(Nguồn: Internet)
Tại khu vực xung quanh miệng núi lửa Chư B’luk, đây là một trong số các miệng núi lửa đã bị người dân bản địa khai thác mạnh. Người dân đã tiến hành các hoạt động chặt phá rừng trái phép lấy gỗ gây nên cảnh quan trơ trụi tại một số điểm khảo sát. Hiện nay, khu vực này đang nằm trong quyền quản lý của Ban quản lý rừng phịng hộ, Cơng ty TNHH thương mại dịch vụ Phú Gia Phát. Hầu như cảnh quan cịn xót lại của khu vực núi lửa này là các khu rừng trồng mới.
- Hệ thống hang động núi lửa
Toàn bộ hệ thống hang động núi lửa trong khu vực nghiên cứu hầu như đều mới được phát hiện và gần như chưa có nhiều hoạt động du lịch tại đây. Vì điều kiện địa lý khó tiếp cận tới vị trí của các cửa hang nên hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đáp ứng cho các hoạt động du lịch tại những địa điểm có hang động là gần như khơng có. Hiện tại, các hình thái du lịch tại đây chủ yếu là nghiên cứu khoa học kết hợp với du lịch mạo hiểm. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa cấp phép để phục vụ tham quan với mục đích kinh tế cho các hang động núi lửa này.
Hiện trạng các hang động núi lửa tại đây còn tương đối nguyên sơ, chưa chịu nhiều tác động của con người do phần lớn các hang động vẫn đang trong q trình nghiên cứu, khảo sát là chính. Tuy nhiên, tại một số hang động có xảy ra tình trạng người dân bản địa đến bắt dơi làm thực phẩm cũng như vứt rác thải ra các hang làm ảnh hưởng tới cảnh quan nguyên thủy của các hang động.
Trong giai đoạn gần đây, UBND tỉnh Đắk Nông đang triển khai đề án xây dựng công viên địa chất quốc gia hang động núi lửa Krông Nô, đồng thời chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình UNESCO cơng nhận đây là cơng viên địa chất toàn cầu.
3.3.1.2. Thực trạng tổ chức và quản lý du lịch
a) Hiện trạng phát triển du lịch và công tác quản lý hoạt động du lịch
Công tác bảo tồn di sản thiên nhiên ỏ khu vực nghiên cứu vẫn chưa được chú ý một cách đúng mức, nhiều di sản đã và đang bị tàn phá nặng nề. Tài nguyên rừng bị khai thác kiệt quệ cùng với đó là diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, gỗ và lâm sản bị khai thác tới mức tàn phá; động vật hoang dã bị săn bắt trộm tràn lan. Tính đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên bị đe dọa. Các di sản địa chất nằm trong các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia về cơ bản đã được bảo vệ. Các di sản khác nằm ngoài các khu vực trên và các di sản địa chất chưa được điều tra xác lập cụ thể vẫn đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và bị phá hủy do các hoạt động nhân sinh.
Trong thời gian gần đây công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được chú trọng với nhiều hình thức: Phát hành đĩa DVD, xuất bản bản đồ dịch vụ du lịch,
các ấn phẩm du lịch, xây dựng pano quảng bá trên các trục đường chính, xây dựng trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các Website của tỉnh: Cổng thông tin điện tử Đắk Nông, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch… Tỉnh đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Campuchia) để liên kết phát triển du lịch, tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển.
Tỉnh Đắk Nông đã ban hành một số quyết định, chiến lược về công tác phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2020. Với mục tiêu là từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách. Góp phần thực hiện thành công tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 18%, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từng bước kiện toàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, đa dạng hóa các loại hình du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp du lịch tâm linh, hội nghị, hội thảo, khám phá và các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa.
Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng nói chung và du lịch nói riêng cịn nhiều hạn chế, các trục đường giao thơng chính bị xuống cấp, chậm được khắc phục. Hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư nâng cấp. Sản phẩm du lịch cịn thiếu, mới chỉ hình thành hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, các sản phẩm về tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mới chỉ đầu tư bước đầu, quy mô nhỏ lẻ chưa tạo được ấn tượng cho du khách, chất lượng dịch vụ chưa cao. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu về số lượng và chuyên môn, hiệu quả kinh doanh thấp nên nhà đầu tư chưa chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, thái độ phục vụ nhân viên. Trên địa bàn chưa có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, chủ yếu hiện nay là lao động phổ thơng. Tình trạng xuống cấp và xâm hại tài nguyên du lịch diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt
tại các khu, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn dẫn đến sức hấp dẫn tài nguyên giảm, nhà đầu tư nản lịng. Kinh phí hoạt động xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế nên chưa thể tham gia vào các hoạt động quảng bá mang tính quốc gia, quốc tế do các địa phương lân cận tổ chức. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chưa tổ chức được các đồn Famtrip của các hãng lữ hành, báo đài, các tỉnh lân cận để khảo sát, kết nối tour, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện các nhà đầu tư, đơn vị kinh doanh du lịch tiếp cận với Đắk Nông.
Hiện tại, một số công ty đã tự tổ chức các Tour du lịch đi thăm quan các hang động trong hệ thống: Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ (TP.HCM) đã đưa vào
khai thác tour du lịch tham quan quần thể hang núi lửa lớn nhất Đông Nam Á ở huyện Krông Nô (Đắk Nơng). Theo đó, tour được thiết kế để du khách lần lượt tham quan khám phá hang C3 hình ống có chiều dài 594,4m.
b) Cơng tác quản lý các di sản địa mạo
Tính đến trước năm 2016, cơng tác quản lý các di sản địa mạo tại khu vực nghiên cứu còn bị bỏ ngỏ và chưa được chú ý đúng mức, các di sản tại đây đứng trước nguy cơ bị xâm hại do các hoạt động của cả tự nhiên lẫn các hoạt động nhân sinh. Theo Quyết Định 117/QĐ-DKHCN ngày 11/7/2015 của Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt thuyết minh và kinh phí thức hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, điều tra đánh giá di sản địa chất, xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Hiện nay, rác thải sinh hoạt được xả bừa bãi ra môi trường hiện đang là vấn đề chung đối với mọi khu du lịch, gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực cũng như các khách du lịch. Tại khu vực nghiên cứu, tại một số hang động núi lửa, đã có hiện tượng những người dân xung quanh khu vực nghiên cứu vào hang săn bắt dơi làm thức ăn, đổ các rác thải sinh hoạt vào hang, ghi nhận thực địa có trường hợp người dân đã vứt đồ dùng sinh hoạt, các rác thải qua giếng trời xuống hang, gây mất cảnh quan tự nhiên, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm tiếng ồn: Các khí độc hại xả trực tiếp ra môi trường và tiếng ồn thông qua các hoạt động vận tải cũng gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là khu vực phân bố các hang động, các thác nước trong khu vực nghiên cứu. Tiếng ồn và rung do các phương tiện hoạt động của con người có thể làm sập trần hang động. Tuy tại khu vực nghiên cứu, do lưu lượng các phương tiện đi lại ít, chủ yếu là các phương tiện thô sơ nên vấn đề trên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cảnh quan, tuy nhiên trong tương lai gần cũng cần phải tính đến để có các biện pháp đề phịng, khắc phục cụ thể.
Phần lớn các tài nguyên địa mạo ở khu vực nghiên cứu đều phân bố ở
những khu vực hoang dã, chưa có nhiều dân cư sinh sống nên vấn đề quản lý hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho nhiều du khách chưa có ý thức cao gây ảnh hưởng nguy hại cho các di sản địa mạo. Đồng thời nhận thức của du khách cũng như cộng đồng dân cư tại đây chưa cao nên các cảnh quan dễ bị xâm hại do các hiện vật dễ bị lấy đi hoặc tàn phá như các khoáng vật, các nhũ đá, đá cảnh….
Kể từ sau năm 2016, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành các Quyết định thành lập các Ban chỉ đạo để xây dựng công viên địa chất, thành lập các ban quản lý tại các khu vực có các di sản thiên nhiên vì vậy cơng tác bảo tồn đã được chú ý và có nhiều thuận lợi hơn. Có thể nói, di sản địa mạo tại khu vực nghiên cứu hiện nay đã được bảo tồn để phục vụ khai thác một cách hiệu quả.
3.3.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu vực núi lửa Chư B’luk
3.3.2.1. Thành lập các cụm du lịch
Khu vực núi lửa Chư B’luk hình thành 05 cụm du lịch dựa trên tài nguyên địa mạo được ký hiệu từ B.3.1 đến B.3.5 bao gồm:
- B.3.1. Cụm du lịch thác nước (Đray Nur, Đray Sáp, Gia Long).
Hướng khai thác chủ yếu đối với cụm du lịch này là tham quan cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của các thác nước với sự kết hợp các hoạt động cắm trại, nghỉ dưỡng, vui chơi tại chỗ. Đồng thời, có thể tổ chức các hoạt động như tắm suối hay mơ hình du lịch mạo hiểm như vượt thác, leo núi,....
- B.3.2. Cụm du lịch hang động núi lửa Đắk Sôr.
Hướng khai thác của cụm du lịch này chính là cảnh quan thiên nhiên rộng lớn, nguyên sơ của khu vực cao nguyên bazan cùng với hệ thống các hang động núi lửa nguyên sinh với các hang động lớn và đẹp nhât khu vực Đông Nam Á là hang C7, C6 kết hợp với hoạt động cắm trại, nghỉ dưỡng tại chỗ. Đây sẽ là điểm du lịch rất hấp dẫn đối với những người yêu khoa học, mạo hiểm.
- B.3.3. Cụm du lịch miệng núi lửa, hang động núi lửa và bề mặt bazan nguyên sinh Chư B’luk.
Cụm du lịch có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu quá trình lịch sử phát
triển địa chất, địa hình khu vực cùng các q trình phong hóa xảy ra ở miệng núi lửa. Ngồi ra, các miệng núi lửa cịn có thể phát triển các sản phẩm đặc trưng như leo núi, cắm trại.
Các hang động sẽ là những điểm du lịch rất ý nghĩa đối với những người yêu khoa học, mạo hiểm và thích trải nghiệm cuộc sống tự nhiên hoang sơ, kỳ thú.
- B.3.4. Cụm du lịch hệ sinh thái nông nghiệp Nam Đà: bao gồm các điểm tại khu vực bề mặt cao nguyên bazan và khu vực bề mặt tích tụ đầm lầy thuộc địa phận xã Nam Đà.
Định hướng xây dựng thương hiệu để phát triển du lịch gắn liền với với du lịch sinh thái nơng nghiệp. Giữ ngun hiện trạng để giữ gìn cảnh quan, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Đồng thời có các phương án trồng các loại cây phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình khu vực, không trồng rừng để biến khu vực này phát triển các mơ hình nơng nghiệp đặc trưng hình thành di sản phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.
- B.3.5. Cụm du lịch hồ tự nhiên Sin Nô và dấu vết đầm lầy cổ do hoạt động núi lửa.
Định hướng phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái. Hồ tự nhiên Sin Nô là hồ có mặt nước rộng, chất lượng nước tốt kết hợp cảnh quan đồi núi thấp, thích hợp cho xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng. Đồng thời, dấu vết của đầm lầy cổ mà hiện nay hình thành nên các vùng trũng đang được người dân sử dụng để canh tác nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu…, thích hợp phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp.
3.3.2.2. Thành lập các các điểm du lịch khác
Xây dựng các điểm du lịch mới là những nơi để du khách tập trung, di chuyển tới và dễ dàng nhận biết trong các tour du lịch. Đồng thời mỗi điểm du lịch được lựa chọn là những địa điểm phù hợp nhất đặc trưng cho các dạng tài nguyên địa mạo núi lửa tại khu vực nghiên cứu. Trong luận văn đề xuất xây dựng thêm 04 điểm du lịch ngoài các cụm du lịch đã nêu trên bao gồm:
- Điểm du lịch tại hồ thủy điện Buôn Kuốp. - Điểm du lịch tại hồ núi lửa Sin Nô.
- Điểm du lịch tại khu vực đầm lầy thuộc xã Nâm N’Đir. - Điểm du lịch tại bề mặt san bằng cao 600-700m.
3.3.2.3. Các trung tâm đón tiếp du lịch
Đề xuất 03 điểm được xây dựng là trung tâm đón tiếp du khách tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 02 trung tâm hiện đã có sẵn và đề xuất xây dựng mới thêm 01 trung tâm đón tiếp.
- Hai trung tâm đón tiếp du lịch hiện có là:
i) Khu du lịch thác Đray Nur (huyện Krông Ana, Đắk Lắk) đặt tên là Trung tâm du lịch Đray Nur (A1).
ii) Khu du lịch cụm thác Đray Sáp - Gia Long (xã Đắk Sô, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đặt tên là Trung tâm du lịch Đray Sáp - Gia Long (A2).
Đây là hai khu du lịch hiện có, đã bước đầu có hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở và giao thông đi lại tương đối thuận lợi cho các đoàn khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng. Đây là điểm tiếp đón khách du lịch từ hướng Ban Mê Thuật đi xuống và Thành phố Hồ Chí Minh đi lên theo Quốc lộ 14 rẽ theo Quốc lộ 28 đi vào.
Hai trung tâm đón tiếp này nằm khá gần nhau, chỉ cách nhau bởi dịng sơng Krơng Ana, nơi con sông mở rộng sau khi đổ xuống 2 thác nước nổi tiếng. Đây cũng là 2 khu du lịch thuộc sự quản lý của 2 tỉnh khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, tăng sức hấp dẫn du lịch chung, đáp ứng được quyền lợi của du khách và nhà đầu tư, cần phải xây dựng lại hệ thống giao thông nối thông giữa 2 khu này. Đây cũng là điều kiện cho sự liên kết giữa các khu, các tuyến du lịch sẽ được đề cập tới ở phần sau.
- Đề xuất xây dựng trung tâm đón tiếp mới tại tại vị trí của Ban quản lý rừng Phịng hộ Chư B’luk (xã Bn Choa’h, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đặt tên là Trung tâm du lịch Chư B’luk (A3) do:
+ Đây là vị trí thuận tiện cho giao thơng, các phương tiện giao thơng có thể di chuyển đến tận địa điểm đón tiếp mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Đây là điểm đón tiếp du khách từ hướng Đắk Mil đi tới, từ Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Nghĩa đi lên.
+ Là vị trí trung tâm của các điểm du lịch khu vực núi lửa Chư B’luk, tại đây có thể di chuyển tới các điểm du lịch khác đều thuận lợi về mặt giao thông và