Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học côn trùng bộ cánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 63 - 65)

thẳng tại khu vực điều tra

Tính đa dạng sinh học bị suy thoái do 2 nguyên nhân chính là các hiểm họa tự nhiên và do con ngƣời. Những ảnh hƣởng do con ngƣời gây ra chủ yếu làm suy giảm hoặc làm suy thoái và hủy hoại cảnh quan trên diện tích rộng. Việc khai thác quá mức các loài phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời.

* Phá hủy nơi sống: hiện nay diện tích và chất lƣợng các sinh cảnh xã

Xuất Lễ là khá thấp do hoạt động gia tăng dân số và xây dựng nhà cửa, đốt rừng làm nƣơng rẫy. Trong khi đó các loài trong bộ cánh thẳng chủ yếu phân bố tại các sinh cảnh điều tra, nghiên cứu. Mặt khác côn trùng cánh thẳng là loài côn trùng có quan hệ mật thiết với môi trƣờng sống khi phá hủy nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe dọa chính với mất mát đa dạng sinh học. Mất nơi cƣ trú đƣợc coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, phần lớn cƣ trú nguyên thủy là rừng, nạn phá rừng đã xảy ra mạnh mẽ ở tất cả các nơi và tốc độ mất rừng diễn ra quá nhanh.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện tƣợng chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác nhƣ: Phát triển trang trại chăn nuôi, cây công

nghiệp… hiện đang làm cho môi trƣờng sống của các loài động vật nói chung và các loài côn trùng bộ Cánh thẳng nói riêng bị đe dọa.

* Ô nhiễm: suy thoái đa dạng sinh học còn bị đe dọa bởi sự ô nhiễm

môi trƣờng sống. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trƣờng sống rất khác nhau: rác thải sinh hoạt, rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật.

- Thuốc trừ sâu là nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng đã gây nhiều tổn hại với các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trƣờng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu thƣờng phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hóa chất và giết hại nhiều loại sinh vật có ích mà còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trƣờng sống của con ngƣời.

- Rác thải gây ô nhiễm chủ yếu là rác thải hữu cơ do chăn nuôi và rác thải nhựa do sự kém ý thức của ngƣời dân. Các hành vi gây ô nhiễm này hoàn toàn có thể đƣợc dừng lại nhờ vào việc nâng cao ý thức của ngƣời dân.

* Khai thác quá mức: đây là nguyên nhân xếp thứ 2 trong sự suy thoái

đa dạng sinh học sau nguyên nhân nơi sống bị phá hủy. Để thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con ngƣời đã thƣờng xuyên khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên. Việc khai thác quá mức của con ngƣời ƣớc tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 những loài động vật có xƣơng sống. Đặc biệt trong những năm gần đây khi thị trƣờng thƣơng mại đƣợc mở rộng nhu cầu con ngƣời tăng lên.

Bên cạnh việc khai thác rừng lấy gỗ, săn bắn thú rừng theo tập tục sinh hoạt của ngƣời dân bản địa. Một số bộ phận ngƣời dân ý thức còn hạn chế chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp gây nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu là vấn đề đƣợc toàn thế giới quan tâm, do nó tác động đến hệ sinh quyển của cả trái đất, cần có sự chung tay kết hợp của tất cả các quốc gia để khắc phục điều này. Đặc biệt vào mùa nắng nóng có thể xảy ra cháy rừng gây mất sinh cảnh sống và thức ăn của các loài sinh vật. Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác đối với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, cũng nhƣ xây dựng phƣơng án thích nghi, giảm thiểu hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)