STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất trồng lúa và hoa màu 178,5 9
2 Đất nương rẫy cố định 142,7 7
3 Đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm 230 11
4 Đất nuôi trồng thủy sản 1.547 74
(Nguồn: [2])
Đất trồng lúa và cây màu: chiếm 9% diện tích đất nơng nghiệp và 0,6 % diện tích đất tự nhiên, do chưa có đầu tư cao về thuỷ lợi, giống và phân bón nên năng suất cây trồng khơng cao, năng suất lúa trung bình tồn khu vực chỉ đạt 2,4 tấn/ha.
Đất nương rẫy cố định: chiếm 7% diện tích đất nơng nghiệp và 0,5 % đất tự nhiên. Đất nương rẫy cố định trồng các loại cây màu, rau và một ít trồng cây ăn quả. Nhìn chung, năng suất cây trồng trên nương rẫy thấp do đất xấu, thiếu nước và phân bón.
Đất chưa sử dụng Đất nơng nghiệp
Đất ở, khu dân cư Đất chuyên dùng
Đất bùn lầy ven biển chưa sử dụng Đất mặt nước, thung, áng chưa sử dụng Đất đang sử dụng phát triển kinh tế
Đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm: chiếm 11% diện tích đất nơng nghiệp và
0,7 % đất tự nhiên. Các loài cây ăn quả, cây lâu năm, cây màu khá thích hợp với điều kiện đất đai trong vùng. Vì vậy, hiện nay cây nhãn, vải đang được trồng rất phổ biến, nhiều nơi đã mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Đặc biệt trong vùng có cam Gia Luận, thơm ngon, ít bị sâu bệnh là nguồn gen quí đang được trồng nhiều trên địa bàn.
- Đất ni trồng thuỷ sản: chiếm 74% tổng diện tích đất nơng nghiệp và 4,0%
đất tự nhiên. Đây là loại hình sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hiện nay do nuôi trồng chưa được quy hoạch, các giải pháp nuôi trồng chưa phù hợp, nhất là vệ sinh môi trường chưa được quan tâm, nên nguồn lợi từ loại hình canh tác này chưa phản ảnh được tiềm năng vốn có.
- Đất dân cư: có diện tích là 153 ha, chiếm gần 0,5% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chun dùng: có diện tích là 278,4 ha, chiếm 0,9 % tổng diện tích tự
nhiên, bao gồm đất sử dụng cho các cơng trình giao thơng, đất quốc phịng, ...
- Đất bùn lầy ven biển: Loại đất này chủ yếu chỉ tập trung ở xã Phù Long, diện
tích 1.239,3 ha, chiếm 4,0% tổng diện đất, là loại đất ít sử dụng, hoặc chưa được sử dụng. Loại đất này hiện chưa được sử dụng nhiều, đang rất cần có giải pháp cải tạo đất như trồng rừng ngập mặn, ...
- Đất mặt nước trong các thung áng: Diện tích mặt nước của các thung áng là
1.045,9ha, chiếm 3,4 % tổng diện tích đất chưa sử dụng. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả có tính chất tương đối, vì trong mùa khô, khi đa số các thung áng đã bị cạn nước, nên chưa phản ánh đầy đủ thực trạng vốn có. Đất mặt nước thung áng khơng chỉ là nơi dự trữ nước mà còn là những cảnh quan thiên nhiên đẹp và có giá trị về thu hút khách du lịch.
- Đất hiện đang phát triển đô thị và các hoạt động kinh tế khác thuộc thị trấn
Cát Bà và các xã lân cận là 8212,6 ha chiếm 26,3 %.
3.2.2. Khai thác nguồn lợi trên rừng
Theo kết quả khảo sát thưc địa các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trên địa bàn đảo Cát Bà chủ yếu là khai thác củi, mật ong, cây làm thuốc, cây lương thực.
Hàng năm có khoảng 2.220 ster củi để phục vụ chất đốt trong gia đình. Củi đun được lấy chủ yếu từ vườn nhà, từ những diện tích rừng đã được giao cho người dân địa phương. Việc khai thác củi đun bất hợp pháp trong vùng lõi hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Mật ong được khai thác tự nhiên và mật ong nuôi với sản lượng khoảng trên 6.000 lít mật ong cũng đã tạo ra nguồn thu nhập tương đối lớn cho người dân địa
phương. Trong đó, mật ong khai thác tự nhiên là 200 lít. Việc khai thác mật ong tự nhiên tuy rất ít, nhưng hiện tại cũng đang bị nghiêm cấm vì có thể gây nguy hiểm đối với rừng do dùng lửa để xua ong.
Nhóm cây làm thuốc: Có khoảng 661 lồi có thể dùng làm thuốc. Những cây thuốc này có thể sử dụng vào các bài thuốc, toa thuốc đông y khác nhau để chữa trị nhiều chứng bệnh thông thường như các bệnh đau xương - khớp, bệnh đường tiêu hố, đường hơ hấp, bệnh gan, thận, cảm sốt và bệnh ngồi da,....
Nhóm cây ăn được: Có 196 lồi, trong đó chủ yếu là lồi Màn màn, lồi Rau dớn, Sấu, Sung,… khá phổ biến ở trong rừng cùng nhiều loài khác.
3.2.3. Khai thác nguồn lợi sinh vật biển
Nguồn lợi thủy sản ven bờ có vai trị quan trọng đối với ngư dân sống dọc ven biển, đặc biệt khu vực Phù Long là một trọng những sinh cảnh quan trọng cho các lồi thủy, hải sản vùng cửa sơng đến cư ngụ, trở thành các ngư trường quan trọng của vùng cửa sông. Xã Phù Long và thị trấn Cát Hải được xem là nơi có nghề cá phát triển vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa cung cấp nguyên liệu cho nghề chế biến hải sản với sản phẩm nước mắm truyền thống của vùng đảo Cát Hải.
Khu vực Cát Bà gặp tổng số 215 lồi và nhóm lồi hải sản thuộc 72 họ là các loài được dân địa phương khai thác (Bảng 3.12).