Sơ đồ vị trí thành phố Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng giá đất ở trên địa bàn thành phố thái bình giai đoạn 2015 2018 (Trang 44)

b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Thái Bình thuộc vùng Châu thổ đồng bằng sông Hồng, cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao độ nền phổ biến từ 1-2 m so với mặt nước biển, địa hình có hướng cao dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và được phân thành hai khu vực bởi sông Trà Lý.

c. Khí hậu

Khí hậu của thành phố được chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, mùa Hạ và mùa Đơng có khí hậu rất trái ngược nhau. Mùa Hạ thời tiết nóng, mưa nhiều; mùa Đơng trời lạnh, khơ và ít mưa. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của thành phố thành hai mùa chính.

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa từ 1.100 - 1.500 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa mùa hè có cường độ rất lớn từ 200 - 300 mm/ngày.

- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khơ có khí hậu lạnh, ít mưa. Hướng gió thịnh hành là gió đơng bắc thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 150 C, lượng mưa ít, đạt 15 - 20 % lượng mưa cả năm.

- Các đặc trưng khí hậu của thành phố bao gồm:

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 230C – 260C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 39,20C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C; nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới trên 390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,10C.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 7, 8, 9. Lượng mưa chiếm đến 80% lượng mưa cả năm.

+ Độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí trung bình năm dao động từ 85 đến 95%. Các tháng có độ ẩm khơng khí cao là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam (có khi xuống dưới 30%).

d. Thủy văn

Thành phố Thái Bình nằm ở hạ lưu sơng Hồng nên có mật độ sơng, hồ khá dày đặc, bao gồm:

Sông Trà Lý là một nhánh của sông Hồng, đi qua giữa thành phố, bắt nguồn từ xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) và đổ ra biển tại cửa Trà Lý. Sông Vĩnh Trà chạy

qua thành phố từ Tây sang Đông qua trung tâm thành phố, dài 4 km, rộng từ 15 - 30 m. Sông Kiên Giang bắt nguồn từ sông Vĩnh Trà tại cầu Phúc Khánh, chảy qua xã Vũ Phúc, xã Vũ Chính và xi về phía Nam, có chiều dài 6,5 km, chiều rộng 20 - 40 m. Sơng Bạch chảy từ phía Bắc thành phố qua xã Phú Xuân, đổ vào sông Kiên Giang tại cầu Phúc Khánh, chiều dài 7,5 km, rộng 20 m. Sông Bồ Xuyên bắt nguồn từ cầu Phúc Khánh chảy qua các phường nội thị đổ ra sông Trà Lý, dài 3 km, rộng 10 - 20 m. Sơng 3/2 nằm ở phía Nam thành phố, dài 4,8 km, chiều rộng trung bình 15 m, bắt nguồn từ sông Trà Lý chảy qua phường Kỳ Bá, Trần Lãm, Quang Trung rồi đổ ra sông Kiên Giang.

- Ngồi hệ thống sơng ngịi, thành phố cịn có nhiều ao hồ, đây là nguồn dự trữ nước quan trọng khi mực nước các sông xuống thấp vào mùa khô hạn.

Nhìn chung mật độ sơng ngịi của thành phố khá dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Về mùa mưa, cường độ mưa lớn và tập trung đã gây ra úng ngập cục bộ cho các vùng thấp, trũng. Đặc biệt sông Trà Lý vào mùa lũ, tốc độ dòng chảy rất lớn, mực nước sơng dâng cao dễ gây ngập úng. Vì vậy, hệ thống thủy lợi của thành phố cần phải được chú trọng củng cố và nạo vét. [15]

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với mục tiêu giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương; đẩy mạnh phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; đảm bảo an ninh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tiếp tục đầu tư xây dựng hồn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng đơ thị loại II, ... Trong năm 2016, kinh tế của thành phố Thái Bình có những chuyển biến tích cực, tiếp tục phát triển có mức tăng trưởng cao.

Tổng giá trị sản xuất năm 2016 (giá so sánh 2010) ước đạt 22.425,1 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2015, trong đó ngành Công nghiệp - Xây dựng ước đạt 15.666,5 tỷ đồng, tăng 11,86%; Thương mại - Dịch vụ ước đạt 6.007,9 tỷ đồng, tăng 12,68%; Nông nghiệp - Thủy sản ước đạt 750,7 tỷ đồng, tăng 1,89%. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực: Cơng nghiệp - Xây dựng 67,9%, Thương mại - Dịch vụ 28,8%, Nông nghiệp - Thủy sản 3,4%.

đạt 12.654,5 tỷ đồng, tăng 10,58% so với 2015. Kinh tế nhà nước tăng 10,62%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,49% so với năm 2015. Một số ngành tăng trưởng cao như dệt, may, nhuộm tăng 16,3%. Đến nay Thành phố có 173 dự án tại các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 12.801 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 48.000 lao động. Giá trị làng nghề ước đạt trên 100 tỷ đồng.

- Ngành Thương mại - Dịch vụ: Tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Doanh số bán lẻ và kinh doanh dịch vụ ước đạt 8.368 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2015. Số doanh nghiệp thương mại tăng 6,5% so với cùng ký, số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ tăng 13,1%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 946 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

- Ngành sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 750,7 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch đề ra, tăng 1,89% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng đạt 7.420 ha, đạt 96,8% so với cùng kỳ.

b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Dân số của thành phố là 202.215 người (dân số tính đến 31/12/2016) trong đó thành thị chiếm 65,86%, nơng thơn chiếm 34,14% dân số toàn thành phố. Tỷ lệ lao động đã được đào tạo chiếm 65% tổng số lao động trong thành phố. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định, giữ vững mức sinh thay thế.

Số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 110.410 người chiếm 54,60% dân số. Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 68.900 người, chiếm 62,40% tổng lao động (trong đó lao động phi nơng nghiệp là 72,5%, nông nghiệp là 247,5%).

c. Giao thông

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành trong những năm qua hệ thống giao thông của thành phố được xây dựng tương đối hiện đại, hoàn chỉnh thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như vận chuyển hàng hóa trong và ngồi tỉnh.

- Giao thơng đường bộ

Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng trên 260km đường bộ, trong đó có 30 km đường tỉnh lộ, 80 km đường đô thị và 150 km đường nông thôn. Đặc biệt tuyến quốc lộ 10 và tuyến đường 10 tránh thành phố là tuyến giao thông huyết mạch

của thành phố và của tỉnh. - Giao thơng đường thủy

Thành phố Thái Bình có hệ thống sơng ngịi đa dạng, trong đó nổi bật nhất là sông Trà Lý. Đoạn chảy qua thành phố dài 11km, trên đoạn sơng này có một cảng hàng hóa cho phép loại tầu thuyền khoảng 300 tấn ra vào hoạt động vận chuyển hàng hóa.

Hình 2.2. Đƣờng giao thơng thành phố Thái Bình

d. Thủy lợi

Thành phố Thái Bình có 9 con sơng chính là sơng Trà Lý, sơng 3/2, sơng Vĩnh Trà, sông Kiên Giang, sông Bạch, sông Bồ Xuyên, sông PaRi, sơng Kìm, sơng Sa Lung … Đây là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và đảm nhận chức năng thốt nước của thành phố. Bên cạnh đó, thành phố cịn có 350 ha đất kênh mương, hàng năm hệ thống kênh mương này đảm bảo tưới tiêu cho 3.000 ha đất canh tác.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 100 ha đê điều, phần diện tích này được tập trung chủ yếu ở Đơng Hịa, Hồng Diệu, Bồ Xun, Lê Hồng Phong, Kỳ Bá, Trần Lãm, Vũ Đông, Vũ Lạc…

Với hệ thống thủy lợi như hiện nay thành phố có thể đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cũng như cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và một phần nuôi trồng thủy sản.

e. Cấp - Thoát nước

trong cơng tác cung cấp nước sạch, các loại hình cấp nước đã được đa dạng hóa, hiện đã có trên 21.400 hộ dân chiếm 60% số hộ được cấp nước. Nguồn nước tuy dồi dào và đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố nhưng cần phải quy hoạch tốt hơn mạng lưới đường ống cấp nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch trong thời gian tới.

- Thoát nước: hệ thống thoát nước của thành phố hiện tại là hệ thống chung gồm nước thải sinh hoạt, nước thải cơng nghiệp và hệ thống thốt nước mưa. Tất cả các nguồn thải trên được thu gom qua hệ thống các cống và chảy về các sông để tập trung về sơng Kiên Giang. Hệ thống thốt nước của thành phố gồm 13 con sơng và hệ thống các trục cống có nắp dài 76,1km, đảm bảo mật độ đường cống thốt nước chính 5,9km/km2, cơ bản đáp ứng thu gom 100% lượng nước mưa, nước thải.

f. Phát triển không gian đô thị

Phát triển theo mơ hình phát triển đơ thị đa cực:

- Cực trung tâm: phát triển khu vực nội thành hiện nay, trên địa bàn các phường Đề Thám, Quang Trung, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo.

- Cực Đông Bắc: phát triển tại khu vực thuộc phường Hoàng Diệu, khai thác năng lực của tuyến QL10 có hướng đối ngoại đi thành phố Hải Phòng và vùng duyên hải Bắc Bộ.

- Cực Đông: phát triển tại khu vực thuộc xã Vũ Lạc, khai thác năng lực của tuyến giao thơng vành đai phía Nam.

- Cực Nam: phát triển tại khu vực thuộc xã Vũ Chính, khai thác năng lực của tuyến ĐT 454 (TL 223 cũ) đây là khu vực nằm trên hướng đối ngoại với tỉnh Nam Định.

- Cực Tây Bắc: phát triển tại khu vực xã Phú Xuân, khai thác năng lực của tuyến ĐT.454, cực phát triển này nằm trên hướng đối ngoại với thành phố Hưng Yên.

- Hệ thống giao thông trong thành phố được phân tầng nhằm hướng các hoạt động đô thị vào các cực phát triển. Theo đó, các tuyến đường như QL10, TL39B, ĐT 454, vành đai II (Phía Nam thành phố) chủ yếu có chức năng giao thơng giữa các cực đối ngoại. Dự kiến xây dựng thêm một số tuyến đường quan trọng khác như tuyến dọc sông Trà Lý, Kiến Giang, tuyến đi Đồng Châu – Cồn Vành nhằm mục đích tăng cường năng lực của mạng giao thông đối ngoại và khai thác tối đa các tiềm năng phát triển trong thành phố. [16]

2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến giá đất ở đến giá đất ở

a. Ưu điểm

- Về kinh tế - xã hội: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục thành phố và cơ bản đáp ứng nhu cầ sinh hoạt của nhân dân thành phố.

- Về tỷ lệ tăng dân số cơ học: Tỷ lệ tăng cơ học năm 2012 là 0,24%, năm 2013 là 0,36%, năm 2014 là 0,41%,. Điều này cho thấy tỷ lệ tăng dân số cơ học gia tăng trong những năm gần đây, năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ đô thị đã và đang tạo được sức hấp dẫn, thu hút nguồn nhân lực tham gia vào công cuộc xây dựng phát triển thành phố.

- Về cơng trình cơng cộng, văn hóa, thể thao: Nhiều hạng mục công trình dịch vụ cơng cộng cấp vùng như: Trung tâm TDTT; Hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề,v.v… đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển đô thị.

- Về không gian kiến trúc và bộ mặt đô thị: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống người dân được nâng cao, người dân và các thành phần kinh tế trong xã hội đã đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các cơng trình nhà ở, cơ sở dịch vụ, văn phòng, cải thiện rõ rệt bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị, đặc biệt là dọc theo các tuyến đường chính đơ thị. Một số khơng gian công cộng trong thành phố đã được đầu tư, đặc biệt là khu vực quanh khu công viên 30/6, công viên Lê Quý Đôn, v.v..., quảng trường 14/10 và khu trung tâm hành chính Tỉnh, tạo ra cảnh quan và không gian giao lưu cho người dân đô thị. Đây là những khơng gian có ý nghĩa rất quan trọng, bước đầu đã tạo nên được những hình ảnh mang nét đặc trưng riêng của thành phố. Ngoài ra, một số khu đô thị mới của Thành phố cũng đã và đang được đầu tư xây dựng sẽ góp phần tạo nếp sống văn minh cho đô thị đồng thời ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố.

- Về hạ tầng đơ thị: Thành phố Thái Bình là một trong những thành phố có hệ thống hạ tầng khá hồn chỉnh, mật độ đường giao thông cao, hệ thống cây xanh đang được quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng, chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư, tạo hình ảnh đơ thị khang trang đang từng bước được hiện đại hóa. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá đất ở trong những năm gần đây.

- Mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Bình là trở thành một trong những trung tâm của vùng Nam đồng bằng Sơng Hồng. Tiêu chí lớn nhất có thể đặt ra là Thái Bình phát triển tồn diện trên các lĩnh vực gắn với trục phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long phía Bắc. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chí này trong tương lai, cần có những chiến lược kinh tế, tập trung vào một số ngành mũi nhọn. Để trở thành một trong những đô thị có vai trị đối với sự phát triển chung của tồn Vùng, Thái Bình cần tiếp tục kết nối với các đơ thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng và các đô thị trong Vùng.

- Trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh, dải ven biển tất nhiên có vai trị quan trọng. Vì vậy, cần có sự nối kết chặt chẽ giữa thành phố và khu vực ven biển.

- Hiện trạng và các định hướng phát triển, đặc biệt là về hạ tầng kỹ thuật cho thấy Thái Bình đang và tiếp tục phát huy kết nối các hạ tầng giao thông quan trọng với các đô thị quan trọng như Thủ đô Hà nội, Nam Định, với hành lang kinh tế ven biển Bắc Bộ cũng như với trục đông lực phát triển Bắc - Nam của toàn quốc.

b. Tồn tại, hạn chế

- Kinh tế đã có mức tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, vẫn chưa tạo được bước đột phá mạnh.

- Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn lực, vốn đầu tư bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhu cầu đô thị hóa trong Tỉnh ngày càng tăng cao, yêu cầu sự phát triển hạ tầng đơ thị phải theo kịp với tiến trình đơ thị hóa.

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đô thị trong Vùng và tỉnh, các trung tâm đô thị trong Vùng khá phát triển, trong khi Thái Bình là một thành phố mới được nâng cấp từ Thị xã, xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn thấp so với vùng Bắc Bộ. Đặc biệt,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng giá đất ở trên địa bàn thành phố thái bình giai đoạn 2015 2018 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)