Các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng cá nhân cho thấy, rủi ro tín dụng cá nhân chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể nhóm lại thành 5 nhóm yếu tố chính như sau: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Năng lực của người vay, (iii) Đặc điểm của khoản vay. Các yếu tố thuộc về Đặc điểm nhân khẩu học thường được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: giới tính (Miller, 2012), độ tuổi (Kohansal và Mansoori, 2009), tình trạng hôn nhân (Duygan-Bump và Grant, 2008), và kích cỡ hộ gia đình (Zeller, 1996). Trong điều kiện thực tế của Agribank Bến Tre, ngoại trừ yếu tố kích cỡ hộ gia đình là không được đề cập đến trong hợp đồng và trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, các yếu tố còn lại đều được coi là thông tin bắt buộc mà khách hàng cá nhân phải cung cấp.
Yếu tố Năng lực của người vay thể hiện trình độ học vấn (Antwi và ctg, 2012), đặc điểm nghề nghiệp (Accquah và Addo, 2011), và đặc điểm thu nhập (Kohansal và Mansoori, 2009). Ba nhân tố này đều được ngân hàng thu thập và sử dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Nhóm yếu tố thuộc về Đặc điểm khoản cho vay thường được xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu, bao gồm kích cỡ khoản vay (Chapman,1990), lãi suất (Onyeagocha
và ctg, 2012), thời hạn cho vay (Chapman,1990). Hai nhân tố còn lại hiếm khi xuất hiện trong các nghiên cứu là tài sản đảm bảo và mục đích vay (vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh,…). Toàn bộ 5 yếu tố này đều xuất hiện trong hợp đồng tín dụng cá nhân và được nhập liệu để theo dõi tiến trình trả nợ của khách hàng.
Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn: Khả năng trả nợ đúng hạn = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay). Từ hai trường hợp trên đề tài sẽ tiến hành xác định từng biến số trong mô hình và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo.
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả thiết kế
Bước 1 • Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2 • Xây dựng khung cơ sở lý thuyết
Bước 3 • Phương pháp nghiên cứu
Bước 4
• Thu thập dữ liệu và phân tích định lượng thông qua: • Phân tích thống kê mô tả
• Phân tích tương quan và
• Phân tích hồi quy Probit.
Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2. Xây dựng khung cơ sở lý thuyết Bước 3. Phương pháp nghiên cứu
Bước 4. Thu thập dữ liệu và phân tích định lượng thông qua: Phân tích thống kê mô tả; Phân tích tương quan và Phân tích hồi quy Probit.
Bước 5. Kết quả thảo luận và đưa ra gợi ý chính sách