CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá tính bền vững về mơi trường làng nghề
3.1.2. Kết quả đánh giá tính bền vững về mơi trường làng nghề
Áp dụng các tiêu chí, chỉ thị theo bộ chỉ thị ESI, đề xuất cá nhân và tham khảo các bộ chỉ số khác (Bảng 3.2) nghiên cứu đánh giá tính bền vững mơi trường làng nghề và được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính bền vững mơi trường theo tiêu chí và chiều cạnh (Nguồn: tác giả) (Nguồn: tác giả)
Môi trường Chủ đề/ Chiều cạnh Tiêu chí
51.83 Các hệ thống môi trường 52.50 Chất lượng khơng khí 34 Chất lượng đất 36 Chất lượng nước 40 Trữ lượng nước 100 Rác thải 63.67 Mức độ giảm áp lực môi trường
43.29 Giảm ơ nhiễm khơng khí 39.67
Giảm áp lực dân số 57
Giảm sức ép tiêu thụ và xả thải 29.50 Giảm sức ép lên nguồn nước 47
Mức độ rủi ro cho con người
57.56 Sự lành mạnh của môi trường 61.33 Nguồn sống cơ bản của con
người 84.33
Giảm rủi ro môi trường 27
Năng lực thể chế xã hội
53.75 Quản lý môi trường 64.50
Khoa học công nghệ 43
Hình 3.1. Tính bền vững mơi trường của làng nghề Đại Bái theo các tiêu chí (Nguồn: tác giả thực hiện)
Tương quan giá trị đạt được trên 14 tiêu chí của tính bền vững mơi trường làng nghề được thể hiện qua biểu đồ dạng Spiderweb phía trên, có thể thấy mơi trường làng nghề Đại Bái có tính bền vững trung bình (Đạt 51.83 điểm) đa số các chiều cạnh phân tích liên quan đến: (i) Các hệ thống môi trường; (ii) Mức độ giảm áp lực môi trường; (iii) Mức độ rủi ro cho con người; (iv) Năng lực thể chế xã hội đều đạt mức độ đáp ứng trung bình.
Dưới đây là kết quả đánh giá theo 4 chiều cạnh của môi trường làng nghề đại bái (trên thang điểm 100).
Hình 3.2. Kết quả 4 chiều cạnh tính bền vững mơi trường làng nghề Đại Bái (Nguồn: tác giả thực hiện) (Nguồn: tác giả thực hiện)
3.1.2.1. Chiều cạnh các hệ thống môi trường
Chiều cạnh các hệ thống mơi trường của tính bền vững mơi trường làng nghề Đại Bái đạt mức trung bình với kết quả 52.50/100. Điều này thể hiện hiện trạng chất lượng môi trường đang ở mức khá đáng lo ngại. Ở các tiêu chí về chất lượng nước, đất và khơng khí đạt các mức giá trị ở các mức 40, 36 và 34 (mức độ kém bền vững) với rất nhiều các vị trí phân tích chất lượng mơi trường đều khơng đạt theo tiêu chuẩn. Chỉ có tiêu chí về trữ lượng nước là ở mức độ bền vững do vùng này là vùng trũng và giáp danh với các hệ thống sông Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình, khí hậu vùng này nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500mm. Tiêu chí rác thải của khu vực này đạt mức độ khá bền vững (63.67/100) mặc dù lượng rác thải công nghiệp phát sinh nhiều trong các khâu sản xuất nhưng hầu hết được tái chế, hoặc xử lý. Chất thải sinh hoạt phát sinh với hệ số 0,64kg/người/ ngày, lượng rác này được thu gom hàng ngày tuy nhiên nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân nơi đây còn thấp nên việc xả thải trực tiếp vào mơi trường cịn đang diễn ra.
Hình 3.3. Kết quả chiều cạnh các hệ thống mơi trường làng nghề Đại Bái (Nguồn: tác giả thực hiện)
3.1.2.2. Chiều cạnh mức độ giảm áp lực môi trường
Chiều cạnh về mức độ giảm áp lực mơi trường của tính bền vững mơi trường làng nghề đạt mức trung bình – thấp với kết quả đánh giá 43.29/100. Điều này thể hiện việc thực thi các giải pháp làm giảm tác động đáng kể lên môi trường chỉ ở mức độ đáp ứng trung bình.
Hình 3.4. Kết quả chiều cạnh mức độ giảm áp lực môi trường (Nguồn: tác giả thực hiện) (Nguồn: tác giả thực hiện)
Mặc dù chiều cạnh mức độ giảm áp lực môi trường đạt kết quả tính bền vững trung bình, tuy nhiên xét riêng ở các tiêu chí chúng ta thấy tiêu chí giảm ơ nhiễm
khơng khí và giảm sức ép tiêu thụ và xả thải chỉ đạt ở mức độ kém bền vững với mức độ 39.67 và 29.50. Lý do 2 tiêu chí này đạt mức độ bền vững kém là do các chỉ số về mức độ tiêu thụ than đá của xã, lượng phát thải NOx, SO2, tốc độ tái xử dụng chất thải và phát sinh chất nguy hại của làng nghề đều ở mức độ tính bền vững thấp.
Ở làng nghề Đại Bái, khí gây ơ nhiễm với khối lượng lớn phát sinh chủ yếu từ các q trình cơng nghệ sử dụng nhiên liệu là than, khí thải chứa các khí gây ơ nhiễm như: SO2, CO2, NOx… Theo khảo sát nguyên liệu chủ yếu sử dụng để đốt lò tại Đại Bái là than đá. Lượng than tiêu thụ tại làng nghề trung bình 1 tháng là khá nhiều:
Bảng 3.4. Lượng than của xã Đại Bái tiêu thụ trong vòng một tháng (Nguồn: UBND xã Đại Bái, 2016) (Nguồn: UBND xã Đại Bái, 2016)
Xóm và thơn Số hộ đúc đồng Số hộ đúc nhôm
Lượng than tiêu thụ tấn/ tháng Trại 41 79 101,9 Mới 3 19 6,6 Sôn 88 33 46,6 Cụm CN 18 25 79,4 Ngoài 6 194 95,7 Tây Giữa 11 96 43 Tổng 167 413 373,2
Hầu hết các cơ sở của làng nghề hoạt động tái chế kim loại có lị nung, cơ đúc kim loại đều khơng có hệ thống sử lý khí độc hại. Tất cả đều được xả trực tiếp ra môi trường. Một số hộ sản xuất có sử dụng cột khói (theo yêu cầu xây cao >12m) nhưng cũng không đạt tiêu chuẩn u cầu.
Hình 3.5. Ống khói tại các lị nung chưa đạt chiều cao tiêu chuẩn (Nguồn: lớp KHBV K2, thực địa liên ngành Đại Bái 12/2016)
3.1.2.3. Chiều cạnh mức độ rủi ro cho con người
Chiều cạnh mức độ rủi ro cho con người đạt kết quả tính bền vững trung bình (57.56/100) tiệm cận khá bền vững.
Hình 3.6. Kết quả chiều cạnh mức độ rủi ro cho con người (Nguồn: tác giả thực hiện) (Nguồn: tác giả thực hiện)
Mặc dù đạt kết quả trung bình về tính bền vững tuy nhiên sự chênh lệch về tính bền vững của các tiêu chí trong chiều cạnh này khá rõ ràng. Tiêu chí giảm rủi ro mơi trường đạt mức độ tính bền vững thấp nhất (27/100 – kém bền vững) là do chỉ thị về tiếp xúc đối với các mối nguy hại về môi trường của các đối tượng là khá thấp. Không chỉ do nhận thức tác động của ô nhiễm môi trường của các đối tượng còn thấp mà ý thức trong việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân để giảm rủi ro tiếp xúc với các yếu tố độc hại trong môi trường làm việc của các đối tượng là rất thấp.
Hình 3.7. Kết quả khảo sát việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động (Nguồn: KHBV K2, thực địa liên nghành làng nghề Đại Bái 12/2016) (Nguồn: KHBV K2, thực địa liên nghành làng nghề Đại Bái 12/2016)
Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy loại bảo hộ lao động được trang bị chủ yếu là găng tay và khẩu trang chiếm (75%), có thể đây là những phương tiện ít tốn kém về kinh tế và dễ mua; tiếp đến là mặt nạ chống bụi và hơi khí độc với tỷ lệ 33%. Người lao động làm việc với lò nung, luyện hợp kim thường được trang bị thiết bị này vì nồng độ bụi ở đây khá cao.
Hình 3.8. Phương tiện bảo hộ cá nhân khi lao động (Nguồn: KHBV K2, thực địa liên nghành làng nghề Đại Bái 12/2016) (Nguồn: KHBV K2, thực địa liên nghành làng nghề Đại Bái 12/2016)
Tiêu chí sự lành mạnh của mơi trường đạt mức độ 61.33/100 (khá bền vững), 2 chỉ thị về tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi do các bệnh hô hấp và trên trẻ sơ sinh đều ở mức khá, ngồi ra chỉ tiêu chi phí y tế liên quan đến chất lượng khơng khí khá thấp (sẽ được phân tích cụ thể trong đánh giá ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe làng nghề).
Tiêu chí nguồn sống cơ bản của con người đạt mức độ tính bền vững (84,33/100), 2 chỉ thị về tỷ lệ người suy dinh dưỡng và tỷ lệ % người được tiếp cận nguồn nước sạch đều đạt cao. Sinh kế của các đối tượng nghiên cứu đã được cải thiện đáng kể, mang lại từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề. Các kênh thơng tin về chăm sóc trẻ em cũng được cập nhật, tình trạng suy dinh dưỡng là rất thấp. Có tới 93% đối tượng sử dụng nước sạch do nhà máy nước cung cấp.
3.1.2.4. Chiều cạnh năng lực thể chế xã hội
Chiều cạnh về năng lực thể chế xã hội đạt giá trị 53.75/100, mức bền vững trung bình.
Hình 3.9. Kết quả chiều cạnh năng lực thể chế xã hội
Tiêu chí đạt mức thấp nhất trong chiều cạnh này chính là tỷ lệ huy động trẻ em đến lớp ở cả 3 cấp (43/100), qua điều tra nhận thấy tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT ở địa phương là khá thấp 58%, trong khi học sinh tốt nghiệp THCS là 90%. Rất nhiều đối tượng được khảo sát ở trình độ THCS, thậm chí là tiểu học.
80% doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ chiếm 5% trong số tổng tất cả 154 hộ, doanh nghiệp làng nghề, trong khi các doanh nghiệp thực hiện khá tốt về yêu cầu pháp luật liên quan đến mơi trường thì các hộ gia đình sản xuất, doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ lại thực hiện kém.