Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 48)

Chƣơng IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh khác nhau

4.2.1. Đa dạng lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh.

Phân bố của côn trùng bộ cánh thẳng trong khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh đƣợc thể hiện tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Phân bố của côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh STT Họ Côn trùng Các dạng sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 1 Acrididae 8 5 4 11 8 10 2 Cetantopidae 3 4 1 5 2 4 3 Gryllidae 3 4 3 4 4 1 4 Gryllotalpidae 0 1 0 0 0 1 5 Mogoplistidae 0 0 1 0 0 0 6 Oedipodidae 2 1 1 2 1 1 7 Tettigoniidae 3 1 1 3 2 1 8 Tetrigidae 0 1 0 0 0 0 Tổng số Họ 5 7 6 5 5 6 Tổng số Loài 19 17 11 25 16 18 % Loài 54,28 48,57 31,42 71,42 45,71 51,42

Hình 4.3 Tỷ lệ phần trăm số lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh

Chú giải :

- SC1: Sinh cảnh rừng trồng. - SC2: Sinh cảnh rừng ven suối. - SC3: Sinh cảnh rừng tự nhiên. - SC4: Sinh cảnh khu dân cư.

- SC5: sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng. - SC6: sinh cảnh đồng ruộng.

Qua bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy sinh cảnh khu dân cƣ (SC4) có số lồi cao nhất (25 loài chiếm 71,42%), đây là sinh cảnh có thành phần lồi cây thấp hơn so với các sinh cảnh khác nhƣng lại có thêm nhiều thảm thực vật và cây bụi thích hợp cho việc sinh sống các lồi cơn trùng thuộc bộ Cánh thẳng . Do đó ở sinh cảnh này có số lồi cao nhất.

Sinh cảnh rừng trồng (SC1) là sinh cảnh có số lồi cao thứ hai (19 lồi chiếm 54,28 %). Ở sinh cảnh này rất đa dạng về thực vật với các loại thảm

thực vật phong phú và cây bụi thích hợp cho việc sinh sống của các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng.

Sinh cảnh đồng ruộng (SC6) cũng nổi bật với các loại thảm thực vật xanh tốt đặc biệt là cây lúa là thức ăn và nơi trú ngụ cho các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng nên cũng kéo theo đa dạng về các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng (18 loài chiếm 51,42%).

Sinh cảnh rừng ven suối (SC2) (17 loài chiếm 48,57%) và sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng (SC5) (16 loài chiếm 45,71%) hai sinh cảnh này cũng có nhiều lồi thực vật lý tƣởng cho việc sinh sống của các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng. Nhƣng đây không phải là môi trƣờng lý tƣởng cho nhiều lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng do có nhiều khoảng trống, thƣờng xuyên xảy ra lũ lụt và đốt rừng làm nƣơng rẫy của ngƣời dân.

Sinh cảnh rừng tự nhiên (SC3) là sinh cảnh có số lồi thấp nhất (11 lồi chiếm 31,42 %) do chịu sự tác động của con ngƣời nhƣ khai thác gỗ, củi, phát dọn thực bì nên sinh cảnh thƣờng không ổn định, tầng cây bụi thảm tƣơi khó phát triển, nguồn thức ăn bị hạn chế và do sự xuất hiện của các loài chim các loài động vật ăn cơn trùng nên sinh cảnh này có số lƣợng lồi cơn trùng Cánh thẳng thấp nhất.

Các loài chỉ thu đƣợc ở pha trƣởng thành duy nhất ở một sinh cảnh đƣợc thống kê qua bảng 4.5.

Bảng 4.5 Thống kê các loài chỉ bắt gặp ở duy nhất 1 sinh cảnh

STT Tên loài Họ

1 Eupropacris coerulea Cetantopidae

2 Pseudomogoplistes vicentae Mogoplistidae

3 Eucriotettix oculatus (Bolívar) Tetrigidae

Từ bảng 4.5 phản ánh đúng đặc điểm sinh thái, phân bố của các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng.

4.2.2. Đa dạng quần xã các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng ở các sinh cảnh khác nhau

Các chỉ số đa dạng (số lƣợng loài, số lƣợng cá thể, chỉ số đa dạng H’, chỉ số phong phú d, chỉ số đồng đều J’) của các quần xã lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng ở các sinh cảnh khác nhau đƣợc trình bày trong bảng 4.6.

Trong nội dung này, số liệu về thành phần loài và độ phong phú của các lồi của các quần xã cơn trùng lồi cánh thẳng đƣợc thu thập trên 6 tuyến chính và 18 điểm điều tra cố định ở 6 loại sinh cảnh có thảm thực vật khác nhau. Số liệu thu thập, xử lý thống kê đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Đa dạng quần xã các lồi cơn trùng bộ Cánh thẳng ở các sinh cảnh khác nhau tại xã Xuất Lễ.

STT Sinh cảnh Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số phong phú (d) Chỉ số đồng đều (J’) Chỉ số đa dạng (H’) 1 SC1 19 36 11,56 1,03 3 2 SC2 17 33 10,59 0,96 2,69 3 SC3 11 23 7,35 0,75 1,74 4 SC4 25 73 12,90 1,03 3,32 5 SC5 16 26 10,63 0,90 2,5 6 SC6 18 55 9,77 0,82 2,39 Chú giải : - SC1: Sinh cảnh rừng trồng. - SC2: Sinh cảnh rừng ven suối. - SC3:Sinh cảnh rừng tự nhiên. - SC4: Sinh cảnh khu dân cư.

- SC5: sinh cảnh canh tác nông nghiệp trên đất rừng. - SC6: sinh cảnh đồng ruộng.

Chỉ số đa dạng phụ thuộc vào ba yếu tố là số lƣợng loài, độ phong phú của các loài và sự đồng đều về độ phong phú giữa các loài của quần xã. Một khu vực có số lƣợng lồi hoặc số lƣợng cá thể nhiều chƣa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao.

Nhìn trên bảng 4.6 nhận thấy sinh cảnh Khu dân cƣ(SC4) có 73 cá thể thuộc 25 lồi và có độ phong phú cao nhất (d = 12,90), sau đó là sinh cảnh Rừng trồng (SC1) có 36 cá thể thuộc 19 lồi và có độ phong phú cao thứ hai (d = 11,56 ) và thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên (SC3) có 23 cá thể thuộc 11 lồi và có độ phong phú d =7,35.

Bảng 4.6 cũng cho ta thấy sinh cảnh Khu dân cƣ cũng là sinh cảnh có sự đa dạng cao nhất (H’ = 3,32), sau đó là sinh cảnh rừng ven suối (H’ = 2,69) và thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên (H’ = 1,74).

Về độ đồng đều thì sinh cảnh rừng trồng và sinh cảnh khu dân cƣ là cao nhất (J’ = 1,03), thấp nhất là sinh cảnh Rừng tự nhiên (J’ = 0,75).

Nhƣ vậy chỉ số đa dạng cao hay thấp ở các sinh cảnh có liên quan chặt chẽ với chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều. Chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều cao thì chỉ số đa dạng cao, ngƣợc lại chỉ số phong phú và chỉ số đồng đều thấp thì chỉ số đa dạng thấp.

Các loài cào cào, châu chấu thuộc họ Acrididae, thƣờng gặp nhiều ở sinh cảnh Khu dân cƣ do thích hợp các trảng cỏ cây gỗ rải rác và gặp ở hầu hết các sinh cảnh khác. Tại khu vực nghiên cứu vào những lúc thời tiết nắng ấm, tiết trời chuyển sang xuân thƣờng bắt gặp các loài cào cào, châu chấu con xuất hiện rất nhiều.

Các lồi cơn trùng khác trong bộ thƣờng xuất hiện ít có lồi cịn khó bắt gặp nếu khơng điều tra tỉ mỉ do thời tiết với trải qua một mùa gió rét các lồi chƣa sinh sơi nảy nở hoặc cịn chui rúc dƣới các hốc cây hoặc sâu trong lòng đất.

4.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài đặc trưng có khả năng phát dịch gây hại trong khu vực nghiên cứu.

4.3.1 Danh sách các loài đặc trưng trong khu vực nghiên cứu

Bảng 4.7 Danh sách các lồi đặc trưng trong khu vực nghiên cứu có khả năng phát dịch

STT Họ Tên Loài

(I) Họ Châu chấu lớn - Acrididae

1 Ceracris kiangsu Tsai

2 Ceracris nigricornis Walker

3 Chondracris rosea De Geer

4 Hieroglyphus tonkinensis Bol

(II) Họ Châu chấu lúa - Cetantopidae

5 Oxya chinensis Thunberg

6 Xenocatantops brachycerus (Willemse)

(III) Họ Dế mèn – Gryllidae

7 Brachytrupes portentosus (Lichtenstein)

8 Gryllodes sigillatus

9 Gryllus campestris

10 Teleogryllus commodus

(IV) Họ Dế dũi - Gryllotalpidae

11 Gryllotalpa orientalis

(V) Họ Sát sành - Tettigoniidae

12 Conocephalus dorsalis

13 Conocephalus discolor (Thunberg)

Qua bảng 4.7 trên ta thấy có 5 trong tổng số 8 Họ trong khu vực nghiên cứu có lồi đặc trƣng có khả năng phát dịch gây hại, trong đó Họ Châu chấu lớn – Acrididae và họ Dế mèn – Gryllidae có số lồi có khả năng gây hại lớn là 4 loài; Họ Châu chấu lúa – Cetantopidae và Họ Sát sành – Tettigoniidae đều có 2 lồi trong khu vực nghiên cứu có khả năng phát dịch;

duy nhất có Họ Dế dũi – Gryllotalpidae có 1 lồi có có khả năng phát dịch gây hại.

4.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số lồi có khả năng gây hại cho sản xuất nông-lâm nghiệp. hại cho sản xuất nông-lâm nghiệp.

Từ kết quả nghiên cứu về tập tính sống và những loài cây trồng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu có thể dẫn liệu về đặc điểm nhận biết cơ bản về sinh học sinh thái của một số lồi cơn trùng trong bộ Cánh thẳng gây hại cho sản xuất nông-lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

4.3.2.1 Họ châu chấu lớn (Acrididae) - Châu chấu tre chân xanh (Hieroglyphus tonkinensis Bol.)

Hình 4.5 Châu chấu tre chân xanh

Đặc điểm nhận biết :

Trưởng thành: Con cái dài 40-50mm, con đực dài 30-40mm. Thân màu

xanh lam hơi vàng. Đầu khơng nhọn. Râu đầu hình sợi chỉ có 28 đốt, nửa phía trong

màu hơi vàng, nửa ngoài màu sẫm hơn. Mảnh lƣng ngực trƣớc có 5 vân lồi. Đốt đùi chân sau màu xanh hơi vàng, đặc biệt đốt ống màu xanh lam có 9-10 đơi gai nên có tên là châu chấu tre chân xanh.

4.3.2.2 Châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai)

Trưởng thành: Dài 30-41mm, con đực 27-36mm. Toàn thân màu xanh

vàng. Đầu hơi nhọn. Râu đầu hình sợi chỉ có 26 đốt màu vàng, 2 đốt cuối màu vàng nhạt. Trên mảnh lƣng ngực trƣớc có 3 đƣờng vân màu nâu đen nằm ngang. Từ đỉnh đầu đến giữa mảnh lƣng ngực trƣớc có một đƣờng sọc màu vàng rất rõ. Đốt đùi chân sau to, màu xanh vàng, cuối đốt đùi có 2 vịng màu xanh đen; Đốt ống chân màu xanh đen, có 2 hàng gai bên ngồi có 14 cái, bên trong có 15 cái. Khi khơng bay cánh xếp lại thành hình mái nhà tạo ra một

đường sọc vàng chạy dọc lưng, từ đó có tên là châu chấu tre lƣng vàng.

Châu chấu non có 5-7 tuổi.

Hình 4.6 Châu chấu tre lƣng vàng Bụng 14 đốt, giữa lƣng có sọc vàng, bụng màu vàng.

+ Trứng: hình quả bí xanh dài 6-8mm, trên vỏ có nhiều vân hình mắt

lƣới.

+ Sâu con: có 5 tuổi.

Tuổi 1 có thân dài từ 8-12mm, chƣa có mầm cánh. Tuổi 2 có thân dài từ 12-15mm, đã có mầm cánh. Tuổi 3 có thân dài từ 15-18mm, mầm cánh màu nâu. Tuổi 4 có thân dài từ 21-23mm, mầm cánh dài 3mm. Tuổi 5 có thân dài từ 29-30mm, mầm cánh dài 9mm.

Châu chấu tre lƣng vàng, chủ yếu phá hại lá trên rừng vầu, nứa và rừng trồng tre, luồng; Chúng ăn trụi lá làm cho cây trơ cành, khơ héo và chết.

Ngồi ra, khi hết thức ăn chúng sẽ di chuyển đến phá hại trên các cây trồng khác nhƣ ngô, lúa, cỏ chăn nuôi ...

4.3.2.3 Châu chấu tre lưng xanh (Ceracris nigricornis Walker)

Trưởng thành: Châu chấu

tre lƣng xanh về hình thái gần giống với châu chấu tre lƣng vàng chỉ khác một điểm dọc lƣng có sọc màu xanh lục rộng hơn nên gọi là châu chấu tre lƣng xanh.

Hình 4.7 Châu chấu tre lưng xanh

4.3.2.4 Dế dũi (Gryllotalpa orientalis)

a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 3040 mm, màu nâu vàng hay mầu nâu sẫm. Đầu nhỏ hình tam giác có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. Râu đầu hình sợi chỉ ngắn hơn thân. Mảnh lƣng ngực trƣớc hình trụ, ở giữa có một vết lõm hình trái tim ngƣợc màu nâu nhạt. Chân trƣớc là chân đào bới, chân sau có đốt đùi to khoẻ, mép ngồi đốt ống có 4 gai, các bàn chân có 3 đốt. Cánh trƣớc rất ngắn, cánh sau khi không bay xếp lại nhƣ cái quạt giấy dài hơn thân. Ống đẻ trứng khơng lộ ra ngồi và có 2 lơng đi dài.

+ Trứng: dài khoảng 2mm, rộng 1,2mm; mới đẻ màu trắng nhạt, lúc

mới nở màu xám.

+ Sâu con: có 5 tuổi, mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang

Hình 4.8: Dế dũi

b) Tập tính

- Dế dũi phá hoại từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất là tháng 5 đến tháng

- Khi giao phối con cái nằm trên con đực.

- Dế mẹ và dế con ban đêm thƣờng dũi những đƣờng hầm ngang dọc gần mặt luống để ăn rễ cây làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và tỷ lệ nẩy mầm. Ban ngày dế dũi ẩn nấp dƣới đất.

- Dế dũi có tính xu hóa mạnh, xu quang yếu.

- Ở Việt Nam cịn thấy xuất hiện lồi dế dũi (G. unispina Saussure).

Sâu trƣởng thành khác với loài trên, chân trƣớc dài mảnh; mép ngoài đốt ống chân sau chỉ có 1 gai.

4.3.2.5 Dế mèn nâu lớn (Brachytrupes portentosus Lichtenstein).

a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân thể dài từ 4050mm, rộng 13mm, màu nâu sẫm. Đầu và mảnh lƣng ngực trƣớc phát triển to rộng hơn thân. Có 2 mắt đơn trong suốt nằm trên ngấn trán. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân. Ở giữa mảnh lƣng ngực trƣớc có một ngấn chạy dọc và hai bên ngấn có 2 vân hình ngọn giáo màu nâu nhạt. Chân sau là chân nhẩy, hai bên đốt chày có 8 gai, cuối đốt ống có 4 cựa, bàn chân có 3 đốt. Cánh trên phủ hết bụng, cánh sau chập lại thò ra ngồi. Mạch cánh trên của con cái hình mạng lƣới, cịn mạch cánh trên của con đực phức tạp hơn vì có cơ quan phát âm. Con cái có ống đẻ trứng hình ngọn giáo ngắn hơn cánh

sau.

+ Trứng: hình quả bí xanh,

dài 4,5mm. Trứng đẻ thành đám ở cuối hang.

+ Sâu non: có 5 tuổi, lúc mới nở màu trắng xám, sau chuyển thành màu nâu xám, đến tuổi 4, tuổi 5 biến thành màu nâu xậm.

Hình 4.9 Dế mèn nâu lớn (con non)

b) Tập tính:

- Dế mèn nâu lớn phá hoại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4.

- Dế trƣởng thành giao phối vào tháng 10, con cái đẻ trứng ở đáy hang. - Sâu con từ tuổi 1 đến tuổi 3 thƣờng sống tập trung cùng một hang sâu khoảng 20cm, từ tuổi 4, tuổi 5 mỗi con đào một hang sâu từ 0,51m. Trên miệng hang có nhiều đất vụn. Khi đào hang dế dùng đầu và chân trƣớc để đội đất.

- Ban ngày dế mèn nâu lớn nằm ở trong hang, ban đêm chui ra cắn cây con để ăn.

- Thời kỳ giao phối dế cái và dế đực sống chung với nhau một hang. Dế đực ban đêm thƣờng bò lên cửa hang để phát âm.

4.3.2.6 Dế mèn nâu nhỏ (Gryllus testaceus Walker).

a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 1820mm, rộng 7mm, màu nâu nhạt hay màu nâu đen. Đầu và ngực rộng bằng thân, cũng có 2 mắt đơn nằm ở đỉnh đầu. Mảnh lƣng ngực trƣớc cũng có các vân giống nhƣ dế mèn nâu lớn. Chân sau cũng là chân nhẩy nhƣng đốt ống bẹt hơn và hai bên có 14 gai, cuối đốt ống cũng có 4 cựa và các bàn chân đều có 3 đốt. Cánh trên xếp vng hai bên thân. Mạch cánh trên của con cái và con đực cũng phân biệt giống nhƣ dế mèn nâu lớn. Con cái có ống đẻ trứng hình ngọn giáo dài hơn cánh sau.

+ Trứng: dài từ 2,43,8mm, rộng 0,320,34mm, hình quả bí xanh. + Sâu con: có 6 tuổi, lúc mới nở màu trắng xám, sau mỗi tuổi chuyển

dần sang màu nâu sẫm hoặc màu nâu đen.

b) Tập tính:

- Dế mèn nâu nhỏ phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 5.

- Dế đẻ trứng ở trong đất nhƣng khi nở ra chúng lại sống tập trung ở dƣới các đám cỏ khô. Ở trong rừng dế này thƣờng sống ở trong lớp thảm mục. - Đến mùa giao phối dế cái và đực cũng sống gần nhau, vào lúc 9 đến 12h đêm dế đực thƣờng kêu ”rích rích”.

- Dế mẹ và dế con ban ngày ẩn nấp ở dƣới các đám cỏ khơ, ban đêm bị ra cắn cây con.

Hình 4.10 Dế mèn nâu nhỏ

4.3.2.7 Châu chấu lúa (Oxya chinensis Thunberg). Đặc điểm:

Châu chấu trƣởng thành con cái thân dài hơn con đực, màu xanh vàng hoặc nâu bóng; râu đầu sợi chỉ có 23-28 đốt; mắt kép. Góc dƣới phía sau mảnh lƣng đốt bụng 3, 4 con cái có dạng gai. Mép sau mảnh sinh dục dƣới có 4 răng, cự ly giữa các răng bằng nhau. Châu chấu non thƣờng có 6 tuổi, màu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)