CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan về làng nghề Đại Bái
a. Giới thiệu chung
Đại Bái là xã nằm ở phía tây nam của huyện Gia Bình, có tổng diện tích đất tự nhiên là 619,05 ha; dân số 2.715 hộ với 10.516 nhân khẩu; là xã có làng nghề thủ cơng truyền thống từ lâu đời nên thu nhập và cuộc sống của nhân dân cơ bản ổn định (UBND xã Đại Bái, 2016).
Đại Bái nằm giáp với thị trấn Gia Bình và cách trung tâm huyện 2 km về phía đơng. Vị trí tiếp giáp với:
Phía Đơng: giáp với thị trấn Gia Bình, xã Quỳnh Phú huyện Gia Bình.
Phía Nam: giáp với xã Quảng Phú huyện Lương Tài.
Phía bắc: giáp với xã Đơng Cứu và xã Lãng Ngâm huyện Gia Bình;
Phía Tây: giáp với xã Mão Điền và xã An Bình huyện Thuận Thành.
c. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9: Thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn” chiếm 80% lượng mưa cả năm”. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,4oC. Nhiệt độ cao nhất là 38,9oC; nhiệt độ thấp nhất là 9,8oC. Sự chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 29,1oC. Tổng số giờ nắng giao động từ 1.530 - 1.776 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7, thấp nhất là tháng 01 (UBND xã Đại Bái, 2016).
d. Tình hình kinh tế - xã hội – mơi trường
Kinh tế
Đại Bái là xã có làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp gị đúc đồng phát triển kết hợp với làm nông nghiệp nên mức phát triển kinh tế khá của huyện, hàng năm kinh tế phát triển bình quân đạt mức độ tăng trưởng 10,5 %, bình quân đầu người đến 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm (UBND xã Đại Bái, 2016).
Có tổng diện tích 619,05 ha, trong đó: Đất nơng nghiệp là 385,3 ha, đất phi nông nghiệp là 233,75 ha.(UBND Đại Bái, 2016).
Xã Đại Bái có 37 DN trong đó có 7 DN là HTX dịch vụ NN và 806 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân. Xã có gần 1000 lao động đang làm việc tại các tỉnh bạn và ngoài nước. Hàng năm thu nhập của xã Đại Bái theo ngành nghề: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa hàng vụ đạt 6,3 tấn/ha. Chăn nuôi phát triển mạnh. Thu nhập từ phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ luôn tăng trưởng bền vững, tiền lương của cán bộ nghỉ hưu, cán bộ công chức, viên chức, chính vì vậy thu nhập bình quân của xã năm 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm.
Tổng số hộ trong làng nghề Gò – đúc đồng xã Đại Bái là: 1721 hộ với 6.479
khẩu.
Số lao động chính là 3783 người trong đó lao động th mướn là 532 người
(gồm lao động thuê mướn địa phương là 381 người, lao động thuê mướn ngoài địa phương là 151 người). Số hộ làm nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ là: 665 hộ; Hộ sản xuất hàng dân dụng là 722 hộ; hộ sản xuất hàng mỹ nghệ là 150 hộ; hộ đúc là 184 hộ trong đó hộ đúc thường xuyên là 119 hộ, đúc không thường xuyên là 39 hộ, hộ chuyên cô đúc phế liệu là 26 hộ.
Thơn Đại Bái là thơn có diện tích lớn nhất trong 3 thơn và có các xóm nhỏ,
mỗi xóm này lại làm một ngành nghề khác nhau trong đó:
Xóm Sơn có 34 hộ tham gia sản xuất với ngành nghề là bán đồ thủ công mỹ nghệ và chế tác đồ tám khí là chủ yếu.
Xóm Tây Giữa với 234 hộ sản xuất với ngành nghề chủ yếu là cán nhôm và gia công đồ nhôm.
Xóm Ngồi, xóm Trại có 363 hộ tham gia sản xuất với các mặt hàng là đúc nhôm, đồng và gị vã, chế tác các sản phẩm từ nhơm đồng.
Xóm Mới: đây là xóm mới được hình thành nên nơi đây khơng tham gia vào sản xuất nghề (UBND xã Đại Bái, 2016).
Tình trạng lao động
Số lao động trong độ tuổi trên tổng số dân : 5.534/10.516 người
Cơ cấu lao động: 42% là nông nghiệp; 28 % CN-TTCN; 30% thương mại,
dịch vụ du lịch.
Tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt: 48% (năm 2016)
Tỷ lệ lao động sau khi đào tạo có việc làm thường xuyên 5313/5534 đạt
Hình 1.4. Trình độ văn hóa người lao động (Nguồn: theo UBND xã Đại Bái, 2016) (Nguồn: theo UBND xã Đại Bái, 2016)
Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm: Năm 2011 có 216 hộ chiếm 11,4%; Năm 2012 có 187 hộ chiếm 8,7%; Năm 2013 có 146 hộ chiếm 6,63%; Năm 2014 có 126 hộ chiếm 5,36%; Năm 2015 theo tiêu chí mới có 143 hộ chiếm 4,67%. Năm 2016 có 137 hộ (trừ các hộ nghèo được bảo trợ xã hội là 83 hộ), tỷ lệ hộ nghèo là năm 2016 là 2%.
Hình 1.5. Thống kê hộ nghèo tại xã Đại Bái (Nguồn: Theo UBND xã Đại Bái, 2016) (Nguồn: Theo UBND xã Đại Bái, 2016)
Văn hóa, giáo dục, y tế
Văn hóa: Từ năm 2012 đến năm 2015 có 2/3 thơn đạt danh hiệu làng văn
hóa, đạt tỷ lệ 70%;
Năm 2016 có 3/3 thơn đạt danh hiệu làng văn hóa, đạt tỷ lệ 100%;
Các thôn đều xây dựng được quy ước văn minh thơn xóm.Tỷ lệ số hộ đạt
danh hiệu gia đình văn hóa đạt 93,5%. Xã có 03 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng.
được tiếp tục học THPT đạt 96%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%.
Trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia (có 01 bác sĩ chính quy và 01 bác sĩ chuẩn
bị tốt nghiệp Đại học). Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Được sự quan tâm của các cấp năm 2014 trạm y tế xã Đại Bái đã được khởi công xây dựng mới với tổng số tiền 5.298 triệu đồng và đã hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Do làm tốt công tác tuyên truyền và vận động nhân tham gia bảo hiểm Y tế tự nguyện do vậy hàng năm tỷ lệ người tham gia bảo hiểm Y tế đã tăng lên, tính đến tháng 9/2016 đạt 71 % tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm Y tế.
Công tác giáo dục: số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng trong xã hàng năm
thấp hơn so với các xã lân cận, năm 2016 phổ cập THCS đạt trên 96%, TPPT đạt 70% số người trong độ tuổi, tốt nghiệp đại học gần 50% (UBND Đại Bái, kết quả thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới đến năm 2016).
Vệ sinh mơi trường
Tình trạng bảo đảm vệ sinh mơi trường tại xã Đại Bái:
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100% (trong đó 93% số hộ sử
dụng nước sạch do nhà máy nước cung cấp)
95% các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh
môi trường
Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, khơng có hoạt
động làm suy giảm mơi trường:
Đã có 7/7 tổ thu gom rác thải ở 03 thôn, nước thải làng nghề được thu gom
và xử lý theo quy định.
Nghĩa trang đã được quy hoạch và xây dựng khang trang
e. Hiện trạng sản xuất làng nghề
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Trong làng nghề Đại Bái có 163 hộ có máy móc sản xuất, đã giảm thiểu lớn thời gian và sức lao động của người dân làng nghề. Do đó, kinh tế người dân trong làng nghề ngày được nâng cao. Theo kết quả thống kê của UBND xã Đại Bái năm 2014 tổng thu nhập tiểu thủ công nghiệp của làng nghề ước đạt 140 tỷ đồng, Thu nhập bình quân đầu người trong làng nghề khoảng 30 - 31 triệu đồng/năm (UBND xã Đại Bái, 2016).
Hình 1.6. Cơ cấu sản xuất tại làng Đại Bái năm 2016 (Nguồn: theo UBND xã Đại Bái, 2016)
Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là phế liệu kim loại được thu mua từ khắp nơi, kể cả từ các nhà máy, một số ít (đồng lá) được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc… thông qua các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn xã. Công nghệ sản xuất thủ công nên sản phẩm chỉ thu được 70 – 75%, còn lại 30 – 35% là cặn kim loại và tạp chất. Hoạt động sản xuất tại làng nghề, mỗi tháng cung cấp khoảng 432 tấn đồng thành phẩm cho thị trường.
f. Cơng nghệ và quy trình sản xuất
Công nghệ:
Tại Đại Bái có 2 loại lị: lị nổi và lị chìm, 2 loại lị này có hình dáng giống nhau. Ngoài thân lị, lị cịn có một nắp đậy gọi là lốc và một vịng sắt hình khun gọi là qy. Khoảng khơng gian giữa mép ngoài của lốc và quây dùng để sưới nhiên liệu trước khi cho vào lò,và cũng để giữ nhiệt cho lò. Chất tạo lò là bùn ao và trấu. Nhiên liệu đốt lò chủ yếu là than kíp Quảng Ninh. Trung bình cứ nấu được 2 tạ nguyên liệu cũng cần đến khoảng 0,4 tạ than (UBND xã Đại Bái, 2016).
Hình 1.7. Quy trình sản xuất nhơm đồng (Nguồn: theo UBND xã Đại Bái, 2016) (Nguồn: theo UBND xã Đại Bái, 2016)
Quy trình sản xuất
Ngun liệu chính là đồng đỏ, đồng thau, kẽm, thiếc, nhôm phế liệu được thu gom từ nhiều
địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên sẽ được nấu chảy trong lị luyện khoảng 2-3h. Hợp kim đồng dẻo nóng chảy từ lị luyện sẽ được đổ dát hoặc đúc ở khn, tùy vào sản phẩm sẽ làm ra mà có khn đúc hoặc đổ dát khác nhau. Sau khi đổ dát sẽ được làm nguội bằng nước để cán và thực hiện công đoạn gõ, vã để tạo ra sản phẩm. Cuối cùng là công đoạn làm đẹp, vệ sinh sản phẩm (đánh bóng, chặt).
Đại Bái có 2 loại lị: lị nổi và lị chìm, 2 loại lị này có hình dáng giống nhau.
Gị đồng, nhơm
Ngun liệu chính để gị đồng là đồng đỏ, đồng thau, kẽm, thiếc, nhôm phế liệu được thu gom từ nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Tuỳ theo mỗi loại sản phẩm mà các nguyên vật liệu này có thể sẽ nguyên chất, có thể sẽ được trộn lẫn theo một tỷ lệ nhất định.
Luyện đồng
Nguyên liệu chính của hợp kim đồng, nhơm đúc là đồng, nhơm, thiếc và kẽm. Để tạo ra hợp kim đồng dẻo, thợ đúc đồng đã phải kết hợp các nguyên liệu đồng và kẽm cùng
Sản phẩm Lị nấu đồng, nhụm Đổ dát đồng, phơi nhơm Cán đồng, nhơm Gị, vã sản phẩm Ngun liệu CO2, NO2, SO2, hơi đồng, bụi, nhiệt
Xỉ than, xỉ kim loại Nước thải, khí thải, chất thải rắn
Tiếng ồn, chất thải rắn,
Cu, tiếng ồn, than, khí thải, xỉ kim loại
một tỷ lệ khơng đáng kể lượng chì cho những vật phẩm có tính chua. Sau đó, để có được hợp kim đồng dẻo nóng chảy trong lò luyện, dựa vào độ sáng của ngọn lửa trong lò, người thợ sẽ tiến hành đúc dát.
Đổ dát đồng, nhôm
Sau khi nấu ngun liệu trong lị phấn chì khoảng 2 đến 3 tiếng, người thợ sẽ tiến hành đổ dát. Để tạo ra độ trơn (độ dẫn) và chống bám khi rót nước đồng vào khuôn, trên mặt dát người thợ đã xoa một lớp dầu.
Cán, kéo đồng, nhôm
Công đoạn cán được thực hiện sau khi đã có những tấm dát. Trung bình một tấm cán chỉ cần 5 phút là có thể cán xong. Q trình cán phải sử dụng các loại máy có cơng suất lớn, tốn nhiều điện và gây tiếng ồn cao.
Gò, vã sản phẩm
Được cán, cơng đoạn gị, vã đến đây mới chính thức bắt đầu. Đối với các sản phẩm như mâm, ruột nồi cơm điện có tỷ lệ pha lẫn kẽm cao, các tấm dát sẽ được thụt để tạo hình sản phẩm bằng việc sử dụng máy móc. Đối với các sản phẩm nồi nấu rượu bằng đồng đỏ nguyên chất và nhôm dẻo, người thợ sẽ tiến hành gò và vã sản phẩm. Trong q trình gị, vã người thợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiếng ồn và bụi kim loại.
Khâu chạm hình
Người thợ tiến hành dán một tờ giấy có hình của sản phẩm cần chạm lên mặt tấm của tấm nhựa thông rồi tiến hành chạm khung sản phẩm.
Khâu thúc hình nổi
Sau khi chạm xong giống hình sản phẩm, người thợ tiến hành thúc hình nổi để tạo nên độ sinh động của sản phẩm. Để thúc hình nổi, người thợ đặt tấm dát lên khung sản phẩm rồi tiến hành thúc. Sau khi thúc xong, tấm hình sẽ được gắn chặt lên tấm bàn làm bằng nhựa thơng. Khi tấm hình đã được gắn chặt, họ sẽ tiến hành tỉa chi tiết các đặc điểm hoa văn của tấm hình sao cho giống với thực tế.
Khâu đánh bóng và chặt
Những tấm hình sau khi đã được tỉa, người thợ sẽ tiến hành đánh bóng tấm hình bằng thuốc đánh bóng. Sau đó, người thợ sẽ tiến hành chặt đi những phần thừa không cần thiết. Để cho sản phẩm trở nên sáng, bóng người thợ cịn tiến hành rửa bằng gôm và axit sunfuric. Giai đoạn này gây độc hại cho người thợ rất nhiều. Đồng thời để sản phẩm bền đẹp, người thợ còn tiến hành phun dầu để bảo quản sản phẩm.