Năm 1998 (Phạm Nhật và cộng sự) 1999 (Nadler và Hà Thăng Long) 2001 (Rossi và cộng sự) Hiện nay (Dự án Vọoc) Số lượng 120 – 150 105 -135 50 – 60 63 (Nguồn: [2])
Nguyên nhân làm suy giảm số lượng Voọc là do một phần loài Voọc này sống cơ lập trên những hịn đảo nên khó hợp đàn được với nhau, một phần nạn săn bắn vẫn còn lén lút xảy xa và do canh tác của người dân địa phương đã gây nhiễu loạn đến vùng sống của chúng. Trong tương lai gần nếu khơng có các biện pháp bảo vệ thích hợp thì lồi Voọc này sẽ tuyệt diệt ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Phân bố Voọc Đầu trắng Cát Bà ở 7 vùng được ghi nhận trên sơ đồ hình 3.3.
Hình 3.3: Phân bố Voọc Đầu trắng ở Cát Bà [2]
- Chim Cát Bà:
Khu hệ chim Cát Bà là một phần của khu hệ chim vùng Đơng bắc và ven biển Việt Nam, có một số loài thường xuyên gặp và đặc trưng cho Cát Bà là Diều hâu và Quạ đen. Các loài đặc trưng cho sinh cảnh bị thoái hoá là: Chào mào, Chiền chiện bụng hung và Chim manh. Trong danh sách chim Cát Bà – Long Châu có 1 lồi Cốc đế nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ hiếm, chúng vừa được ghi nhận ở đảo Hào Nam tỉnh Quảng Ninh với quần thể lớn hơn 100 cá thể.
- Bị sát, ếch nhái:
Có tổng số 66 loài: 45 lồi bị sát và 21 lồi ếch nhái. Trong đó có 11 lồi trong Sách đỏ Việt Nam chiếm 18% tổng số lồi. Đặc biệt có một lồi Trăn đất nằm trong Danh lục đỏ thế giới ở mức độ gần bị đe doạ.
3.1.3.2. Khu hệ sinh vật biển a) Tài nguyên thực vật biển - Thực vật ngập mặn:
Thành phần loài: hiện nay đã xác định được 31 lồi thuộc 24 họ, trong đó bao gồm 11 lồi thuộc nhóm lồi chủ yếu (chiếm 35,5% tổng số lồi), 11 lồi thuộc nhóm lồi có nguồn gốc chịu mặn gia nhập rừng ngập mặn chiếm 35,5% và 9 lồi thuộc nhóm có nguồn gốc nội địa chuyển ra chiếm 30%.
Phân bố: Địa hình và thể nền của vùng Cát Bà rất đa dạng và phức tạp đã quyết định đến sự phân bố của thực vật ngập mặn và đã tạo nên những cảnh quan rất đặc thù và hấp dẫn của vùng biển Cát Bà, đã xác định được 650 ha có rừng ngập mặn bao phủ.
Phân bố trên bãi bùn lầy và vỏ sinh vật: Khu vực Cái Viềng - Phù Long có tới 18 lồi thực vật ngập mặn phát triển diện tích trên 632 ha, chúng thường phát triển thành thảm lớn, tạo thành các đới sú + mắm, tiếp đến là đới trang + đước.
Phân bố ở nền đáy đá + cát, sỏi: đây là môi trường không thuận lợi cho thực vật ngập mặn phát triển. Diện tích phân bố hẹp khoảng 2 ha, cây thưa thớt, bé, cằn cỗi, chúng không phát triển thành thảm, không tạo thành các đới.
- Rong biển:
Rong biển ở Cát Bà tương đối nhiều, tập trung ở Bãi Bèo, Bù Nâu, Áng Thảm, Cát Dứa, Cát Quyển, Cống Kê, Cát Lụt Đông,… Ở những vùng này, rong
biển phân bố trên diện tích 1ha trở lên.
Thành phần loài: đã xác định được 4 ngành – 102 lồi rong biển, trong đó ngành Rong lam có 6 họ, 8 chi và 8 lồi; ngành Rong nâu: 5 họ, 11 chi và 30 loài; ngành Rong đỏ 17 họ, 28 chi và 45 loài và ngành Rong lục: 7 họ, 9 chi và 19 loài.
Sự phân bố theo mặt rộng của rong biển phụ thuộc vào các yếu tố địa hình, vật bám, dịng chảy, độ muối. Những nơi khơng có sóng, mặt nước hầu như n lặng thường có ít lồi. Những nơi gần thông với biển (Cống Kê, Cống Dùi, Vạn Bội, Bù Nâu,…) có thành phần lồi tương đối phong phú. Những nơi thơng với biển có sóng rất mạnh (Tùng Ngón, Cát Quyển, v.v.) thường gặp các lồi thuộc chi Rong mơ, Rong lông bao, Rong loa kèn,…
Giá trị tài ngun: Các lồi rong kinh tế có giá trị về chế biến các chất phục vụ công nghiệp, là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng. Các nhóm rong đóng vai trị chủ đạo trong nguồn lợi rong biển Cát Bà gồm: Rong mơ có 11 lồi, trữ lượng trên 30 tấn khô. Rong đơng vai trị chính là thực phẩm và ngun liệu, hàm lượng protein có thể đạt đến 26,45%. Ngồi ra cịn một số lồi có thể làm thuốc, làm phân bón. Rong mơ mềm là lồi q hiếm đang bị đe doạ đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
- Thực vật phù du:
Thực vật phù du có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái thuỷ vực, là một trong những sinh vật sản xuất của các hệ sinh thái, thực vật phù du có khả năng cố định các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và CO2 trong nước. Ở khu vực Cát Bà đã xác định được 400 loài và dưới loài, 105 chi thuộc 7 lớp tảo, chiếm ưu thế là lớp tảo Silic có 222 lồi, 59 chi; lớp tảo Giáp gặp 164 loài, 36 chi; Lớp tảo Kim gặp 3 loài, 2 chi và lớp tảo Lam gặp 4 lồi, 3 chi; Tảo lục có 5 lồi và 3 chi.
Mật độ của các loài tảo thực vật phù du thay đổi theo mùa. Mùa mưa mật độ tế bào biến động khá mạnh, biến đổi từ 25.000 tế bào/lít - dưới 5.000 tế bào/lít. Mùa khô mật độ thực vật phù du dao động trong khoảng 1.000 đến 10.000 tế bào/lít.