Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá biến động bờ biển phía nam tỉnh phú yên phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Trang 97 - 101)

- Tăng gấp đôi số lƣợng các khu vực khô hạn kể từ năm 1970.

2 và mQ-3) phân bố dọc theo thung lũng sơng Ba và tạo thành dải kéo dài phía đơng Quốc lộ 1A ra biển với chiều rộng –

4.1.3. Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam

Về mặt chính sách chiến lƣợc, vai trị của biến và định hƣớng phát triển biển đã đƣợc nêu trong Hiến pháp 1982 và 1992, các Nghị quyết đại hội Đảng từ năm 1982 (Đại hội V) cho tới nay. Đến năm 2007, Chiến lƣợc biển đƣợc chính thức phê duyệt tại Nghị quyết số 09–NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X, tiếp sau đó là Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 về Chƣơng trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09 về

Trong giai đoạn từ 1993–2006, đã có nhiều dự án về ICZM đƣợc triển khai ở Việt Nam, trong đó nổi bật là Dự án hợp tác ICZM Việt Nam–Hà Lan (VNICZM) trong đó triển khai ICZM thí điểm ở quy mơ địa phƣơng (Nam Định, Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Nam, Sóc Trăng) và chƣơng trình Chiến lƣợc Phát triển bền vững các biển Đông Á (PEMSEA) [16, 21]

Dự án VVA (tên đầy đủ là dự án “Đánh giá khả năng bị tổn thương của đới bờ Việt Nam và đề xuất những hoạt động bước đầu tiên tới áp dụng Quản lý tổng hợp đới bờ”) triển khai trong thời gian 18 tháng từ 11/1994 đến 4/1996 do Chính phủ

Vƣơng quốc Hà Lan tài trợ, thực hiện bởi hợp tác 3 bên Việt Nam–Ba Lan–Hà Lan. Nhiệm vụ trọng tâm của dự án là (i) đánh giá toàn diện khả năng bị tổn thƣơng của đới bờ Việt Nam trƣớc mực nƣớc biển dâng theo mẫu và yêu cầu của IPCC và (ii) tăng cƣờng, nâng cao năng lực quản lý đới bờ Việt Nam hiệu quả trong trƣớc mắt và lâu dài. Kết quả dự án triển khai 3 thí điểm: xói lở đê biển ở Nam Định, Quản lý đầm phá và lũ lụt ở Thừa Thiên–Huế và Quản lý đới bờ ở Bà Rịa–Vũng Tàu. Kết quả chính của dự án là (1) hiện trạng bờ biển 1995 và dự báo tác động đối với đới bờ Việt Nam tới 2025 trong trƣờng hợp có và khơng có mực nƣớc biển dâng; (2) đánh giá tính khả thi của các biện pháp đối phó với các tác động và (3) đánh giá tổn thể khả năng bị tổn thƣơng của đới bờ.

Dự án hợp tác Việt Nam–Hà Lan về Quản lý tổng hợp đới bờ biển (VNICZM, 2000–2006)

Dự án VNICZM do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn tƣ vấn NEDECO (Hà Lan) nhằm tăng cƣờng năng lực ICZM dài hạn ở Việt Nam trong đó chú trọng vào tham vấn cấp Chính phủ về quy hoạch chiến lƣợc phát triển bền vững đới bờ biển ở Việt Nam. Dự án gồm tổng thể nhiều hạng mục, trong đó những bƣớc đầu tiên đƣợc xác định là tăng cƣờng quản lý thống nhất theo chiều dọc (theo chiều từ sông ra biển, từ cấp quốc gia–tỉnh thành–cộng đồng) và theo chiều ngang (giữa các đơn vị nghiên cứu và thành lập chính sách; các chiến lƣợc và kế hoạch hành động ICZM cấp Quốc gia và tỉnh thành; cấu trúc, luật pháp cho

ICZM; năng lực xây dựng, khả năng tham gia của các thành phần xã hội và phổ biến tri thức về các quá trình bờ biển). Các kết quả chính của dự án đạt đƣợc gồm:

- Khung chiến lược cấp Quốc gia về Quản lý đới bờ (CZM) và Kế hoạch hành động (SAP) do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thành lập trên cơ sở Chiến lƣợc ICZM

Việt Nam.

- Nâng cao khả năng truy vấn bộ cơ sở dữ liệu và GIS, trong đó thành lập bộ

khung GIS dành cho ICZM ở cấp độ Quốc gia và thí điểm ở 3 tỉnh dựa trên các ứng dụng tiêu chuẩn GIS của Bộ TNMT.

- Tăng cường phổ biến, năng lực xây dựng và cảnh báo, trong đó năng lực xây

dựng đƣợc thực hiện theo nhiều hƣớng bao gồm ứng dụng kinh nghiệm phát triển và thực thi quản lý bờ biển của Hà Lan vào các dự án Việt Nam, bên cạnh hoạt động giáp dục và tăng cƣờng nhận thức. Các nỗ lực nâng cao khả năng cảnh báo thực hiện ở cấp Quốc gia và cấp tỉnh thành nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc và đới bờ biển cũng nhƣ phát triển bền vững.

- Kết quả ứng dụng thử nghiệm ICZM quy mô cấp tỉnh tại Nam Định, Huế và Bà

Rịa–Vũng Tàu. Đối với tỉnh Nam Định, thử nghiệm ICZM xây dựng đƣợc khung chƣơng trình cho các vấn đề quản lý đất ngập nƣớc tại khu RAMSAR Xuân Thủy và lấn biển tại cửa sông Ninh Cơ, tiềm năng du lịch sinh thái trong khu vực bảo tồn. Tại tỉnh Thừa Thiên–Huế, kết quả ICZM đạt đƣợc gồm việc xây dựng Chiến lƣợc ICZM và kế hoạch hành động với sự tham gia của ngƣời dân, đồng thời nghiên cứu thử nghiệm quản lý đầm phá ven biển định hƣớng phòng tránh tác động do lũ, khai thác quá mức và các vấn đề chất lƣợng nguồn nƣớc. Kết quả ICZM tại tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu xác định đƣợc những vấn đề ICZM trọng tâm là các xung đột giữa du lịch–mơi trƣờng–phát triển cơng nghiệp–xói lở bờ biển, xây dựng hƣớng dẫn thực hiện chiến lƣợc ICZM và xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện đánh giá cấp độ cộng đồng; bảo tồn nghề cá và những vấn đề trọng yếu trong quy hoạch phát triển khai thác dầu khí hành lang Vũng Tàu–TP. Hồ Chí Minh. Những kết quả thử nghiệm cho phép xác định những bài học cũng nhƣ những kinh nghiệm bƣớc đầu trong quá trình quản lý đới bờ bao gồm chuẩn bị-thực hiện–phát triển các giải pháp

ứng phó – thích ứng và quản lý bền vững tài nguyên đới bờ biển Việt Nam (MONRE 2007).

Chương trình hợp tác Việt Nam – Hà Lan về bờ biển (CCP, 2002 – 2005)

Chƣơng trình này là một phƣơng án bổ trợ cho Dự án VNICZM, chú trọng vào các vấn đề mang tính thực tiễn cao định hƣớng áp dụng ở cấp tỉnh, thành. Chƣơng trình thực hiện bởi Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Công cộng và Quản lý nƣớc Hà Lan. Mục tiêu chính nhằm nghiên cứu sâu hơn về các quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội tại tỉnh Thừa Thiên – Huế giúp củng cố quá trình ra quyết định. Các kết quả chính đạt đƣợc gồm củng cố q trình ICZM cấp chính phủ, các thảo luận nền cấp địa phƣơng về các vấn đề vùng ven biển và giải pháp, quản lý và khôi phục đất ngập nƣớc, nâng cao nhận thức cho trẻ em tại các trƣờng học địa bàn TT-Huế, ứng dụng nghiên cứu viễn thám, tác động của các phát triển trên lƣu vực sơng đến đới bờ, tích hợp mơ hình – giám sát chất lƣợc mơi trƣờng đầm phá và động lực biển.

Chiến lược Phát triển bền vững các biển Đông Á (PEMSEA) thực hiện ở Việt Nam với dự án Điểm trình diễn quốc gia về QLTHĐB tại thành phố Đà Nẵng từ tháng 6/2000 đến cuổi 2007. Mục tiêu chính của dự án là (i) tăng cƣờng năng lực quản lý tài nguyên và môi trƣờng đới bờ, hỗ trợ phát triển bền vững TP. Đà Nẵng; (ii) trình diễn mơ hình QLTHĐB cho các địa phƣơng khác ở Việt Nam và khu vực Đông Á. Tại pha 2, mục tiêu dự án thay đổi gồm (i) hoàn thiện thể chế về quản lý tổng hợp đới bờ; (ii) tổ chức triển khai các kế hoạch hành động mang tính chiến lƣợc; (iii) xây dựng năng lực; (iv) xây dựng nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng; (v) đầu tƣ tài chính bền vững.

Quản lý tổng hợp vùng ven biển ở tỉnh Sóc Trăng

Dự án ICAM Sóc Trăng đƣợc thực hiện bởi GIZ Sóc Trăng định hƣớng xây dựng nhận thức tầm quan trọng của chứng năng các hệ thống xã hội và sinh thái đối với sự phát triển bền vũng các sinh kế và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân vùng ven biển. Kết quả quan trọng của dự án chỉ ra rằng trọng tâm của cơ chế ICAM chính là việc đảm bảo ƣu tiên cho các sinh kế bền vững, đồng nghĩa với việc

đảm bảo một cuộc sống ổn định cho ngƣời dân trong khu vực ven biển trƣớc các tác động tiềm tàng trong tƣơng lai. Về khía cạnh quản lý, ICAM đƣợc xác định nhƣ là mọt q trình học tập thích ứng thơng qua giám sát và đánh giá toàn diện, xác định tầm quan trọng của các tài trợ bên ngoài hệ thống với các yếu tố và sự vận hành bên trong hệ thống, nhấn mạnh các cơ chế thúc đẩy sự phát triển nội lực địa phƣơng và sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong việc xây dựng sinh kết bền vững cũng nhƣ phát triển thế mạnh sẵn có.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các triển khai bƣớc đầu về Quản lý tổng hợp đới bờ biển ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết phải củng cố các bƣớc đi từ cấp quốc gia đến cấp vùng, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận trên quan điểm hệ thống đối với quá trình quy hoạch, thực hiện và duy trì ICZM. Các vấn đề phát triển kinh tế xã hội cần đƣợc quan tâm và gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng theo định hƣớng phát triển bền vững. Đồng thời cần xác định các nhu cầu địa phƣơng kết hợp với chính sách cấp quốc gia để tạo điều kiện nâng cao thiết lập và quá trình thực hiện ICZM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá biến động bờ biển phía nam tỉnh phú yên phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)