3.2. Khảo sát các điều kiện làm giàu và tách chiết bằng phương pháp chiết pha
3.2.2. Khảo sát tốc độ nạp mẫu
Quá trình trao đổi xảy ra trên cột nhƣ sau:
Resin - (NH4)2 + Cu2+ → Resin - Cu + 2 NH4+
Resin - (NH4)2 + Pb2+ → Resin - Pb + 2 NH4+
Resin - (NH4)2 + Zn2+ → Resin - Zn + 2 NH4+
Tốc độ nạp mẫu lên cột ảnh hƣởng đến khả năng lƣu giữ chất phân tích trên cột. Nếu tốc độ nạp mẫu q nhanh thì chất phân tích chƣa kịp hấp thu lên cột đã bị đƣa ra, làm giản hiệu suất thu hồi. Ngƣợc lại tốc độ nạp mẫu quá chậm làm cho thời gian phân tích kéo dài, mà hiệu suất cũng không tối ƣu. Tốc độ nạp mẫu thích hợp sẽ đƣa đến lƣợng chất phân tích hấp thu lên cột nhiều nhất, hiệu suất thu hồi tăng lên.
Tiến hành khảo sát với các mẫu nhƣ mục 3.2.1 ở các điều kiện tối ƣu đã chọn. Với tốc độ nạp mẫu khác nhau thay đổi từ 1 ml/ phút đến 5 ml/ phút để tìm ra tốc độ nạp mẫu tối ƣu.
Bảng 3.36: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ nạp mẫu
1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0
H(%) Cu 96,68 96,79 96,65 96,09 95,12 90,62 86,91
H(%) Pb 96,29 96,52 96,35 95,11 93,62 86,75 71,96
H(%) Zn 95,98 96,01 96,03 95,08 94,47 83,52 60,36
Từ số liệu thu đƣợc, dùng Origin chúng tôi vẽ đƣợc đồ thị ảnh hƣởng của tốc
độ nạp mẫu đến hiệu suất thu hồi Pb2+, Cu2+, Zn2+ nhƣ sau:
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 0 20 40 60 80 100 H (% )
Toc do nap mau (ml/ phut)
Cu Pb Zn
Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tốc độ nạp mẫu đến hiệu suất thu hồi Pb2+, Cu2+, Zn2+
Từ kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 3.36 và hình 3.8, hiệu suất thu hồi
Pb2+, Cu2+, Zn2+ ổn định với các giá trị tốc độ nạp mẫu trong khoảng 0,5ml/ phút -
2,0 ml/ phút. Để thời gian phân tích khơng bị kéo dài, trong luận văn này chúng tôi chọn tốc độ 2,0ml/ phút để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.