Cách tiếp cận trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 40 - 42)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu

2.2.1. Tiếp cận hệ thống

Có thể nói nguồn vốn thiên nhiên là “yếu tố đầu vào” quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xanh, là nguồn sinh kế lâu dài cho người dân. Trong tự nhiên, các nguồn vốn này phân bố trong các hệ thống tài nguyên và giữa chúng tồn tại nhiều vấn đề có tính liên kết với nhau. Tuy nhiên, trong q trình khai thác, sử dụng con người đã tác động ở mức độ khác nhau vào các nguồn vốn thiên nhiên này, đặc biệt là các dạng tài nguyên không tái tạo.

Việc bảo tồn nguồn vốn tránh thất thốt phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và hiệu quả quản lý. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu học viên đã chú ý không chỉ đến sự phân bố, quy mô và tác động của con người, mà cịn đến các chính sách quản lý các nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà. Nói cách khác, đánh giá một vấn đề, một hệ thống tài nguyên đã được đặt trong mối quan hệ với các vấn đề khác và hệ thống khác.

2.2.2. Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (ecosystem-based approach – EBA) do Công ước Đa dạng sinh học (CBD) đề xuất nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học một cách công bằng và bền vững.

Gần đây, tiếp cận này đã được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững, khi đặt các hệ sinh thái vào vị trí trung tâm của các hoạt động của con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên. Một cách khái quát, có thể hiểu tiếp cận hệ sinh thái là cách liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội để quản lý hệ sinh thái/tự nhiên trong mối quan hệ với hệ xã hội, bằng cách bảo vệ tính bền vững sinh thái của các hệ thống này một cách lâu dài.

Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái được thực hiện theo 12 nguyên tắc cơ bản có sự hỗ trợ, tương tác nhau và được tổng kết thành 5 bước thực hiện [22] là:

(i) Xác định các nhóm liên quan chính, xác định khu vực hệ sinh thái và phát triển mối quan hệ giữa các bên và hệ sinh thái;

(ii) Phác họa cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và thiết lập cơ chế để quản lý và giám sát nó;

(iii) Xác định tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và các quần thể của hệ sinh thái;

(iv) Xác định những tác động có thể xảy ra của hệ sinh thái này tới các hệ sinh thái lân cận (quản lý thích nghi theo khơng gian);

(v) Xây dựng các mục tiêu dài hạn và các giải pháp linh hoạt để đạt được những mục tiêu này.

Với quan niệm con người là trung tâm của hệ sinh thái, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái nhấn mạnh cả cách tiếp cận có sự tham gia của các bên có liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và tiếp cận hệ thống. Trong nghiên cứu học viên quan tâm nhiều hơn đến các nguồn vốn thiên nhiên là các hệ sinh thái, đặc biệt là 4 giá trị dịch vụ của nó đã nói ở phần trước và khả năng lượng giá các giá trị đó sang dạng tiền tệ. Chính vì thế áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái sẽ giúp giải quyết các vấn đề nói trên.

2.2.3. Tiếp cận tổng hợp, liên ngành

Bản chất môi trường biển - đảo và nguồn vốn thiên nhiên của chúng vừa phản ảnh lại vừa phụ thuộc vào các điều kiện thành tạo lên chúng, như các yếu tố tự nhiên, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… Vì vậy cần phải có cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về tự nhiên (sinh học, sinh thái, hải văn, thủy văn,…), xã

hội (văn hóa, phong tục,…), kinh tế (các hoạt động phát triển,…). Nghiên cứu mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn thiên nhiên ở khu vực quần đảo Cát Bà cần có cái nhìn tổng thể và liên ngành để thấy rõ hơn các mối liên hệ, nguồn gốc phát sinh và hướng giảm thiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)