2.2.2.2. Nhóm địa hình có nguồn gốc bóc mịn
Đây là nhóm địa hình có diện tích phân bố lớn thứ 02 trong khu vực nghiên cứu. Nhóm địa hình này bao gồm 03 đơn vị địa mạo: Bề mặt san bằng cao 600- 700m; bề mặt Pediment cao 350-450m; sườn bóc mịn-cấu trúc dốc 8-120.
4. Bề mặt san bằng cao 600 - 700 m: Đây là dạng địa hình có tuổi
Pliocen sớm phân bố với diện tích rất ít, nằm rải rác ở phía nam khu vực nghiên cứu, thuộc địa phận xã Ea R’Bin. Kiểu địa hình này nằm trong khu vực thuộc hệ tầng La Ngà có thành phần chủ yếu là bột kết màu xám, phong hóa xám vàng, kém phát triển với dạng dải, dễ vỡ vụn thành các mảnh nhỏ. Đây là kiểu địa hình có độ cao chủ yếu từ 600 đến khoảng 700m. Độ dốc địa hình của khu vực rất lớn, chủ yếu đạt trên 250. Đồng thời, cường độ phân cắt sâu cũng rất cao, đạt trên 150 m/km2
5. Bề mặt Pediment cao 400 - 450m: là bề mặt san bằng có độ cao thấp
nhất, phát triển chủ yếu dọc theo các thung lũng, có độ cao khoảng 400 - 450m, quá trình san bằng diễn ra chủ yếu ở chân các núi.
6. Sườn bóc mịn cấu trúc dốc 8-120: phân bố rộng hơn ở khắp khu vực nghiên cứu, nhưng tập trung hơn ở phía nam và cũng thuộc hệ tầng La Ngà tuổi Jura. kiểu địa hình sườn bóc mịn thường nằm bao quanh địa hình bề mặt san bằng cao 600-700m ở trên. Kiểu địa hình này chủ yếu nằm trong khu vực có độ cao lớn khoảng từ 500-600 m. Sườn có độ dốc từ 8 - 120, được tạo thành từ q trình trọng lực, bóc mịn hoặc rửa trôi bề mặt, chủ yếu phát triển trên đá trầm tích và trầm tích phun trào. Ngồi ra, giá trị phân cắt sâu cũng khá lớn, chủ yếu từ 100 - 150 m/km2.
2.2.2.3. Nhóm địa hình nguồn gốc dịng chảy và đầm lầy.
Đây là nhóm dạng địa hình phân có diện tích phân bố nhỏ, phân bố dọc theo các thung lũng sơng trong khu vực nghiên cứu. Nhóm dạng địa hình này bao gồm: Bề mặt tích tụ sơng-đầm lầy; Lịng sơng và bãi bồi hiện đại.
7. Bề mặt tích tụ sơng - đầm lầy: Kiểu địa hình này phân bố với diện tích
lớn, dọc theo dịng sơng cổ từ phía Nam của khu vực nghiên cứu đến khu vực Thị trấn Bn Trấp. Dạng địa hình này xuất hiện tại các khu vực trũng xâm thực bề mặt thấp, bị chắn bên ngồi bởi các thềm nguồn gốc sơng cao hơn. Phía trước khu vực lịng sơng chảy lượn vịng qua khối bazan này, lịng sơng uốn khúc mạnh với nhiều di tích lịng sơng cổ (hình 2.10, 2.11). Hình thành do khối bazan chặn dịng sơng tạo thành các vùng đầm lầy, sau phá dần phần rìa khối bazan, đẩy dịng sơng ra xa so với vị trí trước đây. Trầm tích tạo đồng bằng gồm sét bột chứa thực vật, than bùn, gắn kết yếu. Bề mặt này thường bị ngập nước vào mùa mưa. Đồng bằng thung lũng giữa núi, phát triển rải rác trong khu vực nghiên cứu và trùng với các thung lũng sông lớn, như đồng bằng Buôn Choah…được cấu tạo bởi thành tạo trầm tích Đệ Tứ các bãi bồi và thềm sông của hệ thống sông Sêrêpốk. Những đồng bằng dạng này thường khá bằng phẳng và có chiều dài từ 7 km cho đến 8 km và rộng từ 300-1000m.
Hình 2.10: Dịng sơng Sêrêpốk lượn vịng theo khối dung nham bazan Chư B’luk (trái) và uốn khúc mạnh với nhiều di tích lịng sơng cổ ở đoạn trước khối bazan (phải);
(Nguồn: Google Earth)
Hình 2.11: Thung lũng giữa núi tại xã Bn Choah (Nguồn: Nguyễn Trọng Bách)
8. Lịng sơng và bãi bồi hiện đại: là dạng địa hình có diện tích nhỏ nhất
phân bố dọc theo hầu hết hệ thống sơng trong khu vực nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu là những sơng ngắn, hay nhánh sơng của dịng sông Sêrêpốk, kéo dài từ Nam đến Bắc khu vực nghiên cứu đi qua các cụm thác Gia Long, Đray Nu, Đray Sáp, thác Trinh Nữ, thác Gia Long, hồ thủy điện Buôn Kuốp. Bề mặt của các bãi bồi thường có độ cao thấp (độ cao tương đối chỉ đạt từ 0 - 2 m) và được tạo thành chủ yếu do sự xói lở bề mặt hoặc được bồi tụ bởi dịng nước vào mùa lũ. Địa hình này có thành phần của trầm tích chủ yếu là cát sạn cuổi tảng đa khống.
Hình 2.12: Lịng sơng và bãi bồi hiện đại (Ảnh Nguyễn Trọng Bách)
2.2.3. Khái quát lịch sử phát triển địa hình khu vực
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, phần lớn lãnh thổ được hình thành ở giai đoạn Paleogene - Đệ tứ (Giai đoạn san bằng và hoạt động phun trào bazan khuyếch tán lục địa).
Giai đoạn này được chia thành 02 giai đoạn nhỏ là: Giai đoạn Paleogene và giai đoạn Neogene Đệ tứ.
Giai đoạn Paleogene: được bắt đầu từ q trình xâm thực và bào mịn, từ đó tạo ra các kiểu bề mặt san bằng phổ biến ở Tây Nguyên. Tại khu vực nghiên cứu có 03 kiểu bề mặt san bằng chính gồm:
Bề mặt san bằng có độ cao từ 300 đến 400m Bề mặt san bằng có độ cao từ 500 đến 800m Bề mặt san bằng có độ cao từ 1400 đến 1600m
Vào giai đoạn Neogene - Đệ tứ, địa hình khu vực nghiên cứu tiếp tục được nâng lên mạnh mẽ theo kiểu vòm khối tảng. Hoạt động phun trào bazan được bắt đầu. “Các bazan được tạo ra từ sự giảm áp của manti khơng đồng nhất, ít nhớt,
bao gồm manti thạch quyển chịu nhiệt đổi trạng thái lưu biến sang quyển mềm trong khi nung nóng và căng dãn [14].
Hoạt động phun trào Neogene Đệ Tứ phát triển rộng khắp tồn bộ khu vực nghên cứu. Có thể phân chia làm 3 giai đoạn phun trào chính.
Giai đoạn phun trào bazan Miocen giữa, sự hoạt động kiến tạo mạnh có kèm theo xâm nhập đã nâng cao địa hình với cự ly nơi mạnh nhất khoảng 500- 700m. Do đợt vận động tạo núi này, toàn bộ khu vực Tây Nguyên đều được nâng lên. Tiếp đó, các vận động nâng yếu dần và nhường chỗ cho quá trình phá hủy của ngoại lực, từ đó đã tạo ra các bề mặt bằng phẳng dạng thung lũng rộng.
Giai đoạn phun trào Pliocene - Đệ Tứ, thuộc hệ tầng Túc Trưng, có quy mơ lớn hơn cả trong tồn khu vực Tây Ngun, cũng như chiếm diện tích lớn nhất so với các loại đá của khu vực nghiên cứu đã tạo nên các vòm phủ bazan rộng lớn. Hoạt động phun trào diễn ra rầm rộ dẫn tới địa hình đã hình thành các dạng bậc rõ ràng. Các thung lũng mới được hình thành tạo nên các đồng bằng ở trong núi rộng rãi. Đồng thời hoạt động này cũng tạo nên các hồ tự nhiên rộng với trầm tích là hạt mịn và than. Các kiểu kiến tạo cộng với các quá trình ngoại sinh đã làm biến dạng các bề mặt san bằng tuổi Oligocene trước đó để tạo nên địa hình đồi, núi thấp và các phần trũng được lấp đầy bởi vật liệu phun trào.
Phun trào bazan Đệ tứ (cuối Pliocene và đầu Pleistocene), thuộc hệ tầng Phước Tân, chiếm diện tích nhỏ ở khu vực nghiên cứu. Quá trình phun trào bazan lại bùng nổ một lần nữa và đã phủ lên gần hết các bề mặt bóc mịn tích tụ. Các hoạt động nâng lên trên xảy ra dọc theo các đứt gãy. Bề mặt các bán bình ngun bóc mịn và các cao nguyên bazan bị phong hoá laterit rất mạnh mẽ, hình thành nhiều hệ thống sơng suối mới. Các sông bị lớp bazan phủ lên chắn ngang dịng làm thay đổi hình thái và tạo nên các trũng lầy cũng như các bậc thác ghềnh mới.
Đến cuối Đệ Tứ, hình thành hàng loạt các kiến trúc đứt gãy theo phương đông bắc - tây nam và tây bắc - đông nam. Các đứt gãy mang tính chất tách thuận hoặc trượt bằng chịu ảnh hưởng của trường ứng suất kiến tạo là những kênh dẫn với các dòng dung nham đi lên và tràn ra trên bề mặt trái đất tạo nên các vòm bazan nhỏ như khu vực núi lửa Chư B’luk. Ngồi ra cịn xuất hiện hàng loạt các vách kiến tạo do trượt thuận của các đứt gãy tạo nên như thác Gia Long, thác Đray Sáp…[14].
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC NÚI LỬA CHƯ B’LUK TRÊN CƠ SỞ ĐỊA MẠO 3.1. Tài nguy n địa mạo tại khu vực núi lửa Chư B’luk
3.1.1. Các miệng núi lửa
Ở trung tâm của khu vực nghiên cứu là núi lửa Chư B’luk nằm trơ trọi giữa cánh đồng Buôn Choah, trơng xa có dạng một hình thang cân đối. Miệng núi lửa
trịn đều, có đường kính khoảng 600m và chiều sâu xuống đáy là 60m. Đặc biệt, thảm thực vật trên núi khá đa dạng. Mặt ngoài núi lửa là rừng với các loại cây họ dầu mọc lưa thưa, hay rụng lá vào mùa khô, xung quanh miệng núi lửa là vô số bụi le, cỏ phát triển dày đặc, cao lút đầu người. Còn dưới lòng chảo phần lớn là cây gỗ quý như cẩm lai, cà te, bằng lăng... quanh năm tươi tốt. Nếu chúng ta nhìn
từ hướng khác có thể thấy chóp núi lửa có sự biến dạng do có mặt của thềm đá bazan nằm thoai thoải trải dài từ miệng núi lửa xuống chân núi. Đây cũng chính là di tích của những dịng dung nham đã từng chảy khi núi lửa còn hoạt động. Đỉnh núi ở độ cao khoảng 593m so với mực nước biển. Từ vị trí trên đỉnh núi lửa có thể quan sát miệng núi lửa có hình lịng chảo trịn trịa, dưới đáy là các bãi đá bazan dạng bọt nằm chồng chất, xung quanh có nhiều hang tối. Cũng trong khu vực xung quanh đã hình thành nhiều hang động trong đá bazan, tạo nên một quần thể di sản độc đáo và hấp dẫn.
Từ miệng núi lửa Chư B’luk này là nơi đã sinh ra dịng dung nham với sức
nóng lên tới 1.2000C và dòng chảy tràn của nó đã kiến tạo nên rất nhiều những
hang động lớn nhỏ khác nhau (hiện nay đã khám phá và đo vẽ hơn 74 hang động) đang được khám phá. Theo tiếng dân tộc Ê Đê.: "Chư” có nghía là "núi", "B’luk" có nghĩa là "cội nguồn".
Từ đỉnh núi Chư B’luk, bấm máy định vị cầm tay GPS có thể thấy hệ thống hang động được các nhà khoa học phát hiện theo 2 phía: hướng Nam Đông, những hang động mang ký hiệu A, trong đó hang A1 được xem là gần núi lửa nhất.
Riêng dịng chảy về hướng Tây Nam, tức về phía thác Đray Sáp, thì khá mạnh nên hình thành vơ số hang động lớn, nhỏ khác nhau mang ký hiệu C, B suốt chiều dài 25km và hang gần núi lửa nhất được đánh số là C9.
Hình 3.1: Miệng núi lửa Chư B’luk (Nguồn: Đặng Văn Bào)
3.1.2. Hang động núi lửa
Hệ thống hang động núi lửa tại khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu tại trung tâm của khu vực, bắt đầu từ khu vực miệng núi lửa Chư B’luk kéo dài tới khu vực lưu vực sơng Sêrêpốk gần vị trí cụm thác Đray Nur - Đray Sáp. Hệ thống hang động trong đá bazan tại đây được đánh giá là có quy mơ và có tính độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á. Các hang có độ dài từ 81 đến 1060m, đường kính miệng hang từ 5 đến 15 m và chiều cao từ nền hang đến trần từ 2 đến trên 10 m. Hang động tại đây khá khó tìm, đặc biệt trong mùa mưa do bị cây cối mọc che phủ, khó di chuyển, miệng các hang thường nhỏ, bị cây che khó phát hiện. Miệng các hang thường là các hố sụt so với địa hình xung quanh và thường có cây cối mọc ở dưới các cửa hang.
Hang tại khu vực nghiên cứu được chia thành 02 loại: hang khô và hang ướt. Hang khơ là các hang hầu như khơng có nước xuất hiện và được chia thành 2 kiểu nhỏ hơn là: hang khô kiểu nông và hang khô kiểu sâu. Hang khơ kiểu nơng là các hang có độ sâu dưới 5 đến 6 m kể từ mặt đất xuống, thường có một lớp phủ vịm mỏng. Hang khơ kiểu sâu là các hang có độ sâu lớn hơn 6 m so với mặt đất,
lớp phủ vòm dầy, tương đối chắc chắn. Hang ướt là các hang có nước chảy thường xun hoặc ln trong tình trạng ngập nước.
Các đá ở trần, đáy và vách các hang động núi lửa tại đây thường là đá loại bazan lỗ rỗng, màu xám hoặc xám đen, thuộc hệ tầng Phước Tân; Đây là hệ thống hang động khá hiếm gặp bao gồm nhiều hang động được hình thành trong quá trình phun trào dung nham núi lửa, cách đây hàng triệu năm.
Căn cứ vào các đặc điểm địa hình, địa mạo thì hệ thống hang núi lửa tại khu vực nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới quá trình phun trào của núi lửa Chư B’luk. Từ miệng núi lửa Chư B’luk có thể xác định được núi lửa Chư B’luk phun trào về 4 hướng khác nhau tạo thành 4 hệ thống hang động phát triển về bốn hướng khác nhau.
Hệ thống hang hướng Tây Nam gồm những hang động mang kí hiệu A (A1 và A2) và các hang P5, P6, P13,…
Hệ thống hang hướng Tây Bắc có các cụm hang ký hiệu B , C và các hang P3, P4, P7, P8, P9.
Hệ thống hang hướng Đơng Bắc có các hang ký hiệu P1, P2, P11, T10… Hệ thống hang hướng Đơng Nam có các hang ký hiệu T từ T1 đến T9 Phần lớn các hang động dung nham có dạng ống, có nhiều nhánh thơng nhau. Trong lịng các hang động lộ cấu trúc đá bazan. Đặc biệt, trên thành nhiều hang có các đường vân hình thù kỳ thú được thành tạo do sức ép của dòng dung nham nóng chảy.
Hiện nay, đã phát hiện tổng cộng 45 hang tại khu vực Krơng Nơ trong đó 20 hang đã phát hiện, khảo sát và đo vẽ chi tiết; 25 hang đã phát hiện, khảo sát sơ bộ nhưng chưa đo vẽ chi tiết.
Hệ thống hang động tại đây mới chỉ được phát hiện trong thời gian một thập kỉ trở lại đây. Các di sản gắn với hang động trong đá núi lửa chứa đựng nhiều thơng tin khoa học có giá trị khoa học và giá trị thẩm mỹ cao như: hoạt động phun trào núi lửa, đặc điểm của các dòng dung nham phun trào, quá trình hoạt động phun trào và cơ chế hình thành hang, thạch nhũ trong hang động.
Ngồi các giá trị mang tính khoa học và nghiên cứu, hệ thống hang động cịn có các giá trị về thẩm mỹ, cảnh quan thu hút khách du lịch. Các hang động trong khu vực nghiên là các hang động trong đá bazan với cơ chế thành tạo khá phức tạp. Các hang động tại đây đều có nguồn gốc nguyên sinh - được hình thành trong q trình đơng cứng của dịng dung nham nóng chảy. Hang động tại đây có thể được hình thành do sự co rút thể tích khi bề mặt dịng dung nham nóng chảy bị đông cứng trong khi bên trong vẫn ở thể lỏng và tiếp tục đang chảy; hoặc cũng có thể do các khoảng trống được tạo thành trong quá trình chảy rối của dòng dung nham. Một số phát hiện về dấu vết khuôn cây trên bề mặt khu vực và tại các hang động núi lửa đã chứng tỏ rằng nơi đây đã từng có một khu rừng. Khi núi lửa Chư B’luk hoạt động, dòng dung nham phun trào và bao phủ lên bề mặt địa hình khu vực.
Phần lớn các cửa hang đều nằm trong hệ thống rừng đặc dụng nên xung quanh có hệ thống thảm thực vật rất phong phú cùng và đa dạng.
Đặc biệt, đối với hang C6 -1 (Thôn Nam Tân, xã Nam Đà, huyện Krông Nô) theo kết quả khai quật của đề tài khoa học cấp nhà nước TN17/06 đã thu được nhiều hiện vật có giá trị về mặt khoa học, trong đó có di tích động vật và nhiều di cốt của người tiền sử. Điều mà hàng trăm điểm di chỉ khảo cổ ở Tây Nguyên đã khai quật nhưng khơng có được di cốt động vật. Việc phát hiện di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa là rất độc đáo và hiếm gặp vì vậy cần được các nhà khoa học nghiên cứu, giải mã để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát