3.1.5. Hồ khu vực núi lửa
3.1.5.1. Hồ núi lửa tự nhiên
Khu vực nghiên cứu có khá nhiều hồ tự nhiên với kích thước khác nhau, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu. Kiểu địa hình nhân sinh đặc trưng nhất trong khu vực đó là các hồ chứa nước như hồ Ea Kao, hồ Chư Káp, hồ Dray Bhang hay hồ Ea Bông,... Các hồ được đắp với mục đích tạo cảnh quan du lịch, phân bố chủ yếu trong khu vực nghiên cứu. Ngồi ra, cũng có một số hồ nước
được xây dựng với mục đich thủy điện như hồ thủy điện Sêrêpốk, hồ Bn Kuốp. Dạng địa hình này hình thành trên cơ sở các mương xói, máng xói, do con người đắp đập mà dòng nước bị chặn tạo thành hồ.
Cơ chế thành tạo hồ tự nhiên gồm 02 kiểu:
Kiểu thứ nhất: Là do hiện tượng ngăn dòng chảy tại cửa thung lũng của các sơng, suối cổ bởi dịng dung nham bazan.
Kiểu thứ hai: do hiện tượng đoạt dòng chảy tại các khúc sơng hình móng ngựa.
Hình 3.19: Hồ tự nhiên Sin Nơ được hình thành do sự chặn dịng chảy của khối bazan Chư B’luk (Nguồn: Google Earth)
3.1.5.2. Hồ nhân tạo
Hồ thủy điện Buôn Kuốp nằm trong địa phận các xã Hòa Phú (huyện Cư Jút), xã Nam Đà (huyện Krông Nô) và xã Đray Sáp (huyện Krông Ana), cách chỗ hợp lưu của các sông Krông Nô và Krông Ana khoảng 10 km về phía hạ lưu. Cơng trình có cơng suất 280 MW và là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở khu vực Tây Ngun sau cơng trình thủy điện Yaly. Nhà máy thuỷ điện Bn Kuốp đã hồ
lưới điện quốc gia. Ngồi ra, cơng trình cịn có nhiệm vụ điều hịa nguồn nước, cấp nước tưới cho hạ du công trình và ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, tạo cảnh quan du lịch, phát triển giao thông, thủy sản.