Quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã đông thọ, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 62)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI SẢN XUẤT

2.2.1. Quy trình sản xuất

Miến dong là loại thực phẩm truyền thống của Việt Nam, thƣờng đƣợc tiêu thụ nhiều vào các dịp lễ, tết. Miến thƣờng đƣợc sản suất bằng tinh bột dong riềng, có hai loại tinh bột là tinh bột khô và tinh bột ƣớt. Để làm miến, ngƣời ta thƣờng sử dụng tinh bột ƣớt để giá thành rẻ hơn. Thông thƣờng, tại các vùng chuyên về nghề làm miến dong ln có các hộ gia đình sản xuất tinh bột dong riềng ƣớt để bán cung ứng nguyên liệu, do đó nguồn nguyên liệu đƣợc cung cấp rất thuận tiện. Dƣới đây là quy trình sản xuất bột dong riềng và miến dong (hình 2.2 và 2.3).

Thuyết minh quy trình sản xuất tinh bột dong

Củ dong riềng sau khi thu hoạch về đƣợc cho vào máy rửa để loại bỏ đất cát bẩn, sau đó chuyển vào máy nghiền. Tại đây, dong giềng sẽ đƣợc nghiền kỹ thành bột ƣớt. Trong bột dong giềng ƣớt vẫn còn nhiều tạp chất, chƣa thể dùng để chế biến ngay đƣợc, cần phải làm sạch bằng cách rửa với nƣớc. Cứ 100 kg bột ƣớt cho vào thùng có cách khuấy với 50 lit nƣớc sạch, khuấy đều trong khoảng 15 phút sau đó để lắng 3 giờ rồi tháo bỏ nƣớc bẩn.

* Quy trình sản xuất tinh bột dong riềng

Bột thƣờng đƣợc làm sạch 3 lần nhƣ vậy. Kết thúc công đoạn rửa, bột thu đƣợc đã sạch nhƣng chƣa trắng. Để làm trắng bột, ngƣời ta thƣờng cho 100g NaHSO3 (là hóa chất đƣợc phép sử dụng trong thực phẩm) đƣợc pha trong 50 lit nƣớc sạch vào thùng, khuấy đều và ngâm bột trong 10 - 12 giờ, sau đó xả nƣớc, rửa sạch. Tinh bột thu đƣợc sẽ đƣợc cải thiện đáng kể độ trắng, tinh bột sẽ đƣợc sử dụng vào việc sản xuất miến (hình 2.2).

Hình 2.2. Quy trình sản xuất tinh bột dong riềng

Thuyết minh quy trình sản xuất miến dong

Tinh bột dong riềng sau khi đƣợc làm sạch sẽ đƣa vào khâu chuẩn bị dịch tráng bánh, đƣợc gọi là hồ hóa. Để tráng bánh tạo mỏng tốt cần phải chuẩn bị dịch tinh bột đồng nhất, khơng bị kết lắng trong q trình tráng.

Lấy khoảng 5 - 6 kg bột hịa đều trong 5 lit nƣớc lạnh, sau đó cho vào 70 lit nƣớc sôi, khuất đều lên sẽ thu đƣợc dịch hồ sánh. Đổ toàn bộ lƣợng dịch bột này vào khối tinh bột ƣớt và đánh đều lên, cho thêm nƣớc lã sạch đến mức cần thiết sẽ thu đƣợc dịch bột đồng nhất dạng sệt để tráng bánh.

Công đoạn tiếp theo là cơng đoạn tráng tạo móng và hấp chín bánh. Sau khi chuẩn bị dịch tráng, công việc tiếp theo là tráng tạo mỏng dịch bột thành các bánh tráng có độ mỏng 1 - 1,2 mm. Việc tráng tạo mỏng và hấp chín bánh đƣợc tiến hành trên một nồi chun dụng có kích thƣớc đƣờng kính miệng khoảng 40 - 60 cm tùy chiều dài sợi miến định sản xuất. Bánh tráng đƣợc làm chín bằng hơi nƣớc đun trong nồi sau đó đƣợc đƣa ra phên để phơi nắng làm khơ sơ bộ.

* Quy trình sản xuất miến dong

Mục đích của việc phơi sấy sơ bộ và ủ cân bằng ẩm là để tạo cho bánh tráng độ ẩm phù hợp cho việc cắt, tạo hình. Nếu bánh tráng ẩm q sẽ khơng cắt tạo sợi đƣợc, nếu khô quá sẽ bị vỡ vụn, do đó, độ ẩm phù hợp cho việc cắt bánh là 20 - 22%. Tiếp theo, lấy bánh ra khỏi phên, xếp bánh và bọc kín vào các túi nilon ủ trong 10 - 12 giờ. Nhờ quá trình ủ, độ ẩm của bánh tráng sẽ đồng đều, thuận lợi cho cơng đoạn cắt bánh.

Hình 2.3. Quy trình sản xuất miến dong

Việc tạo hình cho sợi miến có thể dùng dao sắc và cắt thủ công bằng tay, bánh tráng đƣợc xếp chồng lên nhau và dùng dao sắc cắt nhỏ. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng máy cắt để tiết kiệm thời gian và sợi miến đồng đều.

Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất miến là phơi khơ. Sau khi cắt tạo hình, miến đƣợc đem ra phơi trên các dàn phên bằng tre, nứa. Thời gian phơi tùy thuộc vào thời tiết, miến đƣợc phơi đến khi độ ẩm đạt 8 - 10 % thì sẽ thu đƣợc miến thành phẩm. Theo kinh nghiệm của ngƣời dân làm miến, cứ sử dụng 100 kg tinh bột dong riềng ƣớt sẽ thu đƣợc 63 - 65 kg miến dong..

2.2.2. Thực trạng môi trường nước thải sản xuất tại xã Đông Thọ

Thực trạng môi trƣờng tại địa bàn xã Đông Thọ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng rất nhiều nhƣ nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất, khí thải và chất thải rắn...Trong các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng tại địa bàn

xã Đơng Thọ thì nguồn nƣớc thải sản xuất là nguyên nhân chính. Vấn đề nƣớc thải sản xuất là vấn đề nghiên cứu chủ yếu trong luận văn này [14].

Hoạt động sản xuất miến tại xã Đông Thọ đã gây nên những tác động xấu tới môi trƣờng khu vực sản xuất, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc và khơng khí. Để đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng làng nghề miến dong xã Đơng Thọ, cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc phát sinh của các loại chất thải và từ đó phân tích, đánh giá tác động của nguồn thải đến môi trƣờng (Chi tiết tại bảng 2.1).

Bảng 2.1. Danh mục chất thải chính sinh ra từ q trình sản xuất miến dong

TT Các công đoạn Loại chất thải phát sinh

1 Nhập nguyên liệu (tinh bột dong riềng)

Bụi

Khí thải từ xe vận chuyển Bao bì nguyên liệu

2 Ngâm, tẩy bột

Nƣớc thải rửa bột có lẫn hóa chất

Nƣớc thải thau rửa bể bột, vệ sinh máy khuấy

Bột thừa

3 Hồ hóa Xỉ than

Nƣớc thải thau rửa thùng nấu bột

4 Tráng mỏng và hấp chín

Nƣớc thải vệ sinh máy móc Dầu thải

Xỉ than 5 Phơi miến

6 Thái sợi Nƣớc thải vệ sinh máy móc, dầu thải

Vụn miến

7 Đóng gói thành phẩm Bao bì nilon, dây nilon, lạt,… còn dƣ thừa

8 Vận chuyển, tiêu thụ thành phẩm Khói bụi thải từ phƣơng tiện vận chuyển Do trong quy trình sản xuất miến dong, lƣợng thải ra môi trƣờng lớn nhất là nƣớc thải từ các công đoạn làm tinh bột dong riềng với hàm lƣợng chất hữu cơ rất cao nên vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc tại các làng sản xuất miến khá nghiêm trọng.

Tại các hộ sản xuất, do thƣờng là phát triển tự phát, điều kiện đầu tƣ còn hạn chế nên việc đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc khi thải ra mơi trƣờng hầu nhƣ khơng có. Nƣớc thải đậm đặc thải trực tiếp ra môi trƣờng khiến cho các ao hồ, kênh rạch trong khu vực sản xuất bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng nề. Các kênh rạch lâu ngày không đƣợc nạo vét, bị ứ đọng các chất ô nhiễm, sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ khiến cho mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Thêm vào đó là lƣợng nƣớc thải sinh hoạt hàng ngày cũng thƣờng đƣợc thải trực tiếp ra các kênh nƣớc thải nên sự ô nhiễm lại ngày càng tăng thêm.

2.2.2.1. Nước thải sinh hoạt

Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt đƣợc sinh ra từ hoạt động hàng ngày của dân cƣ trong làng nghề nhƣ vệ sinh, tắm giặt, chế biến thực phẩm, rửa vật dụng,… Loại nƣớc thải này có hàm lƣợng chất lơ lửng, chất hữu cơ cao và cả những vi khuẩn gây bệnh. Hàm lƣợng chất lơ lửng cao gây lắng đọng tại cống thải, tạo điều kiện cho phân hủy yếm khí. Hàm lƣợng chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật đƣợc chỉ thị bằng chỉ số BOD.

2.2.2.2. Nước thải sản xuất

Hàng năm, cứ vào những tháng cuối năm, mỗi ngày tại làng nghề làm miến xã Đông Thọ sản xuất ra hàng trăm tấn miến và thải ra môi trƣờng hàng ngàn m3

nƣớc thải. Tồn xã có 6 thơn với qui mơ sản xuất khác nhau trong đó có 2 thơn sản xuất tập trung, 4 thơn sản xuất ít, nhỏ lẻ (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Qui mô sản xuất các thôn tại xã Đông Thọ (2017)

STT Thôn Số hộ Qui mô

1 Thống Nhất 90 Lớn 2 Đoàn Kết 81 Lớn 3 Trần Phú 27 Nhỏ 4 Tân Phong 36 Nhỏ 5 Lam Sơn 37 Nhỏ 6 Hồng Phong 50 Vừa

Theo số liệu khảo sát từ ngƣời dân, trung bình 1 ngày trong các tháng cao điểm mỗi hộ gia đình sử dụng hết khoảng 30 m3 nƣớc để sản xuất. Theo nghị định 80/2014/NĐ- CP thì lƣợng nƣớc thải ra chiếm 80% lƣợng sử dụng, để dễ tính tốn nên chúng tơi ƣớc lƣợng lƣợng nƣớc thải bằng khoảng 70 % - 80% nƣớc sinh hoạt. Tồn xã có 321 hộ gia đình làm nghề nên có thể tính lƣợng nƣớc thải ra trong toàn bộ khu vực sản xuất nhƣ sau :

321 30 70 741 = % 6

sx

W    (m3/ngày)

Với đặc thù nƣớc thải sản xuất trong khu vực là nƣớc ngâm rửa bột với hàm lƣợng chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng rất cao, kết hợp với thời gian tồn đọng lại các kênh mƣơng thải lâu nên lúc nào trong làng cũng có mùi chua rất đặc trƣng, và mùi hơi thối từ cống rãnh.

Dƣới đây là kết quả phân tích mẫu nƣớc thải tại cơ sở sản xuất miến dong (nhà anh Hà Văn Túy) tại xã Đông Thọ (Bảng 2.3). Thời điểm lấy mẫu thí nghiệm trên tại cơ sở sản xuất miến dong tại xã Đông Thọ vào tháng 4 năm 2017, là thời gian chƣa cao điểm sản xuất miến trong năm tại xã. Thời gian cao điểm là 2 tháng chuẩn bị tết nguyên đán (tháng 11 và 12 âm lịch hàng năm). Vị trí lấy mẫu là hố ga nƣớc thải của nhà anh Hà Văn Túy trƣớc khi chảy vào mƣơng chung của thôn, đây là mẫu nƣớc thải chƣa qua xử lý của nhà anh Túy khi sản xuất miến dong.

Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải

Stt Thông số Đơn vị Kết quả

phân tích QCVN 40 : 2011/BTNMT 1 pH - 5,32 5,5 - 9 2 COD mgO2/l 255 150 3 BOD5 (20oC) mgO2/l 164 50

4 Amoni (NH4+) (theo nitơ) mg/l 7,15 10

5 Tổng Nitơ mg/l 16,7 40

6 Tổng Photpho mg/l 2,45 6

Có rất nhiều thông số để phân tích nƣớc thải nhƣng chúng tôi chỉ chọn các thơng số cơ bản này vì nƣớc thải sản xuất miến dong có đặc trƣng là nhiều chất hữu cơ. Khi lấy mẫu nƣớc thải ở các hộ dân có sản xuất miến dong thì đƣờng nƣớc thải là chung nên có thể sẽ lẫn nƣớc thải sinh hoạt nên chúng tơi có thêm chỉ tiêu nitơ và photpho. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nhƣ TSS, COD, BOD5 đều cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT). Cụ thể, TSS cao hơn gấp 5,8 lần, COD cao hơn 1,70 lần và BOD5 cao gấp 3,28 lần so với quy chuẩn cho phép. pH nƣớc thải có tính axit, khi chỉ đạt 5,32, chứng tỏ nƣớc thải bị lên men chua. Các thành phần dinh dƣỡng nhƣ nitơ, photpho tuy không quá quy chuẩn cho phép nhƣng cũng cho thấy sự ô nhiễm của nƣớc thải sinh hoạt khi các hộ gia đình đơi khi xả chung vào nguồn nƣớc thải sản xuất. Mặc dù chƣa vào thời gian cao điểm nhƣng hàm lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải tại khu vực sản xuất miến đã rất cao. Với lƣợng nƣớc thải bị ô nhiễm này, khi xả vào môi trƣờng trong thời gian dài mà không đƣợc xử lý sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng, khiến cho môi trƣờng nƣớc xuống cấp nhanh chóng.

Đặc trƣng của nƣớc thải sản xuất miến nói riêng và ngành sản xuất chế biến lƣơng thực thực phẩm nói chung là có nồng độ chất hữu cơ rất cao. Vì vậy, các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học bị các vi sinh vật phân hủy tạo các khí có mùi khó chịu, hơi, thối làm ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí. Đặc biệt là q trình ngâm bột, theo phản ánh của ngƣời dân xung quanh thì mỗi lần các hộ sản xuất miến ngâm bột (thƣờng vào ban đêm hoặc sáng sớm để ban ngày có bột tráng bánh) cả làng bốc lên một mùi chua nồng và rất khó chịu.

Trong các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng tại địa bàn xã Đơng Thọ thì nguồn nƣớc thải sản xuất là nguyên nhân chính, là vấn đề gây bức xúc cho ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng.

Đứng trƣớc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề sản xuất miến xã Đông Thọ, thái độ của ngƣời dân tham gia sản xuất cũng nhƣ không tham gia sản xuất phản ứng rất gay gắt. Đối với các hộ không tham gia sản xuất họ địi cắt điện khơng cho sản xuất, có ngƣời thì địi ngăn sơng...Điều đó đã làm cho chính quyền địa

phƣơng bức xúc, trăn trở và ln cố gắng tìm ra những giải pháp để khắc phục và giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm nƣớc thải sản xuất. Và giải pháp phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý nƣớc thải sản xuất ở xã Đơng Thọ cịn đang rất mờ nhạt và điều này sẽ đƣợc tìm hiểu trong chƣơng 2,3 của luận văn này.

2.2.2.3. Hiện trạng nước thải sản xuất và ảnh hưởng tới môi trường nước tại xã Đông Thọ Đông Thọ

Cơ sở và vị trí lấy mẫu

 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Do tất cả các ao hồ, kênh mƣơng trên địa bàn xã Đông Thọ đều tiếp nhận nguồn nƣớc thải từ quá trình sản xuất miến, chủ yếu là nƣớc thải ở công đoạn rửa bột nên nƣớc ln có mùi chua đặc trƣng của tinh bột lên men. Mặc dù mỗi hộ gia đình đều đã có hệ thống xử lý nƣớc sơ bộ là bể lắng 3 ngăn (nƣớc thải đi vào ngăn 1 để lọc cát, sau đó đến ngăn 2 và ngăn 3 chủ yếu để lắng rồi xả thải ra kênh mƣơng cạnh nhà) nhƣng hệ thống này hoạt động không hiệu quả, các hộ gia đình khơng thay lớp vật liệu lọc theo định kì nên khả năng xử lý nƣớc thải thấp. Hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm nên mức độ ô nhiễm nƣớc mặt cao. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải sản xuất đƣợc lựa chọn bao gồm: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), Chất rắn lơ lửng (TSS), Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5), Photphat (PO43-), Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-), Clorua (Cl-).

Để đánh giá đƣợc mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại làng nghề làm miến dong xã Đông Thọ, cần phải khảo sát thực tế và lấy các mẫu nƣớc mặt, nƣớc thải, đại diện để phân tích, từ đó đƣa ra những nhận xét dựa trên kết quả phân tích có đƣợc.

 Vị trí lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu nƣớc đƣợc chọn sao mang tính đại diện cho khu vực phát sinh nƣớc thải của làng nghề. Các hộ gia đình sản xuất đƣợc phân bố rải rác trong làng, do đó vị trí lấy mẫu là các ao hồ xung quanh làng, kênh tƣới, và cống thải tập trung của xã. Dƣới đây là danh sách các mẫu nƣớc đƣợc lấy (bảng 2.4a và b). Ảnh các vị trí lấy mẫu đƣợc đƣa ra trong phần phụ lục. Thời điểm lấy mẫu: vào ngày 10/4/2017.

Bảng 2.4.a. Danh sách vị trí lấy mẫu nước mặt

Stt Vị trí lấy mẫu nƣớc mặt Thôn Vĩ độ ( o ' ") Kinh độ (o ' ") 1 NM1 - Nƣớc ao nhà ông Nguyễn Văn Tứ Hồng Phong 20 o 29' 21,278" 106o 20' 12,753" 2 NM2 - Nƣớc ao cạnh nhà

ông Nguyễn Văn Liệu

Đoàn Kết 20 o 29' 28,894" 106o 20' 8,621" 3 NM3 - Nƣớc ao nhà anh Hà Văn Kiên Thống Nhất 20 o 29' 27,25" 106o 20' 17,01" 4 NM4 - Nƣớc ao nhà anh Hà Văn Ôn Trần Phú 20 o 29' 36,396" 106o 20' 37,254" 5 NM5 - Nƣớc ao cạnh nhà

ông Bùi Văn Trung

Quang Trung 20

o 29' 37,823" 106o 20' 27,088" 6 NM6 - Nƣớc ao cạnh nhà

ông Nguyễn Thanh Tùng Lam Sơn 20o 29' 42,351" 106o 20' 35,468"

Bảng 2.4.b. Danh sách vị trí lấy mẫu nước thải

Stt Vị trí lấy mẫu nƣớc thải Thơn Vĩ độ ( o

' ") Kinh độ (o

' ") 1

NT1 - Nƣớc thải tại rãnh mƣơng nhà anh Phạm Văn Giang Hồng Phong 20 o 29' 23,193" 106o 20' 4,512" 2 NT2 - Rãnh thoát ra mƣơng chung sau nhà anh Nguyễn Văn Long và Nguyễn Văn Lanh

Đoàn Kết 20 o 29' 33,58" 106o 20' 15,88" 3 NT3 - Nƣớc thải tại mƣơng thoát chung của xã, sau nhà anh Hà Văn Tâm Thống Nhất 20 o

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã đông thọ, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)