Hình 3.10: Lối vào hàng C8
Hang C8 có chiều dài 791m. Có cấu tạo phân nhánh tại ngay cửa vào hang.
Hang C8 độc đáo và khác biệt so với những hang dung nham khác bởi hang cịn có
nhiều nhánh nhỏ do khi núi lửa phun trào, dòng nham thạch chảy qua gặp nhiều khe rãnh tạo thành nhiều hang động.
Đây là trường hợp rất hiếm trong hệ thống hang động dung nham trên thế giới.
3.1.3. Bề mặt dung nham bazan nguyên sinh
Đối với tồn bộ khu vực huyện Krơng Nơ, tỉnh Đắk Nông, theo bản đồ địa chất 1/200.000 do Cục Địa chất và khoảng sản, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản thì các hang động tại đây phát triển ở những vùng được thành tạo trong đá bazan hệ tầng Xuân Lộc (Q
12 xl).
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của PGS.TS Đặng Văn Bào và các nhà nghiên cứu trong Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phân bố hang động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ”, magma trẻ nhất ở khu vực Tây Nguyên thuộc hệ tầng Phước Tân (βQ
13 pt). Như vậy, dấu hiệu để xác định các hang động
núi lửa ở cả khu vực Tây Nguyên là trên các thành tạo bazan trẻ nhất. Hiện tại theo các tài liệu hiện có thì đó là bazan thuộc hệ tầng Phước Tân (βQ
13pt). Hệ tầng này là các phun trào trẻ, dạng dòng chảy, lấp đầy các rãnh xâm thực cổ, tạo nên bề mặt khá bằng phẳng.
Các hoạt động phun trào núi lửa ở giai đoạn cuối được cho là diễn ra dưới dạng vừa chảy tràn vừa phun nổ, tạo nên các đồng bằng núi lửa. Các đồng bằng này có dạng vòm thoải, với phần cao nhất của đỉnh vịm là nơi bazan có bề dày lớn và tập trung các nón miệng núi lửa.
Về mặt địa chất, các hang động núi lửa trong khu vực đều nằm trong vùng có hoạt động phun trào núi lửa trẻ nhất. Trong giai đoạn này, có nhiều đợt phun trào núi lửa khác nhau, ngoài các minh chứng ở các lỗ khoan thì chúng cịn được thể hiện thơng qua các “kệ đá” (có thể là dấu tích những giai đoạn khác nhau của dòng dung nham còn được lưu lại) phát hiện thấy trong hang động.
3.1.4. Thác nước
Hệ thống các thác nước trong khu vực nghiên cứu nằm trong hệ tầng Xuân Lộc (Thác Gia Long, Thác Đray Nur và Đray Sáp) và hệ tầng La Ngà (thác Trinh
Nữ). Tất cả các thác nước kể trên đều có nguồn gốc từ núi lửa, nằm dọc theo dịng sơng Sêrêpốk theo hướng từ thượng nguồn xuống là thác Gia Long, Đray Nur - Đray Sáp và cuối cùng là thác Trinh Nữ. Việc xuất hiện của hệ thống các thác
nước này đã chứng tỏ được lịch sử hình thành của khu vực đã trải qua nhiều chu kỳ hoạt động kiến tạo nâng/hạ và phun trào núi lửa khác nhau.
Điểm đặc biệt tại các thác nước tại đây là đều có sự xuất hiện của các tảng đá bazan dạng cột nằm rải rác, đặc trưng của kiểu địa hình núi lửa. Các khối bazan dạng cột này được hình thành bởi các khe nứt nguyên sinh trong quá trình nguội lạnh của dung nham trong điều kiện cổ địa lý đặc biệt. Bazan dạng cột vốn ban đầu là một lớp phủ bazan trên mặt đất tương đối đồng nhất về thành phần cấu tạo, tuy nhiên sau khi quá trình nguội lạnh diễn ra các khối này đều đã co ngót thể tích tạo nên các cấu trúc dạng cột.
3.1.4.1. Thác Gia Long
Thác Gia Long có tọa độ địa lý: X = 107054’52.4” Y = 12031’40.6”
Thác Gia Long hay còn gọi là Đray Sáp Thượng có vị trí nằm trên sông Sêrêpốk thuộc địa phận xã Đray Sáp huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk và xã Đăk Sôr của huyện Krông K’Nô, tỉnh Đắc Nông cách thác Đray Sáp khoảng 6,2 km về phía thượng nguồn. Theo lời kể của nhân dân địa phương, tên thác gắn với việc vua Nguyễn Ánh (Gia Long) chạy trốn nhà Tây Sơn đến đây. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng tên thác là do Bảo Đại đặt khi ơng đến đây du ngoạn. Vì nó gắn với giai đoạn lịch sử vua Bảo Đại xây dựng hàng loạt khu nghĩ dưỡng, biệt thự ở Tây Nguyên và đặt tên các địa điểm tham quan theo tên của các vị vua.
Phần trên của dòng thác tiếp xúc với vách đá gốc, phần dưới rơi tự do và mở rộng. Thác nằm giữa núi rừng hùng vĩ. Vào mùa mưa thác cao khoảng 70m và rộng khoảng 10m. Thác Gia Long có vị trí ở phía thượng nguồn so với cụm thác Đray Nur và Đray Sáp, khi đổ về hạ nguồn, sông Sêrêpốk được tách làm hai nhánh tạo nên hai thác nước trên. Trước đây, cảnh quan của thác được đánh giá là rất đẹp, hệ sinh thái phong phú (Qua thác có vơ số cây rừng cổ thụ, nhiều cây tuổi thọ hàng trăm năm. Những cây kiền kiền, bạch tùng, du sam, chị xót,... với tán cây rộng lớn và cao. Mật độ rừng rậm rạp và rộng lớn nên vẫn còn giữ được hệ sinh thái đa dạng, thu hút chim muông, thú rừng sinh sống) nên luôn thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, kể từ khi xây dựng Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (là nhà máy thủy điện lớn thứ 2 Tây Nguyên, sau thủy
điện Yaly), nguồn cung cấp nước bị hạn chế dẫn tới lượng nước chảy qua thác giảm mạnh. Diện tích Thác Gia Long bị thu hẹp, vào mùa khơ, thác chỉ cịn là một dải nước rộng khoảng 8m.
Hình 3.11: Thác Gia Long Hình 3.12: Chân thác Gia Long
(Nguồn: Nguyễn Trọng Bách)
Vào ngày 04/01/1999, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã ra Quyết định số 01/1999/QĐ- BVHTT công nhận thác Đray Sáp Thượng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Diện tích quản lý của thác là 277,5 ha.
3.1.4.2. Cụm thác Đray Nur - Đray Sáp
Thác Đray Nur có tọa độ địa lý: X = 107053’24.0” Y = 12032’29.3” Thác Đray Sáp có tọa độ địa lý: X = 107053’20.0” Y = 12032’14.9”
Vị trí: cụm thác Đray Nur và Đray Sáp nằm trên sông Sêrêpốk, thuộc xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô ở vùng ranh giới giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Thác Đray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kuốp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đắk Lắk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Đray Sáp của sông Sêrêpốk, tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác cịn có tên thơng tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Đray Sáp thuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu.
Thác Đray Sáp cịn có tên gọi nữa là thác Chồng; Theo tiếng Êđê, Đray Sáp có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là là như màu sương khói.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ở Đắk Lắk, dịng sơng Sêrêpốk chỉ mới là một dịng nước bình thường, chảy quanh thôn làng. Và rồi, ở nơi hai bên bờ sông, một đôi nam nữ đã đem lịng u thương nhau, nhưng tình u của họ khơng chỉ bị ngăn cách bởi dịng sơng, mà cịn bị cấm đốn bởi hai gia đình. Quá đau khổ, trong một đêm tĩnh lặng, đơi tình nhân cùng nhau gieo mình xuống dịng nước để mãi mãi bên nhau. Thời khắc ấy, từ đâu gió to sóng lớn nổi lên cơn thịnh nộ, chia tách sông Sêrêpốk thành hai nhánh, mà sau này người dân hay gọi là nhánh sông đực và nhánh sơng cái. Dịng chảy của nhánh sơng đực đã tạo ra thác Đray Sáp và dịng chảy của nhánh sơng cái chính là hiện thân của thác Đray Nur
Các thác này có dịng chảy rất đẹp, lòng thác trải trên một mặt bằng khá rộng (đến 120m) trên nền đá bazan dạng cột độc đáo. Sự giao sắc của bọt nước trắng xóa với nền đá bazan màu đen có cấu trúc dạng cột ngả nghiêng, xô lệch làm tăng thêm cảm giác chông chênh và cho thấy sức mạnh phi thường của dịng nước xiết [7].
Ngồi giá trị thẩm mỹ, thác Đray Nur còn là một vết lộ địa chất khá quan trọng để minh chứng cho một giai đoạn phát triển đặc biệt của Tây Nguyên. Đó là sự phủ bất chỉnh hợp của bazan trên tập trầm tích Neogen - Đệ Tứ (khoảng 1-5 triệu năm), dưới là vỏ phong hóa feralit trên đá trầm tích Mesozoi bị chơn vùi, mà quan hệ này thường được gặp trong các lỗ khoan [7]. Quá trình xâm thực theo quy luật giật lùi của lịng sơng đã được hỗ trợ bởi sự không đồng nhất về vật chất cấu tạo nên vách xâm thực (thác nước). Đáy sông lộ ra các trầm tích rắn chắc thuộc hệ tầng La Ngà tuổi Jura, vách xâm thực/thác nước cấu tạo bởi trầm tích và phun trào bazan tuổi Neogen - Đệ tứ.
Cả hai thác nước này đều thuộc kiểu thác đập tràn với chiều rộng lớn hơn chiều cao, nước chảy từ các đỉnh thác tràn qua vách đá dựng đứng rơi xuống dưới
như kiểu đập tràn. Khu vực lòng thác Đray Sáp trải trên một diện tích mặt bằng khá rộng lên đến 100m, chiều cao của thác đạt trên 30m, đây có thể nói là thác nước đẹp và hùng vĩ nhất của khu vực Tây Nguyên.
Thác Đray Nur còn là một minh chứng cho hoạt động xâm thực giật lùi của dịng chảy, cho tính chất bền vững của thạch học đối với quá trình ngoại sinh [7].
Hình 3.13: Đá tại Chân thác Đray Nur (Nguồn: Đặng Văn Bào)
Hình thái thác nước (Hình 3.15) cho chúng ta thấy lịch sử phát triển địa chất chung của khu vực Tây Nguyên, đá trầm tích Mesozoi bị phong hóa mạnh trong vùng điều kiện khí hậu nhiệt đới. Trên bề mặt tương đối phẳng của cao nguyên cổ, một số nơi đã trước đây đã tồn tại các hồ nước, bồn trũng tích tụ vật chất trong hồ [7]. Ngay sau đó, bắt đầu xuất hiện nhiều đợt phun trào bazan mở đầu cho thời kỳ hoạt động mạnh của lớp vỏ Trái Đất tạo nên lớp phủ với những hình thái nêu trên.
Hình 3.15: Quan hệ giữa địa hình và địa chất tại khu vực thác Đray Nur (Nguồn: Đặng Văn Bào) (Nguồn: Đặng Văn Bào)
Hai bên của thác Đray Sáp là các vách dựng đứng với hình thái hàm ếch là những biểu hiện rất rõ ràng quá trình xâm thực theo quy luật giật lùi của các lòng sông. Từ những năm 1991 cụm thác Đray Nur và Đray Sáp đã được công nhận là những danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 1371/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch)
Hình 3.16: Thác Đray Nur Hình 3.17: Thác Đray Sáp
(Nguồn: Nguyễn Trọng Bách)
Xung quanh hai thác trên là khu vực hệ sinh thái rừng đặc dụng Đray Sáp với diện tích quy hoạch là khoảng 1.700 ha rừng nguyên sinh với khá nhiều loại gỗ quý như cà te, căm xe, hương, trắc,... Hiện tại, khu vực này có khoảng 1.400 ha rừng tự nhiên và số diện tích cịn lại là rừng trồng và đất trống cần được tái sinh rừng.
3.1.4.3. Thác Trinh Nữ
Thác Trinh Nữ có tọa độ địa lý: X = 12034’14.9” Y = 107054’16.1” Thác Trinh Nữ nằm trên dịng sơng Sêrêpốk, thuộc Thị trấn Ea T’linh huyện Cư Jut. Tuy thác không cao nhưng cảnh thiên nhiên ở đây khá đẹp. Thác chảy trên diện phân bố đá bazan dạng cột. Thác nằm cách trung tâm huyện Cư Jút
khoảng 3 km, và cách thành phố Buôn Ma Thuật khoảng 20 km theo quốc lộ 14. Hiện thác đang được công ty Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai thác với nhiều dịch vụ du lịch đa dạng kèm theo. Tên thác xuất phát từ một câu chuyện dân gian về một thiếu nữ. Cơ gái đã gieo mình xuống dịng nước ngày xưa để giữ trọn tình yêu. Người dân quanh vùng vì cảm động trước hành động đó, đã đặt tên cho dịng thác là Thác Trinh Nữ.
So sánh với các thác nước khác trong khu vực nghiên cứu, thác Trinh Nữ tuy không hùng vĩ bằng, nhưng thay vào đó thác được tạo thành từ vơ số tảng đá lớn nhỏ có kích thước khác nhau, tạo thành những ghềnh nước xếp thành từng hàng ngang dọc dưới lòng sơng Sêrêpốk. Tại đây có những khối đá bazan dạng cột to lớn và cả bazan dạng bọt, có màu xám hoặc xám đen, có tuổi trung bình
khoảng 1,6 triệu năm. Đường kính lớn nhất của các cột đá vào khoảng 35 - 40 cm, dài từ 3 đến 6 m. Từ đó đã tạo nên cho đá bazan ở nơi đây những vân đá có hình thù kỳ lạ. Có nhiều khối đá có kích thước dài, nằm chồng chất lên nhau, lộ rõ trong mùa khơ tại các lịng sơng. Vào mùa khô, khi nước về chảy rất xiết gặp các ghềnh đá nhơ lên tung bọt trắng xóa, tạo nên cảnh quan vơ cùng đẹp mắt.
Đằng sau những vách đá khác cịn có bãi tắm nước khá trong và khu vực rừng nguyên sinh là những địa điểm rất thích hợp cho nhiều du khách có nhu cầu du lịch dã ngoại, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
Hình 3.18: Thác Trinh Nữ (Nguồn Internet)
3.1.5. Hồ khu vực núi lửa
3.1.5.1. Hồ núi lửa tự nhiên
Khu vực nghiên cứu có khá nhiều hồ tự nhiên với kích thước khác nhau, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu. Kiểu địa hình nhân sinh đặc trưng nhất trong khu vực đó là các hồ chứa nước như hồ Ea Kao, hồ Chư Káp, hồ Dray Bhang hay hồ Ea Bơng,... Các hồ được đắp với mục đích tạo cảnh quan du lịch, phân bố chủ yếu trong khu vực nghiên cứu. Ngồi ra, cũng có một số hồ nước
được xây dựng với mục đich thủy điện như hồ thủy điện Sêrêpốk, hồ Bn Kuốp. Dạng địa hình này hình thành trên cơ sở các mương xói, máng xói, do con người đắp đập mà dòng nước bị chặn tạo thành hồ.
Cơ chế thành tạo hồ tự nhiên gồm 02 kiểu:
Kiểu thứ nhất: Là do hiện tượng ngăn dòng chảy tại cửa thung lũng của các sơng, suối cổ bởi dịng dung nham bazan.
Kiểu thứ hai: do hiện tượng đoạt dòng chảy tại các khúc sơng hình móng ngựa.
Hình 3.19: Hồ tự nhiên Sin Nơ được hình thành do sự chặn dịng chảy của khối bazan Chư B’luk (Nguồn: Google Earth)
3.1.5.2. Hồ nhân tạo
Hồ thủy điện Buôn Kuốp nằm trong địa phận các xã Hòa Phú (huyện Cư Jút), xã Nam Đà (huyện Krông Nô) và xã Đray Sáp (huyện Krông Ana), cách chỗ hợp lưu của các sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu. Cơng trình có cơng suất 280 MW và là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở khu vực Tây Ngun sau cơng trình thủy điện Yaly. Nhà máy thuỷ điện Bn Kuốp đã hồ
lưới điện quốc gia. Ngồi ra, cơng trình cịn có nhiệm vụ điều hịa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du cơng trình và ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản.
Thủy điện Buôn Kuốp nằm trong dự án quy hoạch bậc thang thủy điện sông Sêrêpốk. Năm cơng trình thủy điện khác trong dự án này bao gồm: Đức Xuyên (58 MW), Buôn Tua Srah (86 MW), Dray H'ling (28 MW), Sêrêpôk 3 (220 MW) và Sêrêpôk 4 (33 MW).
Theo thiết kế kinh tế - kỹ thuật, Nhà máy Thủy điện Buôn Kuốp khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện bình quân 1,4 tỷ kWh/năm.
Hình 3.20: Hạ lưu khu vực hồ thủy điện Bn Kuốp Bn Kuốp
Hình 3.21: Hồ và nhà máy thủy điện Buôn Kuốp Buôn Kuốp
Vào mùa khô, thủy điện ngưng xả để trữ nước khiến mặt hồ phẳng lặng, trong xanh như một tấm gương khổng lồ. Những tảng đá nổi cao, nhấp nhô chen nhau, những đám mây trắng in rõ xuống lòng hồ xanh biếc,… Tất cả được đặt trong một khơng gian thống đãng, trong lành khiến hồ đá này trở thành nơi nghỉ chân lý tưởng trong chuyến thăm thú Đắk Lắk. Là địa điểm vẫn còn giữ nguyên được những nét hoang sơ, mộc mạc nên nơi đây ngày càng thu hút được nhiều dân