Qua kết quả điều tra, các loài Côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực nghiên cứu loài thƣờng gặp là (12 loài chiếm 34,28%), trong khi đó số lƣợng các loài ít gặp (ít phổ biến) là (20 loài chiếm 57,14%), số lƣợng loài hiếm gặp hoặc gặp ngẫu nhiên là (3 loài chiếm 8,57 %). Biểu đồ sau đây thể hiện rõ điều này.
Hình 4.2: Tỉ lệ độ bắt gặp của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng thuộc khu vực nghiên cứu
Những loài thƣờng gặp có số lƣợng cá thể lớn, phân bố rộng đƣợc thống kê dƣới bảng sau:
Bảng 4.3: Các loài thuộc nhóm thường gặp (P > 50%)
STT Tên khoa học P%
(1) Acrididae
1 Acrida cinerea Thunberg 66,7
2 Pododula ancisa 66,7
3 Ceracris nigricornis Walker 66,7
4 Chondracris rosea De Geer 83,3
5 Mermiria bivittata 83,3
6 Spathosternum pygmaeum 66,7
(2) Cetantopidae
7 Euchorthippus chopardi 83,3
8 Oxya chinensis Thunberg 66,7
(3) Gryllidae 9 Gryllus campestris 83,3 10 Teleogryllus commodus 66,7 11 Teleogryllus sp 83,3 (4) Oedipodidae 12 Stethophyma grossum 66,7
Qua bảng 4.3 và hình 4.2 ta thấy rõ 12 loài thuộc nhóm thƣờng bắt gặp tại khu vực xã Xuất Lễ trong đó họ Acrididae 6 loài, họ Cetantopidae 2 loài, họ Gryllidae 3 loài, họ Oedipodidae 1 loài. Với kết quả này ta có thể nhận ra các loài trong ở bảng trên có vùng phân bố và hoạt động khá rộng do khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trƣờng và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú hầu nhƣ là bắt gặp ở tất cả các điểm điều tra trong khu vực nghiên cứu. Với các họ còn lại có số loài ít hơn do tập tính và thức ăn, có loài có thể ăn nhiều loại thức ăn nhƣng có loài chỉ ăn một loại thức ăn và chỉ sống đƣợc một số môi trƣờng nhất định.