Điều kiện địa chất, địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá biến động bờ biển phía nam tỉnh phú yên phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Trang 43 - 48)

- Tăng gấp đôi số lƣợng các khu vực khô hạn kể từ năm 1970.

2.1.2. Điều kiện địa chất, địa mạo

2.1.2.1. Địa chất

Phần đất liền ven biển và đáy biển nơng ven bờ thuộc đới bờ biển Tuy Hịa đƣợc cấu tạo bởi các loại đá gắn kết cho đến các trầm tích bở rời có tuổi từ Mesozoi đến Đệ Tứ. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã đƣợc cơng bố [12, 13, 17, 18], có thể nêu tóm tắt một số đặc trƣng địa chất- thạch học và cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu nhƣ sau:

- Các loại đá gắn kết có độ bền vững cao có diện lộ khắp trên khu vực nghiên cứu, bao gồm: Các đá macma xâm nhập axit- trung tính thuộc các phức hệ Cà Ná

(K2cn), Đèo Cả (Kđc), Định Quán (J3 đq) và các pha đá mạch; đá phun trào dacit,

riolit hệ tầng Nha Trang (Knt), Đèo Bảo Lộc (J2đbl) phân bố trên diện tích khá rộng ở các núi cao, các đảo ven bờ; đá bazan hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl) phân bố ở Sơn

Hịa- Tuy Hịa; đá trầm tích lục ngun thuộc các hệ tầng: Đăk Bùng (J1đb), Đray Linh (J1đl), Ea Sup (J2es), La Ngà (J2ln) phân bố rải rác ở Đơng Hịa- Tuy Hịa.

- Các loại trầm tích bở rời chủ yếu là các thành tạo trẻ đƣợc hình thành trong Đệ tứ có các nguồn gốc khá đa dạng bao gồm: sơng, sông- đầm lầy, sông- biển, biển, biển- gió và các tàn tích, lũ tích, sƣờn tích:

Phụ thống Pleistocen giữa- trên, tr m tích s ng- biển (amQ1

2-3): Phân bố ở đáy đồng bằngTuy Hịa, bị phủ hồn tồn nên chỉ gặp ở đáy các lỗ khoan. Mặt cắt tổng hợp gồm hai tập: Tập trên gồm sét, sét bột, sét pha màu loang lổ, dày 7 13,7 m. Tập dƣới gồm cát pha, cát sạn, cuội sỏi đơi chỗ bị laterit hóa, dính kết chặt, dày 2,5 9,3 m.

Phụ thống Pleistocen trên, tr m tích s ng- biển (amQ13): Phân bố dƣới dạng thềm biển với bề ngang thay đổi từ vài ba trăm mét tới khoảng 3-4 km, tạo nên các bề mặt nghiêng thoải có độ cao 10 30 m lộ ra ở Tây Hòa, Phú Hòa (Phú Yên). Mặt cắt tổng hợp theo tài liệu lỗ khoan có hai tập rõ rệt: Tập trên gồm sét, sét bột, sét cát loang lổ, dày trung bình 7,5 m; Tập dƣới gồm cát, cát sạn, cuội sỏi dày trung bình 4,5 m. Chiều dày chung thay đổi từ 2,2 m đến 15,3 m, trung bình 12m.

Phụ thống Holocen dưới - giữa, tr m tích biển (mQ21-2): Thành phần trầm tích chủ yếu là sét, sét bùn màu xám đen, cát sạn chứa phong phú vỏ sò ốc và di tích thực vật, đơi nơi chứa than bùn. Chiều dàytừ 1m đến 8,5m, trung bình 4,5m.

Phụ thống Holocen giữa (Q22

) bao gồm:

- Trầm tích sơng biển (amQ22): Phân bố ở Tây Hòa, Phú Hòa (Phú Yên), tạo nên đồng bằng khá rộng. Thành phần gồm sét cát đến cát sét. Chiều dày thay đổi 3 m đến 11 m, trung bình 6 m.

Phụ thống Holocen giữa- trên (Q22-3

) gồm các kiểu nguồn gốc nhƣ sau:

- Trầm tích sơng- biển (amQ22-3): Phân bố tập trung ở đồng bằng Tuy Hòa, tạo nên bề mặt khá bằng phẳng, rộng lớn ở độ cao 3 6m. Phần trên gồm sét pha đến cát pha, cịn phần dƣới là cát thơ. Chiều dày thay đổi từ 3 m đến 8,9 m, trung bình 6 6,5m.

- Trầm tích biển- gió (mvQ22-3): Phân bố thành các dải cát ven biển ở dải ven bờ đồng bằng Tuy Hòa. Thành phần chủ yếu là cát đa khống màu vàng nhạt, trong đó sự chuyển tiếp giữa tập cát mịn ở phần trên và tập cát trung- thô ở phần dƣới. Chiều dày từ 2,7 m đến 7 m.

- Trầm tích biển- đầm lầy (mbQ22-3): Phân bố ở bắc cửa sông Đà Rằng. Thành phần là cát, sét, bùn chứa nhiều xác thực vật chƣa phân hủy hết. Mặt cắt gồm hai tập: tập trên là cát mịn trung lẫn mùn thực vật và mảnh vỡ sò ốc, dày 2,8m, tập dƣới là bùn sét lẫn vỏ sò ốc và mùn thực vật màu xám đen, dày 2,4 m. Chiều dày từ 5,2 m đến 8,3 m.

Phụ thống Holocen trên (Q23

): gồm các kiểu nguồn gốc sau:

- Trầm tích sơng (aQ23): Phân bố thành dải hẹp phân bố gián đoạn dọc theo sông lớn trong khu vực nghiên cứu, tạo nên các bãi bồi cao và bãi bồi ven lòng. Bãi bồi cao gồm phần dƣới là cát sạn, phần trên là sét pha cát màu xám, dày 1,5÷2 m. Các thành tạo bãi ven lịng có thành phần chủ yếu là cát pha sạn, sạn Chiều dày từ 1,5÷7 m.

- Trầm tích biển- gió (mvQ23): Phân bố thành các dải cát hẹp ven biển Tuy Hòa. Thành phần chủ yếu là cát màu vàng nhạt đến xám trắng. Chiều dày khoảng 1÷3 m.

- Trầm tích sơng- biển (amQ23): Là các dải tích tụ cửa sơng Đà Nông (Đông Hòa), thƣờng bị ảnh hƣởng của triều và ngập lũ. Thành phần gồm cát, cát sét màu xám tro, xám đen chứa di tích thực vật và vỏ sị ốc. Chiều dày 2÷3 m.

Hệ Đệ Tứ kh ng phân chia (Q) có các nguồn gốc sau:

- Sườn tích (qQ): phân bố ven các sƣờn núi chuyển tiếp xuống đồng bằng phía

đơng với độ cao 20-70 m. Chúng bao gồm các sản phẩm tích tụ sƣờn tích, trọng tích thành phần hỗn tạp. Thành phần là vật liệu thô (cát sét, dăm sạn, mảnh đá gốc) chuyển lên vật liệu mịn (cát, bột, cát sạn, bột sét, sét pha). Chiều dày trung bình 5÷6 m.

- Tàn tích (eQ): Là sản phẩm phong hóa trên các đá gắn kết trƣớc Kainozoi có

tuổi khác nhau. Thành phần thay đổi từ sét, sét pha đôi chỗ lẫn dăm sạn đến cát, cát pha bột sét. Chiều dày từ 0,5-11,5 m, trung bình 5÷6 m.

- Lũ tích (pQ): Phân bố khá rộng rãi ở sông, suối trong khu vực nghiên cứu.

Thành phần thay đổi từ sét đến cát, sạn, cuội, đơi nơi có tảng nhỏ màu xám nâu, xám sáng, vàng nhạt. Chiều dày từ 3÷12 m.

Đặc điểm tân kiến tạo

Trên sơ đồ Các đơn vị kiến tạo chính ở Việt Nam của Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Bao (2008) khu vực nghiên cứu thuộc phạm vi 2 đơn vị cấu trúc lớn là Địa khu lục địa Tiền Cambri Kon Tum và Trũng nội lục Paleozoi muộn- Kainozoi Đà Lạt. Ranh giới phân chia hai đơn vị kiến tạo lớn này là đới đứt gãy Tuy Hòa- Biên Hòa [17].

Đới đứt gãy Tuy Hòa- Biên Hòa (hay còn gọi là Tuy Hòa- Củ Chi) kéo dài 400km theo hƣớng ĐB-TN. Theo tài liệu trọng lực có độ sâu tới 40km cắm về ĐB với góc dốc 70-800

. Vào Kainozoi sớm đứt gãy có tính chất dịch chuyển thuận- bằng trái và vào Kainozoi muộn đứt gãy có hƣớng dịch chuyển thuận- trái. Trong Đệ tứ, hoạt động của đới đứt gãy này trong vùng nghiên cứu chủ yếu gây phá hủy các thành tạo trƣớc Kainozoi và tới sự phát triển của các thành tạo Đệ Tứ tại trũng Tuy Hịa và phía Tây Ninh Hịa.

2.1.2.2. Địa mạo

Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của các quá trình nội sinh nhƣ các cấu trúc nâng khối tảng, vịm–khối tảng… Mạng lƣới sơng suối có đặc điểm của hệ thống dịng chảy miền núi, thƣờng ngắn và dốc, kết hợp với dao động mực nƣớc biển thời kỳ Neogeo–Đệ Tứ khiến địa hình khu vực có cƣờng độ phân cắt cao, xâm thực sâu ở vùng núi và biến động mạnh ở đồng bằng Tuy Hịa. Q trình động lực hiện đại của khu vực nghiên cứu có xu hƣớng tăng dần về cƣờng độ đổ lở, trƣợt lở và xâm thực sâu vùng núi. Hạ lƣu thung lũng sơng Ba có xu thế xâm thực ngang và bồi lấp phần cửa sông. Đƣờng bờ biển đang bị xói lở mạnh trong những năm gần đây. [18, 20]

Địa hình khu vực chia thành 5 vùng chính là vùng núi cao Đèo Cả ở phía nam, vùng núi trung bình phía tây Sơng Hinh, vùng núi thấp Sơn Hòa–Vân Hòa, vùng đồng bằng Tuy Hòa và vùng đồng bằng Vạn Giã. Vùng núi cao Đèo Cả nằm về phía nam khu vực nghiên cứu gồm các khối tảng–vòm phát triển trên đá xâm nhập phức

hệ Đèo Cả. Sự nâng mạnh của móng thể hiện bởi các diện lộ lớn các thể xâm nhập và vắng mặt các thành tạo trầm tích Mesozoic ở trung tâm vùng, Vùng chịu sự tác động mạnh mẽ của hệ thống đứt gãy phƣơng Đơng Bắc–Tây Nam, các q trình bóc mịn và xâm thực sâu phát triển mạnh mẽ góp phần tạo thành địa hình dạng răng cƣa sắc nhọn.

Hình 2.1. Bản đồ địa mạo khu vực Tuy Hịa [20]

Vùng núi trung bình phía tây Sơng Hinh phát triển chủ yếu trên các đá xâm nhập phức hệ Bến Giằng. Mức độ nâng trung bình của móng thể hiện qua các thể xâm nhập và đai mạch phức hệ Đèo Cả xuyên cắt các đá xâm nhập phức hệ Bến Giằng xuất lộ với diện tích nhỏ.

Vùng núi thấp Sơn Hòa–Vân Hòa phát triển chủ yếu trên các thành tạo xâm nhập, phun trào và trầm tích Mesozoi. Do móng nâng phân dị yếu nên hình thành hàng loạt các bề mặt san bằng rộng lớn. Ở Vân Hòa các bề mặt này bị phun trào bazan phủ lên.

Vùng đồng bằng tích tụ-xâm thực Tuy Hòa thành tạo trên móng đá gốc khác nhau thuộc kiểu đồng bằng delta diện tích khoảng 500m2, độ cao thay đổi từ 0-30m. Đồng bằng nằm trên phần kéo dài về phía đơng nam của thung lũng địa hào Sông

Ba, cũng là nơi chuyển tiếp giữa vùng nâng lục địa và sụt lún Biển Đông và nằm giữa dãy núi địa lũy Đèo Cả và khối núi vòm-núi lửa Vân Hịa.Dựa vào cấu trúc móng có thể chia thành 2 phần chính: (1) phần phía bắc hạ lún yếu, bề mặt đáy đồng bằng nơng hơn có nhiều núi sót, tạo thềm mài mịn–tích tụ cao 10-20m, 20-40m tuổi Pleistocen, tích tụ vật liệu thơ cát, cát sạn sỏi dày 10-50m; (2) phần phía nam hạ lún mạnh hơn, hầu hết các thành tạo Pleistocen đều bị chôn vùi, bề dày tầng tích tụ 80- 120m.. Các trầm tích Đệ Tứ trên đồng bằng Tuy Hịa phản ánh quá trình dao động mực nƣớc đại dƣơng và 4 chu kì nâng hạ của lãnh thổ. Trong Holocen muộn đồng bằng đƣợc nâng lên chịu tác động của các q trình chia cắt xâm thực và tích tụ dọc sơng. Xâm thực ngang phát triển, dịng chảy và bờ sơng thay đổi hàng năm, trong đó xói lở bờ biển hoạt động theo mùa, mạnh nhất ở khu vực cửa sông Đà Rằng, cát lấp dịng ở cửa sơng Đà Nơng. Địa hình phong thành phát triển mạnh phía bắc thành phố Tuy Hịa và Đèo Cả.

Hình 2.2. Bản đồ địa mạo khu vực Bàn Nham [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá biến động bờ biển phía nam tỉnh phú yên phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)