Nguy cơ từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (techcombank) chi nhánh thanh khê (Trang 68 - 73)

Hiện nay, trên thị trường chợ đen và ngành bảo hiểm đã đưa ra nhiều sản phẩm cũng giống như các sản phẩm của ngân hàng như: trên thị trường chợ đen thì nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền còn ngành bảo hiểm thì đưa ra các sản phẩm bảo hiểm như: nhân thọ, an sinh, giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng. Áp lực chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm trong ngành thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng…Vì vậy, Chi nhánh Techcombank Thanh Khê cần phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các sản

phẩm thay thế tiềm ẩn, nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn thì Chi nhánh có thể bị tụt lại với thị phần nhỏ bé. Đồng thời, Chi nhánh cần phải không ngừng đổi mới sản phẩm để phù hợp thị hiếu khách hàng.

2.2.3 Các yếu tố môi trường nội bộ

2.2.3.1 Nguồn nhân lực

Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên có trình độ với trên 90% có trình độ đại học, có trình độ tin học tương đối tốt, trẻ trung, năng động, là tiền đề đưa Chi nhánh phát triển vững mạnh trong tương lai. Hiện giờ Chi nhánh có 23 nhân viên trong đó có 6 nam và 17 nữ với 1 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ trung cấp và 1 người có trình độ cao đẳng. Mặc dù trong những năm gần đây tình hình lôi kéo chất xám diễn ra giữa các ngân hàng khá mạnh mẽ, và cũng có một thời gian ngân hàng đã phải đối mặt với tình trạng nghỉ việc giữa chừng của một số nhân viên có kinh nghiệm. Nhưng với sự kịp thời của ban lãnh đạo đã giúp ổn định tình hình nguồn nhân lực cho Chi nhánh. Ngoài ra, Ban lãnh đạo Techcombank còn dành cho CBNV các chính sách đãi ngộ như: chương trình bảo hiểm cho CBNV và gia đình Techcombank Care…

Việc sử dụng nhân sự cũng được Chi nhánh Techcombank thực hiện hết sức linh hoạt và hiệu quả thông qua hệ thống đánh giá nhân sự được thực hiện hàng quý, bao gồm cả chi tiêu cho các cá nhân và tập thể. Mỗi cán bộ nhân viên đều có chỉ tiêu cá nhân thể hiện bằng các kết quả công việc rõ ràng. Hoạt động luân chuyển cán bộ cũng được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo khai thác tối đa khả năng của mỗi cán bộ nhân viên. Như vậy, hoạt động tuyển dụng và đào tạo của Techcombank trong thời gian qua là rất tốt, góp phần tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Techcombank.

2.2.3.2 Nguồn lực tài chính

Biểu đồ 2.3: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh Techcombank Thanh Khê 2009 - 2011

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm, nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao khoảng 95% trở lên. Còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Điều này cho ta biết nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu từ nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng.

Lại có, Nợ phải trả qua các năm tăng. Cụ thể, năm 2010 tăng 177.138,028 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng là 29,9%. Năm 2011, nợ phải trả tăng 18,24% so với 2010 tương ứng với mức tăng là 140.365,82 triệu đồng là con số tuyệt đối. Điều đó cho ta thấy Chi nhánh đã có những chính sách phù hợp để thu hút tiền gửi của khách hàng góp phần làm cho tổng nguồn vốn của Chi nhánh tăng cao.

Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Chi nhánh qua 3 năm cũng tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2010 tăng 12,2% so với năm 2009 tương ứng với mức tăng là 2.220,48 triệu đồng. Năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng 18.341,88 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với mức tăng là 79,3%. Vốn chủ sở hữu qua các năm tăng cho ta thấy tỷ

610.711 790.070 948.778 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn của chi nhánh 2009 - 2011

lệ tự chủ của Chi nhánh qua các năm tăng và đảm bảo được khả năng thanh toán cho khách hàng.

Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh 2009 – 2011

Đvt: Triệu đồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 1. Nợ phải trả 592.390 97 769.528 97,4 909.894 95,9 177.138 29,9 140.366 18,24% 2. Vốn chủ sở hữu 18.321 3 20.542 2,6 38.884 4,1 2.220 12,12 18.342 89,3 3. Tổng nguồn vốn 610.711 100 790.070 100 948.778 100 179.359 29,37 158.7078 20,09

Nguồn: Phòng kế toán kho quỹ của Techcombank Thanh Khê 2009 – 2011) 2.2.3.3 Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh

Công tác này đã được Ngân hàng Techcombank chú trọng. Mỗi năm Ngân hàng Techcombank đều vạch ra định hướng phát triển cho những năm tiếp theo. Và để thực hiện các định hướng đó thì Ngân hàng đã vạch ra các chiến lược cụ thể để hoàn thành định hướng. Từ đó triển khai xuống các Chi nhánh, phòng giao dịch để thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn, trong chiến lược phát triển đến năm 2010 đã khẳng định trọng tâm Techcombank là ngân hàng bán lẻ. Đây là một định hướng phát triển đã được thông qua và trở thành kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ những ngày đầu mới đi vào hoạt động, Chi nhánh Thanh Khê đã chủ trương thực hiện theo định hướng này với các bước đi thích hợp với thị trường:

− Đa dạng hóa sản phẩm: bên cạnh những sản phẩm truyền thống thì những

năm tới thì ngân hàng sẽ cố gắng đưa ra nhiều sản phẩm hơn như bao thanh toán, các sản phẩm ngoại hối…

− Ứng dụng các tập quán kinh doanh tiên tiến: phân tích, học hỏi để tìm ra lời giải thích tối ưu hóa quản lý chất lượng, quản trị rủi ro, tiêu chuẩn hóa dịch vụ.

− Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ: phải nâng cao chất lượng trong những

năm tới để đáp ứng đòi hỏi với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có như vậy thì ngân hàng mới đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và đầy thách thức.

− Nâng cao năng lực quản lý để điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh

doanh để thực hiện tốt hơn vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa, hiện đại hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay và sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều thử thách nhưng với quyết tâm cao, ngân hàng sẽ tiếp tục chủ trương đẩy mạnh các phương hướng chiến lược của ngân hàng để tạo dựng sự khác biệt và sẵn sàng cho cạnh tranh bình đẵng với các ngân hàng khác.

2.2.3.4 Công tác tiếp thị

Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng, thì công tác tiếp thị luôn được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Không những thông qua các website của hệ thống Ngân hàng Techcombank để tiếp thị các sản phẩm dịch vụ, Chi nhánh đã tiến hành phát tờ rơi hoặc trực tiếp tư vấn, tiếp thị cho khách hàng để khách hàng có thể biết đến và sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

Thông tin về các sự kiện, chương trình, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ...liên tục được cập nhật đến khách hàng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo hình, báo tiếng, báo điện tử…Thương hiệu của Techcombank đã đến được đông đảo khán giả thông qua các chương trình “Bản tin tài chính”, “Gõ cửa ngày mới”, “Sao mai điểm hẹn”, “Khoảnh khắc vàng”, “Gia đình online”… các chương trình cứu trợ đồng bào bị nạn hay trên các chương trình quảng cáo trên xe bus, bảng LED….

2.2.3.5 Công tác nghiên cứu thị trường

Chi nhánh Thanh Khê thường tổ chức các buổi họp cuối tháng cho các nhân viên tín dụng để đề xuất ra các chiến lược Marketing và kinh doanh cho các sản phẩm, dịch vụ đang được ưa chuộng. Để thực hiện được điều này thì các chuyên

viên của Ngân hàng đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát tình hình thị trường. Thông qua khảo sát như phát phiếu điều tra cho khách hàng, sổ đánh giá, góp ý kiến hằng ngày của khách hàng đối với Chi nhánh thì các nhân viên Ngân hàng sẽ nghiên cứu để đề xuất Chi nhánh nên kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào vào thời điểm hiện tại để phù hợp với nhu cầu thị hiều và sự biến đổi của thị trường từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (techcombank) chi nhánh thanh khê (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)