1.2. Tổng quan về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và nguồnvốn thiên nhiên
1.2.1. Kinh tế xanh
a) Khái niệm
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học (gia tăng khí thải nhà kính và mất cân bằng sinh thái),… và suy thối kinh tế tồn cầu, thì mơ hình kinh tế cũ chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch và tăng trưởng nhanh mà không quan tâm đến vấn
đề mơi trường và xã hội khơng cịn phù hợp [21]. Vì vậy thế giới phải tìm ra một mơ hình kinh tế mới, một phương thức phát triển mới vừa giúp tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo chất lượng môi trường và giảm nguy cơ mất cân bằng sinh thái, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và không làm gia tăng mất cân bằng trong xã hội [23].
Từ năm 2008, trong chiến lược phát triển kinh tế, nhiều tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên hiệp Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),..., cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đã triển khai và thúc đẩy các dự án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp thốt khỏi tình trạng suy thối tài ngun và mơi trường hiện nay [25].
Năm 2008, Chương trình Mơi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã đề xuất ý tưởng kinh tế xanh (green economy) và định nghĩa là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái” [27]. Như vậy, thực chất kinh tế xanh là một nền kinh tế phát thải ít cacbon, tăng trưởng theo chiều sâu, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường, đổi mới công nghệ và tăng trưởng bền vững, tạo ra việc làm và công bằng xã hội, hướng vào cải thiện sinh kế của người dân [11].
Kinh tế xanh cùng với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững và là sự lựa chọn tốt nhất cho phát triển bền vững ở các quốc gia. Phát triển kinh tế khơng cịn là mục tiêu duy nhất mà cịn phải quan tâm đến ổn định xã hội, bảo vệ mơi trường tồn cầu.
Như vậy, khác với nền kinh tế truyền thống (kinh tế nâu) lấy phát triển là trọng tâm của quá trình tăng trưởng thì kinh tế xanh tập trung phát triển cả ba trụ cột: phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách toàn diện và bền vững cuộc sống con người trong một mối quan hệ chặt chẽ (Hình 1.4, 1.5).
Hình 1.4. Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong nền kinh tế truyền thống trường trong nền kinh tế truyền thống
Hình 1.5. Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong nền kinh tế xanh trường trong nền kinh tế xanh Kinh tế xanh phải là nền kinh tế với con người là trung tâm, trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy nền kinh tế xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi tồn cầu nói chung.
Kinh tế xanh không thay thế phát triển bền vững mà là một chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Hàn Quốc,... đã đầu tư hàng trăm tỷ USD cho chính sách kinh tế xanh, coi đó là cách đầu tư tốt nhất đối với phát triển bền vững của quốc gia. Nói cách khác, mục đích của các quốc gia khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là cho phép tăng trưởng kinh tế và phát triển các nguồn đầu tư, trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng môi trường tự nhiên và xã hội [11,25].
b) Các chỉ số đo lường kinh tế xanh
Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế được tính theo GDP. Tuy nhiên, GDP chỉ phản ánh tổng sản phẩm đầu ra của nền kinh tế mà khơng tính đến phí tổn về mơi trường, trong khi đó q trình tăng trưởng kinh tế khơng bền vững cũng đồng thời tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái. Để đo lường kinh tế xanh cần có hệ thống thống kê đánh giá rõ ràng và chính xác phí tổn môi trường bên cạnh các hoạt động kinh tế. Một loạt các chỉ số có thể giúp đo lường các quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế xanh. UNEP đã phối hợp với OECD và WB [26,27,28] xây dựng một bộ chỉ số để các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ số phù hợp với tình hình của từng quốc gia với ba nhóm chính sau:
Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ sản lượng và việc làm trong các
lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chẳng hạn như GDP xanh;
Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức
độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (hệ số sử dụng năng lượng/GDP, hệ số sử dụng nước/GDP);
Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ
mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và mơi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn tồn diện hơn về phúc lợi,…
Đánh giá:
Từ những phân tích trên dễ dàng thấy được nền kinh tế xanh có nhiều ưu điểm nổi bật như trong nền kinh tế xanh vấn đề sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn vốn thiên nhiên được quan tâm, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống người dân,… Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như vậy, nền kinh tế xanh cũng có những nhược điểm như: thời gian đầu khi thực hiện kinh tế xanh thì sự tăng trưởng có thể sẽ chậm, khó thực hiện vì cần phải làm nhiều việc cùng một lúc từ sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho bảo tồn và phát triển, giảm thiểu phát thải khí nhà kính,… Để hướng tới lựa chọn phát triển kinh tế xanh tại Cát Bà học viên đã lựa chọn một số tiêu chí so sánh giữa nền kinh tế xanh và nền kinh tế nâu nhằm làm nổi bật lên ưu điểm của nền kinh tế xanh (bảng 1.5).
Bảng 1.5. So sánh nền kinh tế xanh và kinh tế nâu
Kinh tế nâu Kinh tế xanh
- Phát triển là trọng tâm - Phát triển đồng thời kinh tế - ổn định xã hội – bảo vệ môi trường
- Khai thác và sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch
- Khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng công nghệ cac-bon thấp
- Khai thác và sử dụng cạn kiệt tài nguyên đặc biệt là tài nguyên không tái tạo, đa dạng sinh học suy giảm…
- Hướng tới sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên
- Gia tăng ô nhiễm môi trường (Gia tăng khí hiệu ứng nhà kính, thải nhiều chất thải vào môi trường…)
- Bảo vệ môi trường (giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế lượng chất thải thải ra môi trường…)
- Phát triển không bền vững - Hướng tới phát triển bền vững