Nghiêncứu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 40 - 44)

Chương 1 GIỚI THIỆU NGHIÊNCỨU

2.4.2.Nghiêncứu của Việt Nam

2.4. Các nghiêncứu thực nghiệm

2.4.2.Nghiêncứu của Việt Nam

Trần Thế Sao (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ ngân hàng của nông

hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An” nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic nhằm phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn, diện tích đất canh tác, thu nhập phi nông nghiệp và thời hạn trả nợ có mối quan hệ thuận chiều với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Ngược lại, số tiền vay và số người phụ thuộc có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng trả nợ đúng hạn của nơng hộ. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị cho ngân hàng, chính quyền địa phương và nơng hộ nhằm giúp gia tăng khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ.

Trần Thị Tuyết (2016) “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên”, nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên, và đưa ra những ưu nhược điểm, vị thế của chi nhánh đối với khu vực hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu dự báo xu hướng kinh tế và hoạt động ngân hàng những năm tới. Cuối cùng đưa ra những giải pháp có căn cứ cho ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả quy trình, kiến nghị đối với chính phủ và NHNN.

Nguyễn Anh Đức (2015) “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nhân tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam. Nghiên cứu phân tỷ trọng, thị phần, nợ xấu mảng cho vay khách hàng cá nhân. Đồng thời đưa ra những đánh giá, định hướng, giải pháp cho ngân hàng về phát triển sản phẩm, chất lượng

tín dụng, cơng nghệ, nhân lực, marketing; những đề xuất kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước, đối với chính phủ.

Võ Văn Tài, Nguyễn Thị Hồng Dân và Nghiêm Quang Thường (2017) “Đánh

giá khả năng trả nợ của khách hàng bằng phương pháp phân loại”, bài báo trình bày các phương pháp phân loại và những vấn đề tính tốn trong áp dụng thực tế của chúng. Bài báo cũng đề nghị một thuật toán xác định xác suất tiên nghiệm trong phân loại bằng phương pháp Bayes tốt hơn các phương pháp khác. Ứng dụng từ số liệu thực tế trong đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng được thực hiện bằng tất cả các phương pháp để minh họa cho lý thuyết và kiểm tra sự hợp lý của thuật toán được thiết lập. Ứng dụng này cũng cho thấy phương pháp đề nghị có ưu điểm hơn các phương pháp khác và có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trương Thị Thanh Thúy (2015) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Long An”, nghiên cứu phân tính định tính đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại NHTMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Long An. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mơ tả dữ liệu và mơ hình hồi quy Binary Logistic. nhân tố EFA, kiểm định Cronbach’s Alpha và đưa ra mơ hình phù hợp với thực trạng tại ngân hàng. Cuối cùng đề tài đưa ra các giải pháp cho ngân hàng và cho nền kinh tế.

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) “Các nhân tố ảnh hưởng đến

khả năng trả nợ vay đúng hạn của nơng hộ ở tỉnh Hậu Giang”, nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi với một số hộ được phỏng vấn là 436. Nghiên cứu sử dụng mơ hình Probit, kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nơng hộ có tính tương quan thuận với thu nhập sau khi vay và số thành viên trong gia đình có thu nhập, nhưng lại có tương quan

nghịch với lãi suất đi vay. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cịn chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ càng cao. Cuối cùng, kết quả phân tích định lượng còn cho thấy khả năng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cao hơn những hộ vay vốn sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp.

Nguyễn Phúc Mẫn (2015) “Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu” luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin dữ liệu nợ cá nhân của 503 khách hàng cá nhân trong khoảng thời gian từ 01/2011 tới 12/2014 tại NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Vũng Tàu. Nghiên cứu đã sử dụng hai mơ hình để ước lượng, mơ hình hồi quy tuyến tính bội dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh quy mơ trả nợ và mơ hình Probit dùng để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân xét ở khía cạnh thời hạn trả nợ. Kết hợp với hai mơ hình hồi quy và phân tích sâu Anova một yếu tố. Kết quả cho thấy xét về mặt quy mô trả nợ, biến số này phụ thuộc cùng chiều với các biến số như đại học, sau đại học, lãnh đạo/quản lý, kích cỡ khoản vay, thời hạn vay, và hình thức vay. Quy mơ trả nợ cũng phụ thuộc vào một số biến số khác nhưng với ảnh hưởng ngược chiều như giới tính, cơng nhân viên, lãi suất khoản vay, vay tiêu dùng, vay mua bất động sản. Xét về thời hạn trả nợ, biến số này chịu ảnh hưởng thuận chiều bởi các biến số như sau đại học, lãnh đạo/quản lý, chun viên, kích cỡ khoản vay, hình thức vay. Trong khi đó các biến số khác như giới tính, lãi suất vay, hay vay mua bất động sản tác động âm tới khả năng trả nợ đúng hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đề tài như khái niệm về tín dụng, về tín dụng thể nhân, về các loại rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, các nghiên cứu trước đây. Từ đó, tác giả đã hình thành những ý niệm ban đầu về hướng nghiên cứu của luận văn dựa trên các lập luận vững chắc từ các nhà kinh tế học khác. Trong hồn cảnh cạnh tranh gay gắt khơng chỉ với các ngân hàng trong nước mà cịn với các ngân hàng nước ngồi vốn là các tổ chức tài chính hùng mạnh trên thế giới khơng những về tiềm lực tài chính, cơng nghệ mà cịn về năng lực quản lý lãnh đạo, kinh nghiệm,… thì Agribank phải khơng ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đưa ngân hàng phát triển ổn định và vững chắc, xứng đáng với vị thế hàng đầu Việt Nam. Để đạt được điều này, Agribank phải không ngừng nâng năng lực đánh giá, năng lực cho vay với từng sản phẩm dịch vụ cá nhân của Agribank, đây chính là vấn đề hết sức quan trọng và cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiên cứu này của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 40 - 44)