CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3. Thuật toán hồi quy đa biến xác định đồng thời các chất trong cùng hỗn hợp
1.3.3. Giới thiệu phần mềm Matlab
Matlab (Matrix laboratory) là một công cụ phần mềm của Math Work, ban đầu được phát triển nhằm phục vụ chủ yếu cho việc mô tả các nghiên cứu kỹ thuật bằng toán học với phần mềm cơ bản là ma trận. Trên cơ sở ban đầu đó, các nhà lập trình đã phát triển phần mềm này để sử dụng cho các ngành khoa học như cơ học, vật lý, hóa học … đối với cả dữ liệu rời rạc và liên tục.
Trong Matlab các câu lệnh viết sát với các mơ tả kỹ thuật nên lập trình ngơn ngữ này thực hiện nhanh, đơn giản hơn so với nhiều ngôn ngữ thông dụng khác như Pascal, Fortran … Đặc biệt Matlab cho phép đọc, xử lý và đưa tín hiệu đầu ra, đầu vào ngay trên các file Exel – rất tiện lợi cho quá trình xử lý tập số liệu phức tạp. Ngoài ra với ưu điểm cài đặt đơn giản, có thể liên kết được với các thư viện hỗ trợ như Simulink, Fuzzy, Toolbox…., Matlab đã thực sự trở thành công cụ phổ biến đắc lực trong các môi trường khác nhau. [5, 7]
Với ưu thế là bộ chương trình phần mềm lớn trong lĩnh vực tốn số và mơ phỏng, chúng tôi lựa chọn phần mềm Matlab để nghiên cứu lập phương trình hồi quy đa biến định lượng các hoạt chất thuộc nhóm glycoside tim.
Ở Việt Nam bằng ứng dụng phần mềm Matlab tác giả Nguyễn Văn Đông đã nghiên cứu phương pháp hồi quy đa biến tuyến tính như sử dụng sai số trong phép đo quang, phương pháp bình phương tối thiểu cổ điển (CLS), phương pháp bình phương tối thiểu nghịch đảo (ILS), phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (PLS) để xác định đồng thời hai kim loại điển hình là sắt và mangan luôn đi kèm nhau trong các mẫu nước ngầm mà không phải tách và làm giàu, dựa trên phản ứng với formandoxim. [1]
Tác giả Đoàn Thị Hưng đã áp dụng kỹ thuật đa bước sóng và thuật tốn hồi quy đa biến tuyến tính như phương pháp bình phương tối thiểu cổ điển (CLS), phương pháp bình phương tối thiểu nghịch đảo (ILS), phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (PLS) sử dụng phần mềm Matlab để xác định đồng thời sắt và titan trong xi măng và vật liệu chịu lửa bằng thuốc thử điantipyrin metan mà không phải tách và làm giàu cho kết quả tốt. [3]