Thực trạng và giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 62)

Chƣơng IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Thực trạng và giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực

vực nghiên cứu

4.4.1. Thực trạng

Qua quá trình điều tra, khảo sát tại xã Xuất Lễ có thể rút ra một số kết luận về thực trạng công tác quản lý tại khu vực nhƣ sau:

Xuất Lễ là một xã miền núi, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và nghề rừng gây áp lực cho công tác quản lý côn trùng bộ Cánh thẳng là rất lớn. Bên cạnh đó các lồi cây đƣợc trồng thuần lồi tập trung trên những diện tích lớn điều này cũng gây khó khăn cho cơng tác quản lý khi có dịch sâu hại sảy ra.

Nhìn chung công tác quản lý ở đây chƣa đƣợc đảm bảo đạt yêu cầu. Lực lƣợng chuyên trách về bảo vệ rừng còn hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Ở xã, cán bộ chuyên trách về Lâm nghiệp đƣợc sử dụng theo hợp đồng, chế độ chính sách, phụ cấp ít ỏi nên chƣa thực sự có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

4.4.2 Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực điều tra thẳng tại khu vực điều tra

Tính đa dạng sinh học bị suy thối do 2 ngun nhân chính là các hiểm họa tự nhiên và do con ngƣời. Những ảnh hƣởng do con ngƣời gây ra chủ yếu làm suy giảm hoặc làm suy thối và hủy hoại cảnh quan trên diện tích rộng. Việc khai thác quá mức các loài phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời.

* Phá hủy nơi sống: hiện nay diện tích và chất lƣợng các sinh cảnh xã

Xuất Lễ là khá thấp do hoạt động gia tăng dân số và xây dựng nhà cửa, đốt rừng làm nƣơng rẫy. Trong khi đó các lồi trong bộ cánh thẳng chủ yếu phân bố tại các sinh cảnh điều tra, nghiên cứu. Mặt khác côn trùng cánh thẳng là lồi cơn trùng có quan hệ mật thiết với môi trƣờng sống khi phá hủy nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe dọa chính với mất mát đa dạng sinh học. Mất nơi cƣ trú đƣợc coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng, phần lớn cƣ trú nguyên thủy là rừng, nạn phá rừng đã xảy ra mạnh mẽ ở tất cả các nơi và tốc độ mất rừng diễn ra quá nhanh.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện tƣợng chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác nhƣ: Phát triển trang trại chăn nuôi, cây công

nghiệp… hiện đang làm cho môi trƣờng sống của các lồi động vật nói chung và các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng nói riêng bị đe dọa.

* Ơ nhiễm: suy thoái đa dạng sinh học cịn bị đe dọa bởi sự ơ nhiễm

môi trƣờng sống. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trƣờng sống rất khác nhau: rác thải sinh hoạt, rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật.

- Thuốc trừ sâu là nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các lồi cơn trùng gây hại cho cây trồng đã gây nhiều tổn hại với các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trƣờng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu thƣờng phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hóa chất và giết hại nhiều loại sinh vật có ích mà cịn gây ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm các yếu tố khác trong môi trƣờng sống của con ngƣời.

- Rác thải gây ô nhiễm chủ yếu là rác thải hữu cơ do chăn nuôi và rác thải nhựa do sự kém ý thức của ngƣời dân. Các hành vi gây ô nhiễm này hồn tồn có thể đƣợc dừng lại nhờ vào việc nâng cao ý thức của ngƣời dân.

* Khai thác quá mức: đây là nguyên nhân xếp thứ 2 trong sự suy thoái

đa dạng sinh học sau nguyên nhân nơi sống bị phá hủy. Để thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con ngƣời đã thƣờng xuyên khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên. Việc khai thác quá mức của con ngƣời ƣớc tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 những lồi động vật có xƣơng sống. Đặc biệt trong những năm gần đây khi thị trƣờng thƣơng mại đƣợc mở rộng nhu cầu con ngƣời tăng lên.

Bên cạnh việc khai thác rừng lấy gỗ, săn bắn thú rừng theo tập tục sinh hoạt của ngƣời dân bản địa. Một số bộ phận ngƣời dân ý thức còn hạn chế chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp gây nguy cơ suy thối đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu là vấn đề đƣợc tồn thế giới quan tâm, do nó tác động đến hệ sinh quyển của cả trái đất, cần có sự chung tay kết hợp của tất cả các quốc gia để khắc phục điều này. Đặc biệt vào mùa nắng nóng có thể xảy ra cháy rừng gây mất sinh cảnh sống và thức ăn của các lồi sinh vật. Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác đối với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, cũng nhƣ xây dựng phƣơng án thích nghi, giảm thiểu hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên.

4.4.3. Giải pháp quản lý chung

Từ kết quả điều tra thực tiễn, kết hợp với việc sử dụng, kế thừa tài liệu, luận văn đề xuất các phƣơng hƣớng quản lý và phát triển lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng nói riêng và hệ sinh thái nói chung tại khu vực nghiên cứu. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học tại xã Xuất Lễ:

1. Xây dựng phƣơng án quản lý và bảo vệ rừng bền vững nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học đã nêu trên;

2. Cần có chƣơng trình giám sát các lồi chỉ thị, loài châu chấu, cào cào… ở xã Xuất Lễ để theo dõi các lồi có khả năng gây hại. Việc giám sát các lồi cơn trùng trong bộ nên đƣợc tiến hành vào các thời gian cố định trong tháng hoặc trong năm, cũng nhƣ các điều kiện thời tiết giống nhau;

3. Tuyên truyền, vận động, giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng ở xã đối với cộng đồng địa phƣơng. Cần tăng cƣờng lực lƣợng chuyên trách bảo vệ rừng và tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm tra rừng.

4. Đối với cơ quan chính quyền

Cần có sự kết hợp quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền, nghiêm cấm các hành vi khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ tài nguyên rừng trái phép.

Công tác quy hoạch, phát triển, sử dụng đất, xây dựng các cơng trình giao thơng, thủy lợi,... làm chia cắt sinh cảnh và giảm diện tích rừng. Vì vậy,

cần kết hợp xây dựng quy hoạch cùng các cơ quan, ban ngành có liên quan. Cần thay đổi nhận thức một cách toàn diện cả hệ thống chính trị về giá trị thực của rừng.

Rừng không chỉ mang lại nguồn lợi trƣớc mắt về tài nguyên mà quan trọng hơn cả đó là giá trị về sinh thái, mơi trƣờng.

Tiếp tục tăng cƣờng công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tƣợng tham gia vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái trên tồn tỉnh nói chung và xã Xuất Lễ nói riêng.

5. Đối với ngƣời dân trong xã trong tất cả các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học, nhân tố quan trọng và có ảnh hƣởng sâu sắc nhất chính là con ngƣời. Vì vậy, cần chú trọng quan tâm, đầu tƣ cho công tác tuyên truyền về quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức và hành vi của ngƣời dân. Hƣớng tới việc phát triển bền vững, liên kết đƣợc vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu phát triển của ngƣời dân.

Vì vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục ngƣời dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, cần có đề án, phƣơng án phát triển kinh tế bền vững mà không làm suy thối tài ngun cơn trùng rừng.

Đối với dân cƣ sống tập trung, phải xây dựng các quy ƣớc, hƣơng ƣớc có các quy định về cam kết bảo vệ tài nguyên côn trùng rừng. Cộng đồng là chìa khóa quan trọng nhất trong công tác bảo vệ và phát triển. Ngƣời dân cần đƣợc tuyên truyền, giáo dục và cổ động đầy đủ, tham gia bảo vệ và phát triển rừng cùng với các cơ quan có thẩm quyền. Tăng cƣờng hoạt động của các mơ hình chia sẻ lợi ích.

4.4.4 Giải pháp quản lý cụ thể

Tại xã Xuất Lễ có khoảng 35 lồi, trong đó một số lồi đƣợc coi là có ý nghĩa lớn – các lồi chủ yếu, các lồi có vai trị là sinh vật chỉ thị. Để tập

trung nguồn lực cho công tác quản lý cần đặc biệt chú ý tới các lồi chủ yếu này.

4.4.4.1 Cơng tác điều tra giám sát

Do độ phong phú cũng nhƣ sự xuất hiện của các lồi cơn trùng Cánh thẳng có thể thay đổi theo năm , do vậy cần tiến hành điều tra liên tục trong một số năm tại 18 điểm điều tra trên 06 tuyến điều tra đã đƣợc xác lập ban đầu. Trên các tuyến điều tra trên, tiến hành thu thập các số liệu chính sau :

Xác định thành phần các lồi cơn trùng cánh thẳng đặc biệt là các loài chủ yếu, thu thập mẫu vật các côn trùng cánh thẳng đặc biệt là ở giai đoạn lấy con non. Thu thập tất cả các thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.

4.4.4.2 Các biện pháp cụ thể về bảo tồn các lồi có giá trị thương phẩm cũng như giám sát, phịng trừ các lồi có khả năng gây hại.

Trên cơ sở các kết quả điều tra phân tích về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài Cánh thẳng chủ yếu đã đƣợc trình bày ở trên, để phát triển chúng cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau :

* Đối với nhóm lồi gây hại cho cây trồng

Đối với nhóm này cần có những biện pháp nhƣ: Trồng hỗn giao nhiều loại cây hoặc chia nhỏ các lơ trồng các lồi cây xem kẽ để cung cấp nhiều loại thức ăn cho côn trùng lựa chọn nhằm hạn chế phát dịch trên một loại cây trồng.

Thƣờng xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các lồi cơn trùng Cánh thẳng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, nhằm cung cấp thơng tin cho dự tính dự báo và nghiên cứu cơ bản khác, thống kê số liệu điều tra qua nhiều năm, tìm ra quy luật phát dịch, thiên địch để tìm ra quy luật của cơn trùng trong bộ Cánh thẳng gây hại một cách chính

xác hơn, chủ động xây dựng kế hoạch phịng trừ hợp lý. Với các loại Dế mèn, Dế dũi... Cần điều tra theo phƣơng pháp điều tra dƣới đất.

Trƣớc khi dịch hại do các loài trong bộ Cánh thẳng gây ra cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi, thảm tƣơi, bổ sung nguồn thức ăn, khi xuất hiện dịch hại cần ngƣng cung cấp thức ăn để thiên địch tập trung vào các loài gây hại, khi nguồn thức ăn không đƣợc cung cấp nữa thì các lồi thiên địch sẽ tập trung ăn các loài gây hại, biện pháp sinh học này làm giảm số lƣợng, mức độ quần thể loài gây hại một cách nhanh chóng.

Phương pháp diệt trừ châu chấu.

Sau đây là những phƣơng pháp cơ bản giúp bạn diệt trừ Châu chấu: Cách 1: Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ châu chấu trƣởng . Đọc kỹ hƣớng dẫn trƣớc khi áp dụng.

Cách 2: Gieo trồng và cấy hạt sớm hơn thời gian cũ. Bởi vì châu chấu chỉ phát triển theo mùa, gieo trông sớm giúp cây cối cao lớn và già hơn trƣớc khi bị châu chấu gặm nhắm. Nhìn chung châu chấu khơng thích gặm nhắm những cây cao lớn và già.

Cách 3: Đặt đồ ăn mồi và bẫy để bắt châu chấu. Những loại đồ ăn mồi này thƣờng bán ở các cửa hàng cây giống và dụng cụ vƣờn tƣợc. Mồi thƣờng là cám, sẽ cám dỗ châu chấu dính bẫy, sau đó bạn có thể loại trừ chúng đi.

Cách 4: Thả giun tròn trong vƣờn nhà bạn. Giun trịn có bán sẵn tại các cửa hàng cung cấp vƣờn. Châu chấu thƣờng phát triển vào giữa mùa xn, nếu ni giun trịn vào đầu mùa xn chúng sẽ diệt hết ấu trùng châu chấu.

Cách 5: Mua và nuôi những loại vật ăn châu chấu nhƣ gà, vịt, ếch, cóc…thu hút các lồi chim thích ăn châu chấu tới vƣờn nhà bạn, ngay cả mèo cũng rất thích châu chấu.

Cách 6: Nuôi trồng hàng rào rau mùi khắp chu vi khu đất bạn vì châu chấu rất ghét rau mùi.

Phương pháp diệt trừ dế:

Phòng trừ bằng cách: Dọn sạch cỏ, rác trong vƣờn ƣơm, đào tổ đổ nƣớc đầy hang bắt diệt hoặc dùng bả...

* Đối với nhóm lồi có tên trong sách đỏ và mới phát hiện ở Việt Nam : Mở rộng môi trƣờng sống của chúng với việc nâng cao số lƣợng và chất lƣợng rừng nhƣ : Đẩy nhanh công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng tạo mơi trƣờng sống thích hợp với cơ cấu lồi cây làm thức ăn cho các loài Châu chấu, Cào cào, Dế...

* Đối với nhóm lồi có vai trị là sinh vật chỉ thị, có giá trị về thƣơng phẩm

Đối với nhóm lồi này cần đầu tƣ kinh phí cho cơng tác khoanh ni trồng các lồi cây làm thức ăn cho cơn trùng

Do cơn trùng có ở khắp mọi nơi và chúng sinh sôi rất nhanh, nhƣng chúng có mức độ ảnh hƣởng mơi trƣờng tƣơng đối thấp việc nuôi và tiêu thụ các loại côn trùng ăn đƣợc mang lại nguồn lợi không nhỏ nên cần có kế hoạch khai thác cho hợp lý.

Các lồi cơn trùng Cánh thẳng đa số đều có thể làm thực phẩm. Những lồi cơn trùng có giá trị sử dụng làm thực phẩm nhƣ các loài Cào cào, Châu chấu, Sát sành, Dế… đều là những lồi cơn trùng gây hại cho cây trồng hoặc cây tự nhiên, vì vậy việc khai thác chúng không gây ảnh ƣởng đến sự suy giảm đa dạng mà về một góc độ nào đó cịn có yếu tố tích cực, làm giảm đáng kể số lƣợng côn trùng hại, bảo vệ đƣợc mùa màng... Các lồi cơn trùng Cánh thẳng có thể phát triển rộng bằng việc vận động nhân nuôi trong các hộ gia đình.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 trên 18 điểm điều tra của 6 tuyến điều tra gồm 06 loại sinh cảnh khác nhau tôi đã thu đƣợc một số kết quả chính sau:

1. Trong khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc 35 loài thuộc 8 họ, số lồi của các họ cơn trùng bộ Cánh thẳng lần lƣợt nhƣ sau: họ có nhiều lồi nhất là Họ châu chấu lớn- Acrididae với 14 loài , họ Dế dũi – Gryllotalpidae, họ Mogoplistidae - Dế vảy và họ Châu chấu lùn - Tetrigidae ít nhất với 01 lồi.

Có 12 lồi thuộc nhóm phổ biến thuộc 4 họ chiếm 34,28% tổng số loài thu đƣợc, các lồi thuộc nhóm ít phổ biến tập trung ở 6 họ chiếm 57,14%, số cịn lại là thuộc nhóm hiếm gặp có 3 lồi chiếm 8,57%.

2. Sinh cảnh khu dân cƣ sinh sống có số lƣợng lồi nhiều nhất với 25 loài chiếm 71,42%; thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên với 11 loài chiếm 34,42% tổng số loài.

3. Sinh cảnh khu dân cƣ có 25 lồi với 73 cá thể và có chỉ số đa dạng cao nhất (3,32), thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên có 11 lồi với 23 cá thể và chỉ số đa dạng là 1,74.

4. Độ tƣơng đồng về thành phần lồi cơn trùng Cánh thẳng có 2 sinh cảnh khu dân cƣ và sinh cảnh rừng trồng là cao nhất. Thấp hơn là sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh cảnh đồng ruộng.

5. Chỉ số phong phú của sinh cảnh khu dân cƣ là cao nhất(12,90); thấp nhất là sinh cảnh đồng ruộng (9,77).

6. Tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc 13 lồi thuộc 5 họ có khả năng phát dịch gây hại trong đó họ Châu chấu lớn –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)