Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống t−ới cục bộ tiết kiệm n−ớc

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 6 doc (Trang 54 - 55)

Một hệ thống t−ới cục bộ, hiện đại tiết kiệm n−ớc thông th−ờng có 4 thành phần cơ bản:

a) Công trình đầu mối cấp n−ớc áp lực thích hợp

Nguồn n−ớc t−ới có thể lấy từ hồ chứa, sông suối, kênh m−ơng, giếng đào hay bể chứa n−ớc... Có thể cần đến một bể lắng, bể lọc n−ớc hoặc máy lọc hút nếu nguồn n−ớc không sạch có chứa các tạp chất hữu cơ hay các chất lơ lửng, bùn cát.

N−ớc áp lực có thể tạo ra nhờ một máy bơm, một bể chứa n−ớc ở trên cao hay cũng có thể từ một mạng phân phối n−ớc áp lực. Máy bơm th−ờng là máy bơm ly tâm, nh−ng đối với các hệ thống nhỏ thì chỉ cần loại máy bơm pít tông là thích hợp hơn cả. Các loại máy bơm này th−ờng có l−u l−ợng nhỏ và cột n−ớc làm việc trung bình hoặc nhỏ.

b) Các thiết bị xử lý và điều khiển

Các thiết bị này có thể đầy đủ hoặc chỉ là một số trong các thiết bị sau đây: + Van kiểm tra có nhánh vòng: Dùng để điều áp bảo vệ an toàn đ−ờng ống áp lực. + Van điều chỉnh: Dùng để điều chỉnh áp lực và l−u l−ợng trên hệ thống. Th−ờng thì có một van điều chỉnh đầu hệ thống và một số van điều chỉnh khác đặt tại các đ−ờng ống nhánh hoặc đầu các đ−ờng ống cấp d−ới.

+ Thùng chứa và hoà tan chất dinh d−ỡng hoặc hoá chất: Dùng để hoà tan phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất. Thùng này là một loại bình có áp nhỏ với một lối vào và một lối ra.

+ Thiết bị lọc sạch n−ớc: Thiết bị này có thể là một tấm l−ới hay một ống lọc có đ−ờng kính mắt lọc tuỳ theo yêu cầu của thiết bị t−ới, nó cũng có thể là một bể lọc ng−ợc với các tầng cát sỏi. Khi n−ớc mang nhiều bùn cát thì có thể phải lắp đặt loại máy lọc xoáy chẳng hạn. Thiết bị lọc n−ớc là một trong các bộ phận quan trọng và đặc tr−ng của hệ thống t−ới hiện đại tiết kiệm n−ớc.

c) Các đ−ờng ống áp lực

Các đ−ờng ống này có thể bao gồm đ−ờng ống chính, đ−ờng ống nhánh các cấp và đ−ờng ống t−ới. Đ−ờng ống chính nối các ống nhánh với công trình đầu mối. Đ−ờng ống t−ới nối với đ−ờng ống nhánh cấp cuối cùng ở một phía hoặc ở cả hai phía. Các đ−ờng ống

trên có thể là ống thép, ống PVC, ống bê tông xi măng, ống polyêtylen (PE)... Thông dụng nhất vẫn là các đ−ờng ống nhựa PVC, PE.

d) Các thiết bị t−ới và thiết bị phụ

Các thiết bị t−ới rất đa dạng và không ngừng đ−ợc cải tiến hoàn thiện. Chúng có thể là các đoạn ống nhỏ, chùm ống nhỏ, ống có đục lỗ châm kim (vách đơn hoặc vách kép), thiết bị tạo giọt, thiết bị phun m−a. Còn các thiết bị phụ tùng rải khắp toàn bộ hệ thống.

Phần lớn các hệ thống t−ới hiện đại tiết kiệm n−ớc (vi t−ới) đ−ợc bố trí lắp đặt cố định, nh−ng cũng có một số ít có thể l−u động, di chuyển phục vụ theo mùa hay khi phải phụ trách một vùng canh tác rộng mà số l−ợng thiết bị lại có hạn phải áp dụng hình thức t−ới luân phiên, hoặc khi nguồn n−ớc bị hạn chế lại phân tán cũng phải dùng hệ thống đi động.

Nguyên lý hoạt động:

Khi đ−ợc cung cấp n−ớc áp lực, n−ớc chảy qua van kiểm tra, van cổng rồi đi vào thùng chứa và hoà tan chất dinh d−ỡng d−ới một áp lực thích hợp. Một phần của dòng chảy bị h−ớng xuyên qua thùng, nếu trong thùng có chứa phân bón hoá học hoặc thuốc trừ sâu hoà tan thì dòng chảy sẽ hoà lẫn mang theo chất đó đi ra khỏi thùng trở lại vào ống chính. N−ớc đ−ợc lọc sạch theo yêu cầu khi đi qua thiết bị lọc n−ớc.

Tuỳ theo nhu cầu sử dụng n−ớc mà ng−ời quản lý hệ thống điều chỉnh l−u l−ợng, áp lực thông qua các van khống chế tại đầu các đ−ờng ống. N−ớc áp lực chuyển động trong các đ−ờng ống đến các thiết bị t−ới để cung cấp cho cây trồng. Tuỳ theo cấu tạo và chức năng của từng thiết bị t−ới mà n−ớc đ−ợc cung cấp phân phối cho cây trồng theo các hình thức và phạm vi khác nhau. Các ống t−ới nhỏ, chùm ống nhỏ, ống có lỗ đục lỗ châm kim, thiết bị tạo giọt th−ờng tạo ra các giọt n−ớc hay rỉ với l−u l−ợng nhỏ không đổi d−ới áp lực không khí hoặc gần với áp lực không khí. Thiết bị t−ới phun m−a nhỏ khi có dòng n−ớc áp lực đi đến đập vào mặt chắn hoặc cánh quay hay sẽ làm phân xé dòng n−ớc phun ra không khí ở dạng các hạt m−a nhỏ nh− m−a phùn hoặc nh− s−ơng mù lan tỏa...

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 6 doc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)