Tác dụng sinh học của bức xạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chùm bức xạ photon và electon trên máy gia tốc linac primus trong xạ trị ung thơ tại bệnh viện k (Trang 35 - 37)

Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa tới cơ thể sống rất phức tạp, nhưng tất cả ñều ñược bắt ñầu bằng một quá trình vật lý thuần túy. ðó là q trình tương tác của bức xạ với vật chất cụ thể là cơ thể sinh học. Khi bức xạ tác dụng lên cơ thể, chủ yếu gây ra tác dụng ion hóa, tạo ra các cặp ion có khả năng phá hoại cấu trúc phân tử của tế bào, làm tế bào bị biến ñổi hay hủy diệt. Trên cơ thể con người chủ yếu là nước chiếm khoảng 70%. Khi bị chiếu xạ, H2O trong tế bào bị phân chia thành H+ và OH-. Bản thân các cặp H+ và OH- này tạo thành các bức xạ thứ cấp, tiếp tục phá hủy tế bào, sự phân chia tế bào sẽ chậm ñi hoặc dừng lại. Q trình tương tác này có thể được chia làm hai loại là tác ñộng trực tiếp hoặc gián tiếp tới DNA của tế

bào.

Tác ñộng trực tiếp: Bức xạ ion hóa trực tiếp tác động lên DNA, làm cho cấu

trúc DNA bị sai hỏng.

Tác động gián tiếp: Bức xạ ion hóa tương tác với các phần tử nước trong cơ

thể sinh vật tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do có một electron lẻ và khơng có cấu hình địi hỏi một phân tử bền. Chúng là những thực thể gây phản ứng rất mạnh, có thời gian sống khoảng micro giây và tác ñộng trực tiếp tới các phân tử sinh học như protein, lipid, DNA gây ra các hỏng hóc về cấu trúc và hóa học đối với các phân tử này. Những hỏng hóc như vậy sẽ dẫn tới: sự ngăn cản phân chia tế bào; sự sai sót của nhiễm sắc thể; đột biến gen; làm chết tế bào.

Trong khi quá trình hấp thụ năng lượng xảy ra trong khoảnh khắc (10-10s), thì sự xuất hiện của các hiệu ứng sinh học có thể diễn ra trong vài giây thậm chí hàng nhiều năm. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các quá trình này.

Sự ngăn cản phân chia tế bào: Tế bào có thể sinh ra và nhân lên về số lượng

trong quá trình phân chia tế bào. ðây là một chức năng cơ bản của một cơ thể sống bất kỳ. Những chỗ tổn thương do bức xạ gây ra có thể kìm hãm hoặc ngăn cản quá trình phân chia tế bào và như vậy làm suy yếu chức năng của tế bào và cơ thể.

Sự sai sót của nhiễm sắc thể: Bức xạ có thể phá hủy nhiễm sắc thể. ða số các

trường hợp tổn thương thường được hàn gắn và khơng có hậu quả gì gây ra. Tuy nhiên một số tổn thương có thể làm mất hoặc sắp sếp lại các vật chất di truyền, những bộ phận này có thể quan sát được qua kính hiển vi. Những sự cố như vậy ñược gọi là những sai sót của nhiễm sắc thể. Những sai sót xác định có thể làm chết tế bào hoặc biến ñổi chức năng của tế bào. Tần số xuất hiện sai sót của nhiễm sắc thể có mối tương quan xác định đối với liều lượng và do đó người ta có thể sử dụng chúng như là những liều lượng kế sinh học.

Sự chết của tế bào

Quá trình chiếu xạ có thể làm chết tế bào hoặc dẫn tới tất cả các hiệu ứng trên. Quá trình chết của tế bào là q trình quan trọng nhất trong việc điều trị ung thư. Quá trình này thường ñược biểu diễn bằng tỷ lệ sống sót của tế bào sau khi

chiếu một liều xác ñịnh. Hiệu ứng liều ñối với tỷ lệ sống sót của tế bào được biểu diễn dưới hình 1.13. Ở mức liều thấp, đường cong có một đoạn suy giảm chậm. Khoảng này tương ứng với khả năng tự phục hồi của tế bào khi bị tổn thương. Tuy nhiên ở liều cao hơn, khả năng sửa chữa của tế bào đạt ở mức bão hịa, tỷ lệ sống sót giảm rất nhanh theo quy luật hàm mũ.

Hình 1.13: Mối tương quan giữa hiện tượng hấp thụ và tỷ lệ sống sót

Tùy theo liều lượng bức xạ do cơ thể hấp thụ ít hay nhiều mà các biến đổi nói trên có thể được phục hồi hoặc khơng thể phục hồi. Ngồi yếu tố liều lượng, tác hại của bức xạ còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Cùng một liều lượng bức xạ, nếu cơ thể hấp thụ làm nhiều lần, thì các biến đổi về bệnh lý ít xảy ra hơn so với trường hợp hấp thụ ngay một lúc. Nguyên nhân này liên quan tới khả năng tự phục hồi của tế bào ở cơ thể sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng chùm bức xạ photon và electon trên máy gia tốc linac primus trong xạ trị ung thơ tại bệnh viện k (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)