Cơ cấu sử dụng đất tại Cát Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 68)

Từ cơ cấu sử dụng đất cho ta thấy các loại đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội là khơng đồng đều.

Diện tích đất tự nhiên, kể cả đất rừng nằm trong quần đảo cát Bà là 18.120 ha, chiếm 58,1 % tổng diện tích đất tự nhiên, hiện chưa sử dụng và đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

- Đất nông nghiệp: bao gồm đất trồng lúa, cây màu, đất nương rẫy cố định, đất

trồng cây ăn quả, cây lâu năm và đất ni trồng thuỷ sản. Có tổng diện tích là 2.098 ha, chiếm 6,7 % tổng diện tích tự nhiên. Trong số này, các loại đất có diện tích cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại Cát Bà

STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất trồng lúa và hoa màu 178,5 9

2 Đất nương rẫy cố định 142,7 7

3 Đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm 230 11

4 Đất nuôi trồng thủy sản 1.547 74

(Nguồn: [2])

Đất trồng lúa và cây màu: chiếm 9% diện tích đất nơng nghiệp và 0,6 % diện tích đất tự nhiên, do chưa có đầu tư cao về thuỷ lợi, giống và phân bón nên năng suất cây trồng khơng cao, năng suất lúa trung bình tồn khu vực chỉ đạt 2,4 tấn/ha.

Đất nương rẫy cố định: chiếm 7% diện tích đất nơng nghiệp và 0,5 % đất tự nhiên. Đất nương rẫy cố định trồng các loại cây màu, rau và một ít trồng cây ăn quả. Nhìn chung, năng suất cây trồng trên nương rẫy thấp do đất xấu, thiếu nước và phân bón.

Đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp

Đất ở, khu dân cư Đất chuyên dùng

Đất bùn lầy ven biển chưa sử dụng Đất mặt nước, thung, áng chưa sử dụng Đất đang sử dụng phát triển kinh tế

Đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm: chiếm 11% diện tích đất nơng nghiệp và

0,7 % đất tự nhiên. Các loài cây ăn quả, cây lâu năm, cây màu khá thích hợp với điều kiện đất đai trong vùng. Vì vậy, hiện nay cây nhãn, vải đang được trồng rất phổ biến, nhiều nơi đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Đặc biệt trong vùng có cam Gia Luận, thơm ngon, ít bị sâu bệnh là nguồn gen quí đang được trồng nhiều trên địa bàn.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: chiếm 74% tổng diện tích đất nơng nghiệp và 4,0%

đất tự nhiên. Đây là loại hình sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hiện nay do nuôi trồng chưa được quy hoạch, các giải pháp nuôi trồng chưa phù hợp, nhất là vệ sinh môi trường chưa được quan tâm, nên nguồn lợi từ loại hình canh tác này chưa phản ảnh được tiềm năng vốn có.

- Đất dân cư: có diện tích là 153 ha, chiếm gần 0,5% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chun dùng: có diện tích là 278,4 ha, chiếm 0,9 % tổng diện tích tự

nhiên, bao gồm đất sử dụng cho các cơng trình giao thơng, đất quốc phịng, ...

- Đất bùn lầy ven biển: Loại đất này chủ yếu chỉ tập trung ở xã Phù Long, diện

tích 1.239,3 ha, chiếm 4,0% tổng diện đất, là loại đất ít sử dụng, hoặc chưa được sử dụng. Loại đất này hiện chưa được sử dụng nhiều, đang rất cần có giải pháp cải tạo đất như trồng rừng ngập mặn, ...

- Đất mặt nước trong các thung áng: Diện tích mặt nước của các thung áng là

1.045,9ha, chiếm 3,4 % tổng diện tích đất chưa sử dụng. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả có tính chất tương đối, vì trong mùa khơ, khi đa số các thung áng đã bị cạn nước, nên chưa phản ánh đầy đủ thực trạng vốn có. Đất mặt nước thung áng không chỉ là nơi dự trữ nước mà còn là những cảnh quan thiên nhiên đẹp và có giá trị về thu hút khách du lịch.

- Đất hiện đang phát triển đô thị và các hoạt động kinh tế khác thuộc thị trấn

Cát Bà và các xã lân cận là 8212,6 ha chiếm 26,3 %.

3.2.2. Khai thác nguồn lợi trên rừng

Theo kết quả khảo sát thưc địa các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trên địa bàn đảo Cát Bà chủ yếu là khai thác củi, mật ong, cây làm thuốc, cây lương thực.

Hàng năm có khoảng 2.220 ster củi để phục vụ chất đốt trong gia đình. Củi đun được lấy chủ yếu từ vườn nhà, từ những diện tích rừng đã được giao cho người dân địa phương. Việc khai thác củi đun bất hợp pháp trong vùng lõi hoàn toàn bị nghiêm cấm.

Mật ong được khai thác tự nhiên và mật ong nuôi với sản lượng khoảng trên 6.000 lít mật ong cũng đã tạo ra nguồn thu nhập tương đối lớn cho người dân địa

phương. Trong đó, mật ong khai thác tự nhiên là 200 lít. Việc khai thác mật ong tự nhiên tuy rất ít, nhưng hiện tại cũng đang bị nghiêm cấm vì có thể gây nguy hiểm đối với rừng do dùng lửa để xua ong.

Nhóm cây làm thuốc: Có khoảng 661 lồi có thể dùng làm thuốc. Những cây thuốc này có thể sử dụng vào các bài thuốc, toa thuốc đông y khác nhau để chữa trị nhiều chứng bệnh thông thường như các bệnh đau xương - khớp, bệnh đường tiêu hố, đường hơ hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngồi da,....

Nhóm cây ăn được: Có 196 lồi, trong đó chủ yếu là lồi Màn màn, lồi Rau dớn, Sấu, Sung,… khá phổ biến ở trong rừng cùng nhiều loài khác.

3.2.3. Khai thác nguồn lợi sinh vật biển

Nguồn lợi thủy sản ven bờ có vai trị quan trọng đối với ngư dân sống dọc ven biển, đặc biệt khu vực Phù Long là một trọng những sinh cảnh quan trọng cho các lồi thủy, hải sản vùng cửa sơng đến cư ngụ, trở thành các ngư trường quan trọng của vùng cửa sông. Xã Phù Long và thị trấn Cát Hải được xem là nơi có nghề cá phát triển vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa cung cấp nguyên liệu cho nghề chế biến hải sản với sản phẩm nước mắm truyền thống của vùng đảo Cát Hải.

Khu vực Cát Bà gặp tổng số 215 lồi và nhóm lồi hải sản thuộc 72 họ là các loài được dân địa phương khai thác (Bảng 3.12).

Bảng 3.12: Các loài hải sản người dân thường khai thác

STT Tên loài Số lượng loài Tỷ lệ (%)

1 Cá 173 80,5

2 Giáp xác 26 12

3 Động vật thân mềm 14 6,5

4 Sam biển 2 1

(Nguồn: [2])

Điều này chứng tỏ ngư trường xung quanh Cát Bà có mức độ đa dạng cao về thành phần lồi có giá trị kinh tế. Các nhóm sinh vật cấu trúc chính trong thành phần nguồn lợi khu vực Cát Bà bao gồm cá biển, giáp xác và thân mềm.

Bảng 3.13: Sản lượng khai thác thủy sản huyện Cát Hải

Đơn vị: tấn

Năm

2000 2005 2009 2010 2011

3.709 4.566 4.035 3.710 3.713

Kết quả thống kê của Ủy ban nhân dân thị trấn Cát Hải năm 2011 cho thấy có khoảng 228 tàu thuyền chuyên khai thác hải sản khu vực xung quanh Cát Bà, sản lượng khai thác biển Cát Bà bình quân mỗi năm khai thác khoảng 2.640 tấn cá, 74 tấn tôm, 68 tấn mực,…

Nghề khai thác hải sản xa bờ:

- Nghề lưới giã đôi: Đội tàu khai thác hải sản hoạt động bằng nghề lưới kéo đơi ở Hải Phịng sử dụng tàu có cơng suất lớn từ 200CV trở lên, phổ biến các các tàu có cơng suất trên 300CV. Tuy vậy nghề này đòi hỏi chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất lớn, với giá nhiên liệu cao như hiện nay, hiệu quả sản xuất của nghề này giảm.

- Nghề câu khơi: chủ yếu là nghề câu rạn, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các lồi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, những năm gần đây do diện tích rạn san hô suy giảm dẫn đến nguồn lợi cá bị suy giảm nghiêm trọng do vậy nghề này ít có cơ hội phát triển.

- Nghề chụp mực: hoạt động khai thác hải sản chủ yếu ở các vùng biển xa bờ, ngư trường khai thác chính là vùng biển phía tây đảo Bạch Long Vĩ.

Nghề khai thác hải sản gần bờ:

Vùng biển ven bờ Hải Phòng là nơi hoạt động khai thác của rất nhiều loại nghề, đánh bắt các đối tượng khác nhau. Một số nghề khai thác chính là nghề lưới giã đơn, nghề lưới rê, nghề câu, nghề đăng đáy,…

Nghề kéo đáy (giã đơn) và lưới ghẹ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nghề khai thác hải sản gần bờ, khu vực đánh bắt thường là các bãi bồi, lạch, ven khu rừng ngập mặn,… Sản phẩm đánh bắt thường là nhóm cá, tơm, cua sống ở đáy thu theo con nước hàng ngày. Hình thức đánh bắt này đang có xu thế bị thu hẹp do cản trở hoạt động của các tàu lớn, chính quyền địa phương cũng có những biện pháp hạn chế, khơng khuyến khích phát triển.

Đặc biệt ở xã Phù Long nghề kéo đáy được xem là nghề chủ đạo nhưng sản lượng khai thác đã giảm rất nhiều, sản lượng khai thác một đêm đã giảm từ 100- 120kg (năm 1990) xuống còn 8-15kg (năm 2011), thành phần cá tạp cũng gia tăng trong các mẻ lưới. Hiện nay người dân nơi đây đang có xu hướng chuyển sang khai thác ở phía ngồi khu cửa Lạch Huyện cách xa RNM của thị trấn Cát Hải với đối tượng khai thác chủ yếu là cá Đù (khai thác từ tháng 3 đến tháng 5), cá Tráp (từ tháng 9 đế tháng 11). Đây là thời gian người dân khai thác được sản lượng cao nhất,

trung bình 1 đêm thu được khoảng 30kg cá Đù bạc (thu 750 - 800 ngàn đồng) hoặc 15- 20kg cá Tráp (thu 1 triệu đồng trở lên),…

Nghề đăng đáy cần ít nhân cơng nhất, có mức đầu tư thấp, việc khai thác cũng đơn giản hơn, việc thu gom cá và các thủy hải sản khác được tiến hành vào lúc triều thấp. Sản lượng khai thác khoảng 25 - 30kg/mẻ (chiều dài đăng khoảng 500 - 1000m) với các loài chủ đạo như cá Bơn, cá Hố, cá Chai,… Tuy nhiên, nghề đăng đáy tận thu tất cả các đối tượng có trong vây đăng kể cả các nhóm có kích thước nhỏ nên dẫn tới suy giảm khả năng bổ sung nguồn giống tự nhiên cho khu vực.

Tuy nhiên, việc khai thác mang tính chất tự phát trong thời gian dài và gia tăng các hoạt động phát triển ở vùng bờ như san lấp mặt bằng để xây dựng các khu đô thị, xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện,…làm thay đổi thành phần loài, biến động nguồn lợi cá, đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của nghề khai thác cá.

Theo kết quả phiếu điều tra từ người dân trong vùng có khoảng 62,5% cho rằng nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm nhiều, 25% người dân cho rằng nguồn lợi thủy sản bị suy giảm nhẹ và 12,5% người dân khơng biết nguồn lợi thủy sản có bị suy giảm hay khơng. Hầu hết người dân cho rằng nguyên nhân suy giảm một phần là do vẫn cịn tình trạng sử dụng thuốc nổ, kích điện đánh bắt cá với số lượng lớn. Hậu quả của việc sử dụng thuốc nổ không chỉ tàn sát hệ sinh thái biển, phá hủy rạn san hô, bãi cỏ biển mà cịn đe dọa tính mạng con người. Ngồi ra, người dân còn sử dụng chất độc, chất gây mê để đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn việc sử dụng thuốc nổ đánh bắt thủy sản.

Đó là những nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy - hải sản trong vùng một cách đáng báo động. Các rạn san hô ven bờ bị tàn phá, thay đổi trữ lượng đàn cá, nguồn lợi cá biển bị người dân khai thác cạn kiệt,…

3.2.4. Khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Hải Phịng là địa phương có nghề ni cá biển phát triển mạnh trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là các vũng biển thuộc quần đảo Cát Bà: như vịnh Cát Bà, vịnh Cái Bèo, vịnh Lan Hạ,... Đây là khu vực phát triển kinh tế và du lịch trọng điểm của thành phố Hải Phịng. Do đó phát triển NTTS trên biển hợp lý kết hợp với du lịch là hướng đi đúng, cả hai hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

Tính đến năm 2011 tồn huyện Cát Hải có 2.153 ha mặt nước được đưa vào NTTS, chủ yếu là các đầm nuôi nước lợ ở Phù Long (1.280 ha), nuôi cá biển ở vịnh Lan Hạ chỉ có 20 ha, ni Tu hài và cá lồng bè đã phát triển đạt tới 845 ha (từ Bến

Bèo đến Vạn Bội),... Hiện nay, chính quyền địa phương đã quy hoạch lại, diện tích nuôi Tu hài đã chuyển khỏi vùng lõi phần biển của Khu bảo tồn biển Cát Bà.

Bảng 3.14: Diện tích nước mặt NTTS huyện Cát Hải

Đơn vị: ha

Năm

2000 2005 2009 2010 2011

2.217 2.016 2.141 2.215 2.153

(Nguồn:[14])

Những năm qua diện tích NTTS trên địa bàn không có sự thay đổi lớn, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng trên địa bàn huyện lại có sự thay đổi lớn. Sản lượng thủy sản ni trồng của tồn huyện Cát Hải là 5.104 tấn (2011) thấp hơn so với năm 2010 (5.644 tấn), trong đó chủ yếu là cá nuôi với sản lượng 2.573 tấn (chiếm khoảng 50%), tôm nuôi là 491 tấn (chiếm khoảng 9,6%) và các loại thủy sản khác (bảng 3.15).

Bảng 3.15: Sản lượng NTTS của huyện Cát Hải

Đơn vị: Tấn Thủy sản Năm 2000 2005 2009 2010 2011 Cá nuôi 389 1.175 2.665 2.580 2.573 Tôm nuôi 364 399 441 289 491 Các loài khác 387 605 1.883 2.775 2.040 Tổng sản lượng 1.140 2.179 4.989 5.644 5.104 (Nguồn:[14])

Trên thực tế tại vịnh Cái Bèo nghề nuôi cá biển đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt năm 2008 hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt đã gây khó khăn cho người ni. Số lượng bè ni tại Cát Bà giảm xuống rất nhiều, năm 2008 số lượng ở vịnh Bến Bèo có 305 bè ni với 6.478 ơ lồng thì năm 2010 số lượng bè ni cịn 240 bè và số lượng ơ lồng trung bình trên bè là 30-60 ơ lồng.

Số lượng ô lồng thực tế sử dụng đạt khoảng 70%, số ơ lồng cịn lại khơng sử dụng do nuôi cá biển mấy năm gần đây đem lại hiệu quả thấp và bị lỗ. Ngồi ra cịn khoảng 20 bãi nuôi Tu hài và một số lượng lớn bè nuôi Tu hài nằm rải rác trong khu vực vịnh. Nhiều diện tích ni qy bằng lưới, phên nứa ngay trên mặt vịnh để nuôi thủy sản.

NTTS của Cát Bà hiện tại chưa có quy hoạch, số lượng ô lồng nuôi cá tăng nhanh, nhưng chủ yếu là tự phát, đồng thời việc neo đậu chưa có quy hoạch và quản lý của Nhà nước. Trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế, ý thức của người ni về bảo vệ mơi trường, phịng trị bệnh cho cá ni cịn thấp, bên cạnh đó do đây là vùng hải đảo nên vấn đề giao thơng, thơng tin liên lạc cịn khó khăn và việc phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật ni cịn hạn chế.

3.3. Vai trò của kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đối với phát triển kinh tế, xã hội quần đảo Cát Bà hội quần đảo Cát Bà

3.3.1. Đối với tăng trường kinh tế

Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế thường được tạo ra thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như: tài nguyên nước, rừng, biển,... là nguồn cung cấp tối cần thiết cho sự sống. Hậu quả của nó được thể hiện trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội, đặc biệt là một bộ phận những người mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác các nguồn lực môi trường. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp,...

3.3.2. Đối với thị trường lao động

Kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều việc làm xanh tại Cát Bà trong các lĩnh vực như nông nghiệp hữu cơ, xử lý chất thải, du lịch sinh thái,… Điều này không những tăng thu nhập, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng mà cịn bảo vệ mơi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó kinh tế xanh tập trung phát triển sinh kế cho bộ phận cư dân nghèo sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Các dịch vụ sinh thái và hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)