Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 28)

- Thu nhập bình quân/ngƣời/năm: 5,41 triệu đồng/ngƣời/năm, bằng 0,66 lần so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn của cả tỉnh năm 2010 là 8,25 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân: 10% - 11%.

Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế xã. Đƣợc sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành, phấn đấu nỗ lực của nhân dân nên đã khắc phục đƣợc phần nhiều mọi hậu quả thiên tai, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp.

Trồng trọt:

Thực hiện sự chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tăng cƣờng đƣa những giống có năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt vào sản xuất. Tích cực sản xuất kết hợp với chú trọng thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nhằm đạt năng suất cao nhất.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 của xã Xuất Lễ 703,56 ha (gồm cả 2 vụ) chiếm 9,98% tổng diện tích tự nhiên, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 1.830,50 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 328.0kg/ngƣời/năm. Theo niên giám thống kê năm 2010 huyện Cao Lộc diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính nhƣ sau:

- Cây lúa: Diện tích là 550,62 ha với năng suất đạt 28,15 tạ/ha sản lƣợng đạt 1.550,47 tấn.

- Cây ngô: có diện tích 68,68 ha với năng suất đạt 40,80 tạ/ha sản lƣợng đạt 280,20 tấn.

- Cây chất bột có củ (sắn và khoai tây, khoai lang) với tổng diện tích 48,44 ha tổng sản lƣợng đạt hơn 250 tấn.

- Cây ăn quả: Chăm sóc bảo vệ số cây ăn quả hiện có đồng thời giao chỉ tiêu cho từng đơn vị thôn quán triệt phát động nhân dân cải tạo vƣờn tạp để trồng cây ăn quả có giá trị hàng hóa.

Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi trong năm qua của xã cũng đƣợc phát triển một cách tƣơng xứng. Hiện nay trên địa bàn toàn xã có tổng số gia cầm, gia súc là 31.148 con (trong đó: Đàn trâu có 1055 con, đàn bò có 162 con, đàn lợn có 2.169 con, gia cầm 27.762 con). Ngoài ra toàn xã có một số hộ nuôi ong lấy mật. Mặc dù cơ cấu giống trong chăn nuôi cũng đƣợc cải tiến, phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng nhƣng mấy năm qua do dịch cúm gia cầm, gia súc bùng nổ nên ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, nhất là đối với những hộ nghề chính là chăn nuôi.

Thủy sản:

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 11,8ha, chủ yếu nuôi trong các ao hồ theo quy mô hộ gia đình, sản lƣợng cá, tôm đánh bắt đạt 7,4tấn/năm.:

Sản xuất lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 6.197,22ha (chủ yếu là đất rừng sản xuất) chiếm 87,95% tổng diện tích tự nhiên.

Nhân dân trong xã đã chú trọng thực hiện tốt công tác trồng rừng theo các dự án đầu tƣ trên địa bàn. Vì vậy, công tác bảo vệ rừng và khai thác có kế hoạch đang dần đi vào nề nếp, nạn phá rừng làm nƣơng rẫy của nhân dân giảm đáng kể. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng đƣợc triển khai tốt, công tác giao đất giao rừng đã hoàn chỉnh.

Chương III

MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần quản lý có hiệu quả các loài côn trùng bộ Cánh thẳng (Orthoptera) tại xã Xuất Lễ – huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng đƣợc danh lục côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất đƣợc giải pháp quản lý, bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng.

3.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng (Orthoptera).

- Địa điểm: xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Thời gian: Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017.

3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu

1. Xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng trong khu vực nghiên cứu.

2. Đánh giá tính đa dạng sinh học của bộ Cánh thẳng trong khu vực nghiên cứu.

3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài đặc trƣng trong khu vực nghiên cứu.

4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo tồn côn trùng bộ Cánh thẳng.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp kế thừa, phỏng vấn, điều tra thực địa, xử lý số liệu phù hợp với từng nội dung nghiên cứu.

1. Phương pháp kế thừa số liệu: Kế thừa, sử dụng một số tài liệu, đề tài nghiên cứu trƣớc đây:

- Tài liệu của Donal Borror (1966).

- Nghiên cứu về loài dế than Gryllus bimaculatus De Geer, 2 nghiên

cứu của Từ Văn Dững, Nguyễn Văn Huỳnh và Trƣơng Văn Trí.

- Nguyễn Viết Tùng, 2006. Côn trùng học đại cƣơng (Chƣơng 3. Phân loại côn trùng), Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

2. Điều tra thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng

a) Công tác chuẩn bị

- Thu thập các tài liệu có liên quan: Bản đồ hiện trạng địa hình, điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu, tài liệu phân loại.

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:

+ Vợt bắt côn trùng có đƣờng kính miệng vợt từ 35 – 60 cm đƣợc làm bằng sắt, chiều dài cán vợt 1m – 3 cm, lƣới vợt đƣợc làm bằng chất liệu mỏng và mềm.

+ Bản đồ hiện trạng xã Xuất Lễ. + Kẹp gắp (Forceps): các loại

+ Lọ, ống thuỷ tinh để chứa cồn hay các hoá chất bảo quản . + Lọ giết côn trùng với kích cỡ khác nhau.

+ Dụng cụ chứa mẫu nhỏ hay lớn để chứa côn trùng sau khi giết bằng lọ độc. Chúng có thể đƣợc làm bằng bìa carton, plastic (lọ nhựa trắng, hộp nhựa..) hoặc bằng kim loại, có thể chứa giấy hay vải mềm để giữ cho mẫu không bị lăn.

+ Sổ và dụng cụ ghi chép

+ Túi để chứa mẫu thực vật, thức ăn cho sâu hoặc lấy mẫu điều tra. Để lấy nhiều mẫu thực vật một cái hòm tôn là cần thiết.

+ Một cái kính lúp có cán. + Cồn 900.

+ Thƣớc dây, dây, thƣớc kẻ, bút chì … + Máy ảnh;

b) Công tác điều tra ngoại nghiệp

Tiến hành điều tra xác định thành phần loài theo từng sinh cảnh sinh sống bao gồm: Sinh cảnh đồng ruộng, sinh cảnh khu dân cƣ, sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh rừng trồng, sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng và sinh cảnh rừng ven suối.

Do côn trùng thuộc nhóm nghiên cứu phân bố ở khắp nơi nhƣ: Trên cây, gốc cây, thảm mục, thảm tƣơi, cây bụi, dƣới đất,… Công tác điều tra thu thập mẫu đƣợc tiến hành ở các điểm điều tra nhƣ sau:

Tiến hành điều tra, đánh giá côn trùng đƣợc tiến hành trên các điểm đại diện cho đặc điểm của khu vực nghiên cứu, sau đó xác định các sinh cảnh chính của khu vực điều tra. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, lâm phần và sinh cảnh trên các tuyến điều tra để xác định các điểm điều tra.

Trên mỗi sinh cảnh khác nhau sử dụng phƣơng pháp điều tra thực địa khác nhau cụ thể.

* Điều tra theo tuyến

khu vực đi qua nhiều kiểu địa hình, dạng sinh cảnh khác nhau, thuận lợi cho việc điều tra và thu bắt mẫu. Tại mỗi tuyến điều tra tiến hành xây dựng 3 điểm điều tra, tổng cộng có 18 điểm điều tra. Khi xác định các tuyến điều tra cần căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm các sinh cảnh để bố trí cho hợp lý.

Hình 3.3 Bản đồ xã Xuất Lễ và các tuyến, điểm điều tra trên khu vực nghiên cứu Các tuyến và điểm điều tra có đặc điểm cơ bản đƣợc thể hiện trong bảng 3.01.

Bảng 3.01: Đặc điểm của các tuyến điều tra

TT Tuyến/điểm

Địa điểm (thôn/bản) Chiều dài (km)/diện tích (m2) Sinh cảnh I Bản Lề 3km Rừng trồng (thông, hồi). I.1 314m2 I.2 314m2 I.3 314m2 II Bản Lề 3km Rừng ven suối II.1 314m2 II.2 314m2 II.3 314m2 Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3 Tuyến 4 Tuyến 5 Tuyến 6

III Bản Ngõa 3km Rừng tự nhiên

III.1 314m2

III.2 314m2

III.3 314m2

IV Bản Ngõa 3km Khu dân cƣ

IV.1 314m2 IV.2 314m2 IV.3 314m2 V Co Chí 3km Canh tác nông nghiệp trên đất rừng V.1 314m2 V.2 314m2 V.3 314m2 VI Ba Sơn 3km Đồng ruộng VI.1 314m2 VI.2 314m2 VI.3 314m2

Phương pháp điều tra trên tuyến: Điều tra tuyến mang tính chất điều tra định

tính nhằm xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng. Đi dọc tuyến điều tra với tốc độ chậm, quan sát và dùng vợt thu bắt tất cả các loài côn trùng có khả năng (hoặc nghi) thuộc nhóm Cánh thẳng, mẫu vật đƣợc xử lý bằng lọ thuốc độc hoặc chuyển trực tiếp vào lọ chứa cồn, kết quả thu thập mẫu đƣợc ghi chép vào biểu mẫu. Các mẫu côn trùng sau khi thu bắt đƣợc xử lý sơ bộ nhƣ: ngâm tẩm trong dung dịch cồn 900

.

Khi di chuyển trên tuyến đến điểm điều tra có diện tích 314m2 tiến hành thu thập mẫu định lƣợng trong thời gian 30 phút bằng vợt. Đối với côn trùng dƣới đất, tiến hành điều tra trên các ô dạng bản hình vuông (1x1m) và đƣợc bố trí rải đều khắp điểm điều tra, bình quân 04 ô dạng bản/1 điểm điều tra. Dùng dụng cụ cuốc, xẻng, cào thƣa, rây côn trùng để tách côn trùng...

Áp dụng trên các sinh cảnh điển hình có trong khu vực nghiên cứu bao gồm: sinh cảnh đồng ruộng, sinh cảnh khu dân cƣ, sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng, sinh cảnh rừng trồng, sinh cảnh rừng ven suối và sinh cảnh rừng tự nhiên. Đặc điểm của điều tra theo điểm là nơi thu thập mẫu nghiên cứu nên việc xác định vị trí lập ô tiêu chuẩn (OTC) là hết sức quan trọng.

Với đặc điểm của khu vực nghiên cứu khá rộng, nhiều sinh cảnh, tôi tiến hành lập trên mỗi sinh cảnh điển hình 3 OTC (3 điểm điều tra) dạng hình tròn có bán kính 10m với 02 bẫy hố có kích thƣớc 60 x 40 x 40 cm ( dài x rộng x sâu) đƣợc đặt chìm dƣới đất, OTC và bẫy hố đƣợc đặt gần nhau, cách nhau 3-5m. Cụ thể sẽ phân chia số lƣợng cũng nhƣ vị trí các OTC tại các SC nhƣ sau:

Bảng 3.2 Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

Ký hiệu Đặc điểm

SC1

- SC1: Là sinh cảnh rừng trồng có 03 điểm điều tra.Tại khu vực nghiên cứu có nhiều loại rừng trồng nhƣng phổ biến nhất là rừng trồng Hồi và Thông đƣợc trồng với mật độ dày độ khép tán nhanh trên thực bì chủ yếu là các loài cây bụi.

SC2

- SC2: Là sinh cảnh rừng ven suối có 03 điểm điều tra. Các loài thực vật chủ yếu ở đây: Vàng anh, Bứa, Gội, Nhọc…. Tầng cây bụi có diện tích khá lớn bao gồm các loài: Lấu, Dƣơng xỉ, Đu đủ rừng… Thảm thực vật ở đây phát triển do gần khu vực ven suối ẩm ƣớt.

SC3

- SC3: Là sinh cảnh rừng tự nhiên có 03 điểm điều tra. Phân bố rải rác ở khu vực nghiên cứu. Thực vật bao gồm các loài cây chủ yếu nhƣ: Trám chim, Trám trắng ,… cây bụi, cây tái sinh.

SC4

- SC4: Là sinh cảnh khu dân cƣ có 03 điểm điều tra. Là khu vực làng bản sinh sống với mật độ dân cƣ thƣa, ngƣời dân sinh sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp.

SC5

- SC5: Là sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng có 3 điểm điều tra. Là khu vực ngƣời dân canh tác trồng trọt trên đất rừng đã đƣợc khai phá ở các bìa rừng hay ở trong các lân núi. SC6 -SC6: Là sinh cảnh đồng ruộng có 3 điểm điều tra. Là khu vực

Các sinh cảnh đặc trưng trong khu vực nghiên cứu Hình 3.4 SC Khu dân cƣ. ( thôn Bản Lề ) Hình 3.5 SC đồng ruộng ( thôn Ba Sơn ) Hình 3.6 SC rừng trồng (cây Hồi). ( thôn Bản Lề ) Hình 3.7 SC rừng tự nhiên. ( thôn Bản Ngõa ) Hình 3.8 SC canh tác nông nghiệp trên đất rừng ( thôn Co Chí ) Hình 3.9 SC ven suối. ( thôn Bản Lề )

Kết quả đƣợc ghi vào mẫu bảng sau:

Bảng 01: Phiếu điều tra côn trùng

Số hiệu tuyến điều tra:………. Ngày điều tra:………... Giới hạn tọa độ: điểm đầu...điểm cuối...

STT Loài côn trùng Số lƣợng

Vai trò (hại lá, chồi, hoa, thân,

gốc,…)

Nơi thu mẫu (thân, cành, tán, gốc…) Ghi chú 1 2 … N

c) Công tác nội nghiệp

* Phương pháp bảo quản mẫu vật

Mẫu vật đã thu thập trong khu vực nghiên cứu đƣợc xử lý làm sạch, sau đó ngâm tẩm vào trong dung dịch cồn 900

rồi đánh số hiệu.

Sau khi ngâm trong cồn một thời gian để công tác giám định mẫu đƣợc thuận tiện tiến hành vớt mẫu ra sau đó dùng cắm kim và để trong hộp đựng mẫu bằng gỗ. Trong hộp bỏ thêm một ít băng phiến hoặc xịt thuốc chống kiến để chống kiến phá hại mẫu và thƣờng xuyên mang ra phơi nắng nhẹ.

* Giám định mẫu và lập bảng danh lục

Giám định mẫu: Các mẫu côn trùng thu thập đƣợc giám định và phân loại theo phƣơng pháp so sánh với mẫu hoặc tiêu bản chuẩn của bộ môn Bảo vệ thực vật rừng và Trung tâm đa dạng sinh học, trƣờng Đại học Lâm nghiệp rồi lập bảng danh mục loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng.

* Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng công thức tính tần suất bắt gặp của loài trong quá trình điều tra để đánh giá mức độ phổ biến của loài tại khu vực nghiên cứu và trên từng sinh cảnh theo công thức:

Trong đó: P(%): tỷ lệ điểm điều tra có loài côn trùng; n: số điểm điều tra có côn trùng; N: tổng số điểm điều tra. Chỉ số P(%) dùng để đánh giá mức độ phổ biến:

• Loài thƣờng gặp (phổ biến): P(%) > 50% • Loài ít gặp (ít phổ biến): 25 ≤ P(%) ≤ 50% • Loài hiếm gặp (ngẫu nhiên gặp): P% < 25%.

+ Chỉ số đa dạng tuyệt đối (S): Tổng số loài côn trùng bắt gặp tại sinh + Chỉ số đa dạng quần xã côn trùng cánh thẳng cho từng loại sinh cảnh (H’): Đƣợc tính theo công thức Shannon - Weiner (Price, 1975):

+ Chỉ số đa dạng quần xã côn trùng cánh thẳng cho từng loại sinh cảnh (H’): Đƣợc tính theo công thức Shannon - Weiner (Price, 1975):

s

H '  pi ln pi

i 1

Trong đó: H’: chỉ số Shannon - Weiner; S: số loài cánh thẳng; pi: là tỷ lệ của tổng số cá thể của loài i với tổng số cá thể của các loài của quần xã, và đƣợc tính: pi = ni/N

Trong đó: ni: là số lƣợng cá thể của loài i trong quần xã; N: là tổng số cá thể của các loài.

Đây là chỉ số đa dạng sinh học thƣờng đƣợc vận dụng để so sánh mức độ đa dạng loài giữa các sinh cảnh, đồng thời nói lên sự cân bằng số lƣợng giữa các loài trong cùng sinh cảnh.

Đƣợc tính theo công thức (Poole, 1974):

Trong đó: H’ là chỉ số Shannon - Weiner;

H’max: là chỉ số đa dạng cực đại đƣợc tính theo công thức: H’max = lnS + Chỉ số phong phú (chỉ số Margalef: d):

Đƣợc tính theo công thức:

Trong đó: S: số loài cánh thẳng; N: tổng số cá thể cánh thẳng.

- Sử dụng phần mềm Excel để thống kê toạ độ trong quá trình điều tra trên tuyến, xử lý số liệu phỏng vấn, tính toán các chỉ số đa dạng sinh học, tính toán các chỉ tiêu thống kê, vẽ biểu đồ.

Chương IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đa dạng về côn trùng bộ Cánh thẳng tại xã Xuất Lễ

4.1.1. Thành phần loài

Trong thời gian nghiên cứu từ ngày 9/2016 đến 3/2017, tại khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)