Ảnh hưởng của pH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định kháng sinh meropenem bằng phương pháp quang học sử dụng dung dịch nano vàng (Trang 54 - 55)

3.2. Khảo sát các điều kiện xác định meropenem bằng dung dịch nano vàng

3.2.1. Ảnh hưởng của pH

Nhờ lực tĩnh điện giữa các hạt nano vàng- citrate tĩnh điện âm nên dung dịch nano vàng có thể bền vững trong khoảng pH từ 4-12, pH của dung dịch quyết định dạng tồn tại và điện tích của meropenem cũng như điện tích bề mặt của hạt nano vàng. Khả năng co cụm của các hạt nano vàng tỉ lệ thuận với điện tích âm trên bề mặt hạt nano vàng. Khi khơng có mặt meropenem, ở pH càng cao dung dịch càng bền vững do điện tích âm của citrate tăng theo pH. Khi có mặt meropenem, meropenem kết hợp với hạt AuNPs thơng qua liên kết cộng hóa trị Au-S, meropenem dễ dàng bị hấp phụ trên bề mặt hạt citrate-AuNPs tích điện âm. Sự hấp phụ meropenem mang điện tích dương sẽ làm giảm điện tích âm trên bề mặt hạt Au khiến chúng co cụm lại với nhau.Vì vậy, pH của dung dịch ảnh hưởng tương đối lớn đến tỉ lệ độ hấp thụ quang A660/A520. Hình 3.4 cho thấy tỉ lệ độ hấp thụ quang A660/A520 tăng trong khoảng pH 3,0-4,0, sau đó giảm mạnh trong khoảng pH từ 5,0-8,0. Tại các giá trị pH lớn hơn 5,0 khơng có sự khác biệt đáng kể về co cụm của các hạt nano vàng khi thêm meropenem do ở pH cao các nhóm thio của meropenem phân li làm meropenem mang điện tích âm và khó hấp phụ trên bề mặt hạt citrate-nano Au cũng mang điện tích âm.

Bảng 3.1.Ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ độ hấp thụ quang

pH A520 A660 A660/A520

3,0 0,466 0,613 1,32

5,0 0,520 0,149 0,29

6,0 0,508 0,123 0,24

7,0 0,511 0,121 0,24

8,0 0,518 0,103 0,19

Hình 3.4. Ảnh hưởng của pH

Tại giá trị pH=4,0, tỉ lệ độ hấp thụ quang A660/A520 là lớn nhất. Do đó, trong các thí nghiệm tiếp theo lựa chọn giá trị pH=4,0 là giá trị tối ưu cho tất cả các khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định kháng sinh meropenem bằng phương pháp quang học sử dụng dung dịch nano vàng (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)