Tóm tắt điều kiện tối ưu:
Như vậy, có thể xác định meropenem bằng phương pháp hấp thụ phân tử UV-Vis trong những điều kiện đo tối ưu sau:
- Tín hiệu phân tích: tỉ lệ độ hấp thụ quang ở 2 bước sóng: A660/A520. - CNaCl = 0,016M.
- pH = 4,0
- CAuNPs = 2,5.10-4M.
- Thời gian phản ứng: 17 phút.
3.3. Đánh giá phương pháp phân tích xác định meropenem bằng dung dịch nano vàng vàng
Sau khi tối ưu hóa các điều kiện xác định meropenem, tiến hành đánh giá phương pháp phân tích thơng qua khảo sát khoảng tuyến tính, xây dựng đường chuẩn, xác định giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), độ chụm, độ đúng.
3.3.1. Xác định khoảng tuyến tính
Ghi phổ hấp thụ phân tử UV-Vis của các dung dịch meropenem có nồng độ khác nhau từ 5.10-7M- 2,5.10-5 M tại các điều kiện tối ưu vừa xác định ở trên (pH=4; NaCl 0016M, nano Au 2,5.10-4M, thời gian 17 phút) trong khoảng bước sóng 400-800nm. Xác định tỉ lệ độ hấp thụ quang A660/A520 (bảng 3.4) và biểu diễn mối quan hệ giữa A660/A520 theo logarit nồng độ meropenem trên hình 3.10.
Bảng 3.4. Nồng độ meropenem và tỉ lệ độ hấp thụ quang A660/A520.
Nồng độ meropenem (M) logC A660/A520
5,0.10-7 -6,30 1,11 7,5.10-7 -6,13 1,20 1,0.10-6 -6,00 1,22 2,5.10-6 -5,60 1,27 5,0.10-6 -5,30 1,32 7,5.10-6 -5,13 1,34 1,0.10-5 -5,00 1,31 2,5.10-5 -4,60 1,30
Hình 3.10. Đồ thị khảo sát khoảng tuyến tính xác định meropenem
Từ kết quả thu được cho thấy tỉ lệ độ hấp thụ quang A660/A520 tăng tuyến tính theo logarit nồng độ của meropenem trong khoảng từ 7,5.10-7M-7,5.10-6 M.
3.3.2. Xây dựng phương trình đường chuẩn
Đường chuẩn xác định meropenem được xây dựng trên các kết quả xác định khoảng tuyến tính ở trên trong khoảng nồng độ 7,5.10-7-7,5.10-6 M. Kết quả xây dựng đường chuẩn được biểu diễn trên hình 3.11.
1.000 1.080 1.160 1.240 1.320 1.400 1.480 0.5 1 1.5 2 2.5 3 A 66 0 /A 5 20 Log Cmeropenem(10-7 M)
Hình 3.11. Đường chuẩn xác định meropenem
Sử dụng hồi quy tuyến tính thu được phương trình đường chuẩn :
Y=0,136 x X+ 1,084 Hay A660/A520 = 0,136 x log Cmeropenem +1,084
Phương trình có hệ số tương quan R2= 0,9982 cho thấy X và Y có quan hệ tuyến tính, phù hợp để ứng dụng trong phân tích trong thực tế.
3.3.3. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu EXCEL và sử dụng cơng thức tính LOD và LOQ trong mục 2.3.4.1, các giá trị giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ cho meropenem thu được là:
LODmeropenem = 0,062 µg/ml LOQmeropenem = 0,204 µg/ml
So sánh giá trị LOD của phương pháp UV-Vis với các phương pháp phân tích khác như HPLC-UV, LC-MS/MS, điện di… cho kết quả như trong bảng 3.5.
Bảng 3.5.Giới hạn phát hiện của một số phương pháp xác định meropenem
Phương pháp LOD TLTK
HPLC-UV 1,06 µg/ml [38]
Sắc ký lỏng siêu hiệu năng
detector DAD (UHPLC/DAD) 0,15 µg /ml [15] Sắc ký lỏng tương tác thân nước 0,3 µg/ml [28]
y = 0.136x + 1.084 R² = 0.9982 1.18 1.2 1.22 1.24 1.26 1.28 1.3 1.32 1.34 1.36 0.7 0.9 1.1 1.3 1.5 1.7 1.9 2.1 A 66 0 /A 5 20 Log Cmeropenem(10-7M)
(HILIC)
LC-MS/MS 15,15 ng/ml [34]
Điện di mao quản trực tiếp 2 µg/ml [26] Phương pháp điện di mao quản
vùng (CZE) 4µg/ml [33]
UV-Vis sử dụng nano Au 0,062 µg/ml
Từ bảng 3.5 có thể thấy phép xác định meropenem trong mẫu thuốc bằng phương pháp
UV-Vis sử dụng nano vàng cho giới hạn phát hiện thấp hơn hẳn so với phương pháp điện di mao quản trực tip (2ữ 4 àg/ml) v phng phỏp HPLC-UV (0,15 ữ1,06 µg/ml), và cao hơn so với các phương pháp sắc ký hiện đại như LC-MS/MS (15,15 ng/ml). Tuy nhiên đây vẫn là một phương pháp có nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp ứng dụng rộng rãi tại các phịng thí nghiệm, có thể dùng để xác định meropenem trong mẫu phân tích có hàm lượng tương đối thấp với khoảng tuyến tính khi xác định meropenem là 7,5.10-7 -7,5.10-6 M.