Khi giao phối con cái nằm trên con đực.

- Dế mẹ và dế con ban đêm thƣờng dũi những đƣờng hầm ngang dọc gần mặt luống để ăn rễ cây làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và tỷ lệ nẩy mầm. Ban ngày dế dũi ẩn nấp dƣới đất.

- Dế dũi có tính xu hóa mạnh, xu quang yếu.

- Ở Việt Nam còn thấy xuất hiện loài dế dũi (G. unispina Saussure).

Sâu trƣởng thành khác với loài trên, chân trƣớc dài mảnh; mép ngồi đốt ống chân sau chỉ có 1 gai.

4.3.2.5 Dế mèn nâu lớn (Brachytrupes portentosus Lichtenstein).

a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân thể dài từ 4050mm, rộng 13mm, màu nâu sẫm. Đầu và mảnh lƣng ngực trƣớc phát triển to rộng hơn thân. Có 2 mắt đơn trong suốt nằm trên ngấn trán. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân. Ở giữa mảnh lƣng ngực trƣớc có một ngấn chạy dọc và hai bên ngấn có 2 vân hình ngọn giáo màu nâu nhạt. Chân sau là chân nhẩy, hai bên đốt chày có 8 gai, cuối đốt ống có 4 cựa, bàn chân có 3 đốt. Cánh trên phủ hết bụng, cánh sau chập lại thò ra ngồi. Mạch cánh trên của con cái hình mạng lƣới, cịn mạch cánh trên của con đực phức tạp hơn vì có cơ quan phát âm. Con cái có ống đẻ trứng hình ngọn giáo ngắn hơn cánh

sau.

+ Trứng: hình quả bí xanh,

dài 4,5mm. Trứng đẻ thành đám ở cuối hang.

+ Sâu non: có 5 tuổi, lúc mới nở màu trắng xám, sau chuyển thành màu nâu xám, đến tuổi 4, tuổi 5 biến thành màu nâu xậm.

Hình 4.9 Dế mèn nâu lớn (con non)

b) Tập tính:

- Dế mèn nâu lớn phá hoại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4.

- Dế trƣởng thành giao phối vào tháng 10, con cái đẻ trứng ở đáy hang. - Sâu con từ tuổi 1 đến tuổi 3 thƣờng sống tập trung cùng một hang sâu khoảng 20cm, từ tuổi 4, tuổi 5 mỗi con đào một hang sâu từ 0,51m. Trên miệng hang có nhiều đất vụn. Khi đào hang dế dùng đầu và chân trƣớc để đội đất.

- Ban ngày dế mèn nâu lớn nằm ở trong hang, ban đêm chui ra cắn cây con để ăn.

- Thời kỳ giao phối dế cái và dế đực sống chung với nhau một hang. Dế đực ban đêm thƣờng bò lên cửa hang để phát âm.

4.3.2.6 Dế mèn nâu nhỏ (Gryllus testaceus Walker).

a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 1820mm, rộng 7mm, màu nâu nhạt hay màu nâu đen. Đầu và ngực rộng bằng thân, cũng có 2 mắt đơn nằm ở đỉnh đầu. Mảnh lƣng ngực trƣớc cũng có các vân giống nhƣ dế mèn nâu lớn. Chân sau cũng là chân nhẩy nhƣng đốt ống bẹt hơn và hai bên có 14 gai, cuối đốt ống cũng có 4 cựa và các bàn chân đều có 3 đốt. Cánh trên xếp vng hai bên thân. Mạch cánh trên của con cái và con đực cũng phân biệt giống nhƣ dế mèn nâu lớn. Con cái có ống đẻ trứng hình ngọn giáo dài hơn cánh sau.

+ Trứng: dài từ 2,43,8mm, rộng 0,320,34mm, hình quả bí xanh. + Sâu con: có 6 tuổi, lúc mới nở màu trắng xám, sau mỗi tuổi chuyển

dần sang màu nâu sẫm hoặc màu nâu đen.

b) Tập tính:

- Dế mèn nâu nhỏ phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 5.

- Dế đẻ trứng ở trong đất nhƣng khi nở ra chúng lại sống tập trung ở dƣới các đám cỏ khô. Ở trong rừng dế này thƣờng sống ở trong lớp thảm mục. - Đến mùa giao phối dế cái và đực cũng sống gần nhau, vào lúc 9 đến 12h đêm dế đực thƣờng kêu ”rích rích”.

- Dế mẹ và dế con ban ngày ẩn nấp ở dƣới các đám cỏ khô, ban đêm bị ra cắn cây con.

Hình 4.10 Dế mèn nâu nhỏ

4.3.2.7 Châu chấu lúa (Oxya chinensis Thunberg). Đặc điểm:

Châu chấu trƣởng thành con cái thân dài hơn con đực, màu xanh vàng hoặc nâu bóng; râu đầu sợi chỉ có 23-28 đốt; mắt kép. Góc dƣới phía sau mảnh lƣng đốt bụng 3, 4 con cái có dạng gai. Mép sau mảnh sinh dục dƣới có 4 răng, cự ly giữa các răng bằng nhau. Châu chấu non thƣờng có 6 tuổi, màu xanh, râu sợi chỉ, mảnh lƣng ngực trƣớc dài hơn đầu, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ giữa bụng.

Thân dài 3–4 cm, màu lục vàng hoặc vàng nâu bóng. Đầu hình tam giác tù, râu dạng sợi ngắn và mảnh, mắt kép to có một vệt dọc màu nâu sẫm chạy suốt hai bên lƣng ngực. Lƣng dài hơn đầu, bụng có ngấn. Hai cánh dày phẳng, kéo dài quá bụng. Hai chân sau to, có khả năng nhảy xa.

Hình 4.11 Châu chấu lúa (Nguồn tác giả).

Sinh sản:

Vòng đời của châu chấu khoảng 200-210 ngày trong đó giai đoạn trứng 15-21 ngày. Giai đoạn sâu non: 100 ngày. Giai đoạn trƣởng thành: khoảng 3 tháng. Con trƣởng thành của châu chấu sống khoảng 3 tháng, trong đó con cái sống lâu hơn con đực. Sau khi hóa trƣởng thành đƣợc 5-40 ngày thì bắt đầu giao phối, sau 10-41 ngày (trung bình trên dƣới 20 ngày) bắt đầu đẻ trứng.

Mỗi con cái có thể đẻ 3 ổ, mỗi ổ có 10-102 quả. Châu chấu thƣờng thích đẻ trứng ở đất ẩm, xốp, có nhiều cỏ dại, nhiều ánh nắng, thích đẻ trên đất cát pha. Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ trứng hình túi, trong đó trứng xếp xiên hai hàng. Trứng đẻ thành ổ từ 10-30 quả trong thân lúa, nếp gấp của lá lúa và trong những bụi cỏ trên mặt nƣớc.

Gây hại:

Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Trƣởng thành thích ánh sáng đèn, ánh sáng lửa, ban ngày hoạt động mạnh từ 7- 10 giờ sáng và từ 3- 5 giờ chiều. Châu chấu phá hại quanh năm, thƣờng gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm. Châu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hại. Con trƣởng thành hoạt động mạnh vào 7-10 giờ và 16-17 giờ. Ban đêm châu chấu có xu hƣớng bay vào ánh lửa sáng hoặc đèn tia tử ngoại, khi nhảy xuống mặt nƣớc có thể bơi. Cả trƣởng thành và sâu non đều gây hại và gây hại tất cả các thời kỳ phát triển của cây lúa.

Phân bố:

Châu chấu phân bố ở nhiều nƣớc thuộc châu Á và châu Phi. Sống riêng rải rác hoặc tập hợp thành đàn đông đến hàng triệu con, có thể di cƣ từ vùng này đến vùng khác rất xa. Lúc này, sức tàn phá mùa màng và cây cối của những đám mây châu chấu khủng khiếp. Do đó, ngƣời dân trên thế giới coi dịch châu chấu khơng khác gì các dịch bệnh khác.

Ở Việt Nam, châu chấu sống khắp nơi trên ruộng lúa, nƣơng ngô, lạc, đậu, trong lùm bụi, đám cỏ, cây ăn quả và cây công nghiệp. Đẻ trứng trong đất nhất là đất cát, đất xốp sâu khoảng 10 cm, nơi có nhiều cỏ dại thành từng ổ, mỗi ổ có rất nhiều trứng màu vàng, giống nhƣ hạt gạo. Khoảng 12 ngày (mùa hè), 21 - 28 ngày (mùa thu, xuân) và 45 ngày (mùa đông), trứng nở rải rác trong thời gian 3-5 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)