CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch sinh thái
3.2.1. Đánh giá chung tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch sinh thái
Theo cách đánh giá của Panizza, để có thể đánh giá được giá trị tài của các dạng tài nguyên địa mạo chúng ta sẽ dựa trên các tiêu chí cụ thể như: khoa học,
kinh tế-xã hội, văn hóa - lịch sử và thẩm mỹ. Các giá trị này được đánh giá cao hay thấp đều phụ thuộc vào mức độ hiếm có, đặc biệt của các dạng tài nguyên địa mạo:
a) Về giá trị khoa học
Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên địa mạo. Để đảm bảo tiêu chí về giá trị khoa học, các dạng địa mạo phải có những đặc trưng sau: là mơ hình tiến hóa địa mạo; được sử dụng cho mục đích giáo dục; là một ví dụ về cổ địa mạo; là trụ cột của một hệ sinh thái.
- Mơ hình tiến hóa địa mạo:
Đặc trưng cho sự tiến hóa địa mạo được thể hiện rõ rệt nhất qua hình thái của hầu hết các thác nước trong khu vực nghiên cứu. Kiểu địa hình thác nước phần nào phản ánh các giai đoạn phát triển hay lịch sử phát triển địa chất chung của khu vực. Từ Pliocen trong giới Kainozoi, do có sự nâng lên của địa hình đạt 500 - 600m, địa hình có phân bậc rõ ràng, dẫn tới sự phân bậc của các thác nước trong khu vực. Đến cuối Pliocen và đầu Pleistocen, quá trình phun trào bazan diễn ra rất mạnh mẽ dẫn tới việc phủ gần hết các bề mặt bóc mịn tích tụ, các hoạt động nâng lên tiếp tục diễn ra mạnh, các hệ thống sông được thiết lập mới. Tiếp sau đó, hoạt động của núi lửa diễn ra mạnh mẽ, trong đại Tân sinh, tập trung trong các kỷ Neogen và Đệ tứ nên dấu tích của chúng cịn để lại rõ trên bề mặt địa hình. Tầng đá bazan do núi lửa phun khơng hịa tan trong nước tự nhiên nên các dòng chảy trên mặt đất được bảo tồn và mạng lưới sông suối vẫn tiếp tục phát triển, tạo nên các thác có địa hình phân bậc. Dịng sông Sêrêpốk với các thác Gia Long, Đray Nur, Đray Sáp, Trinh Nữ cũng khơng nằm ngồi quy luật trên.
Miệng núi lửa cũng là một trong những ví dụ điển hình về tiến hóa địa mạo trong khu vực. Các núi lửa trong khu vực nghiên cứu đều có dạng chóp do các núi lửa hoạt động theo kiểu phun trào, lượng dung nham tràn ra chảy tràn lên trên bề mặt. Sau đó, phần xung quanh miệng chóp có thể đã bị san bằng, hạ thấp do q trình phong hóa gây nên.
- Sử dụng cho mục đích giáo dục:
Các thành tạo địa hình và quá trình địa mạo trong khu vực như miệng núi lửa, hang động núi lửa và các thác nước đều có thể sử dụng cho mục đích nghiên
cứu và giáo dục. Thơng qua việc điều tra, khảo sát ngồi thực tế có thể giúp các nhà nghiên cứu hay các bạn sinh viên, học viên biết được quá trình hình thành, phát triển và thối hóa của các dạng địa hình đó.
- Là trụ cột của hệ sinh thái:
Chính địa hình và các thành phần cấu tạo nên địa hình đóng vai trị quan trọng, quyết định môi trường sống của một hệ sinh thái. Nếu địa hình bị biến đổi, thì hệ sinh thái cũng phải biến đổi theo và thích nghi với địa hình mới. Ngồi ra, địa hình đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành các hệ sinh thái. Chính bề mặt địa hình cao nguyên bazan kết hợp với những đặc điểm thuận lợi về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển tài nguyên rừng với nhiều loại gỗ quý hiếm Đây là khu vực có hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho vùng khí hậu á nhiệt đới núi cao xuất hiện nhiều loài động thực vật đặc hữu, rất q hiếm. Chính vì vậy địa hình là trụ cột của hệ sinh thái.
b) Giá trị văn hóa - lịch sử
Giá trị văn hóa, lịch sử tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở một số khía cạnh như: một nền văn hóa mang đậm nét đặc trưng của cư dân bản địa. Di sản văn hóa nơi đây có thể kể đến các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng như nhà dài, kiến trúc nhà mồ, các công cụ lao động,... cùng các di sản văn hóa phi vật thể như các tập tục, lễ hội,... Tất cả các di sản văn hóa này đều diễn ra trên bề mặt địa hình cao nguyên, bao phủ bởi các lớp thổ nhưỡng bazan liên quan đến quá trình thành tạo núi lửa.
Nhiều di chỉ trong khu vực có giá trị văn hóa - lịch sử cao khi đều gắn liền với các truyền thuyết của người dân tộc bản địa nơi đây về đấu tranh sinh tồn, đấu tranh bảo vệ dân tộc như thác Trinh Nữ, cụm thác Đray Nur - Đray Sáp, thác Gia Long... đây đều là những địa điểm nổi tiếng trong vùng, gắn liền với truyền thống, văn hóa của người dân bản địa.
Bên cạnh đó, các di chỉ cịn có tầm quan trọng về văn hóa - nghệ thuật. Như vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ hoặc thơ mộng của khung cảnh núi rừng, các hang động, thác nước đều là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, các nhà sáng tác thơ ca có những tác phẩm nghệ thuật hay, đi cùng năm tháng.
c) Giá trị về kinh tế - xã hội:
Tài nguyên địa mạo là các dạng tài nguyên mang tính cơ bản, giữ một vai trò khá quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch tại khu vực nghiên cứu. Hầu hết các tài nguyên địa mạo ở đây đều đang được khai thác theo các cách khác nhau để đem về nguồn thu cho ngành du lịch cũng như cho ngành kinh tế chung. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện hơn để phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên giá trị về kinh tế - xã hội cịn phụ thuộc vào các tiêu chí sau:
Khả năng tiếp cận: hệ thống hạ tầng đường giao thông tại khu vực nghiên cứu và các vùng phụ cận đang dần được hoàn thiện theo thời gian, các trục đường chính dẫn tới các khu du lịch đã được bê tơng hóa kiên cố, có khả năng kết nối được tới hầu hết các điểm du lịch. Chính vì vậy đã phần nào thu hút được thêm nhiều du khách tới thăm quan du lịch như các thác nước, những miệng núi lửa hùng vĩ. Tuy vậy, bên cạnh đó cịn có một số điểm có khả năng tiếp cận cịn khó khăn như hệ thống các hang động núi lửa đã hạn chế khá nhiều tới việc thu hút các đoàn khách tới du lịch.
Số lượng lượt khách trung bình mỗi năm tới khu vực nghiên cứu: các di chỉ địa mạo đặc trưng với nhiều giá trị và tiềm năng to lớn của mình có thể thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan nếu các địa điểm trên được quy hoạch, khai thác một cách hiệu quả.
Mức độ bảo vệ và tình hấp dẫn: là hai tiêu chí bổ sung cho nhau. Tính hấp dẫn được đánh giá tùy theo mức độ công nhận như ở: địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế. Với mức độ cơng nhận càng cao thì tương ứng mức độ bảo vệ di chỉ cũng càng nghiêm ngặt hơn, do đó khả năng có thể khai thác du lịch cũng bị nhiều giới hạn hơn bởi có sự quản lý, giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền liên quan.
Trong các dạng tài nguyên địa mạo đã được đề cập ở phần trên, một số đẫ được công nhận ở cấp địa phương là thác Trinh Nữ, thác Gia Long. Ở cấp quốc gia có di tích núi lửa cổ Chư B’luk. Đặc biệt, khu vực nghiên cứu có 2 di tích thắng cảnh đạt cấp quốc tế là cụm thác Đray Nur - Đray Sáp cùng với hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông).
d) Giá trị về thẩm mỹ:
Giá trị về thẩm mỹ là một giá trị tương đối rộng lớn, nó phụ thuộc rất nhiều vào những cảm nhận của từng cá nhân và mang tính chủ quan cao. Để có thể lượng hóa được giá trị này, có thể xem xét một số tiêu chí cụ thể như về khả năng quan sát, diện tích, độ cao (liên quan đến quy mơ di chỉ, khả năng bao qt), sự có mặt của từng hình thái độc đáo, các mức độ tương phản về màu sắc. Các di chỉ có độ cao, diện tích lớn đem lại ấn tượng mạnh hơn cho du khách cảm nhận về sự hùng vĩ, bao la của thiên nhiên hơn so với các di chỉ có diện tích nhỏ hơn. Cụ thể, đối với các thác nước như Đray Nur là thác nước lớn, để lại cho ta ấn tượng mạnh hơn về mặt khơng gian so với các thác có diện tích nhỏ hơn như thác Trinh Nữ hay thác Gia Long.
Một số dạng địa hình mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn do nằm ở độ cao lớn hơn so với khu vực xung quanh, có thể đem lại khả năng bao quát và tầm nhìn rộng lớn hơn cho những du khách muốn thưởng ngoạn như miệng núi lửa Chư B’luk với độ cao tương đối lớn đem lại khả năng quan sát rộng cho du khách. Các hang động như hang C9 hay C7, A1 với trần hang tương đối cao, lòng hang rộng cho thấy vẻ kỳ vĩ hơn các hang động khác.
Bên cạnh quy mơ lớn về diện tích, các di chỉ cũng có thể mang lại sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi các dạng địa hình độc đáo như: thác Đray Nur và thác Đray Sáp với địa hình đặc trưng dạng hàm ếch dưới chân thác, hay thác Trinh Nữ là một hệ thống nhiều những ghềnh nước được tạo thành từ nhiều tảng đá lớn nhỏ, xếp ngang dọc dưới lịng sơng. Ngồi ra, cịn có các miệng núi lửa cũng có hình thái rất đặc trưng.
Cùng với các yếu tố về hình thái thì màu sắc, trong đó cụ thể là sự tương phản về màu sắc là yếu tố gây ấn tượng mạnh đối với du khách như: vô số những khối đá bazan dạng cột với nhiều hình thù, kích thước đa dụng, được bao quanh là rừng núi rậm rạp, hùng vĩ; là những thác nước đổ mạnh tạo thành bọt tung trắng xóa.
Chính các dạng địa hình độc đáo trên đã cùng nhau kết hợp với nhau một cách hài hòa và đều tuân theo các quy luật của tự nhiên đã cùng tạo nên một bức tranh phong cảnh đa dạng, độc đáo trên phạm vi của khu vực nghiên cứu.