Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

2.1.2.1. Về Kinh tế

- Trồng trọt:Năm 2018 toàn huyện gieo trồng được 4.722,36 ha cây lương thực có hạt, đạt 96,1% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 19.277/20.550 tấn, đạt 93,8% kế hoạch.Triển khai Đề án sản xuất theo hướng hàng hóa năm 2018: trồng được 15 ha cây chuối, 05 ha cây lê. Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao: như cây thuốc lá (thu nhập trên 80 triệu đồng/ha), cây gừng, trồng rau 03 vụ (thu nhập trên 100 triệu đồng/ha), cây nghệ (thu nhập 100 triệu đồng/ha).

- Chăn ni: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện tương đối ổn định, khơng có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tổng đàn đại gia súc hiện có 15.417 con, đàn lợn hiện có 26.760 con, gia cầm hiện có115.319 con.

- Lâm nghiệp: Tổng diện tích thực hiện trồng rừng: 389,73/370ha. Cơng tác chăm sóc rừng trồng, nghiệm thu rừng trồng được quan tâm thực hiện, kết quả nghiệm thu trồng rừng năm 2018 được 369,153. Công tác quản lý bảo vệ rừng đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

được tăng cường, tuy nhiên tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng vẫn diễn biến phức tạp.

- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện ổn định, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 8.376,3/7.000 triệu đồng đạt 119,7% kế hoạch.

2.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội

Từ khi hình thành trải qua các thời kỳ phát triển tới nay huyện Văn Bàn có 11 dân tộc anh em cùng chung sống chủ yếu là dân tộc Tày, Kinh, Dao chiếm khoảng 70%; 30% còn lại là các dân tộc (Dáy, Thái, Mường,…) phân bố không đồng đều trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, phong tục tập quán riêng đã tạo nên sự đa dạng về bản sắc dân tộc. Các lễ hội văn hoá như lễ xuống đồng, tết nhảy của người Dao, múa xoè của người Thái... vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Các ngành nghề truyền thống như trồng lúa nước, dệt vải, may thêu thổ cẩm vẫn được giữ gìn và phát triển.

Trong các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm nhân dân các dân tộc trên địa bàn ln đồn kết kiên cường cùng với quân dân cả nước đánh đuổi kẻ thù, những địa danh đã đi vào lịch sử như: Khau Co, Bản Noỏng, Bản Coóc gắn liền với các chiến thắng vẻ vang của quân dân cả nước. Để ghi nhận thành tích đó Nhà nước đã tặng rất nhiều huân huy chương các loại cho cán bộ, chiến sỹ nhân dân huyện.

Tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đồn kết, đức tính cần cù, ham học hỏi và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Văn Bàn đã, đang và sẽ vững bước vượt qua mọi khó khăn thử thách cùng tỉnh Lào Cai đi lên trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, công bằng dân chủ, văn minh.

a) Giáo dục và Đào tạo

Quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh tiếp tục được phát triển, ổn định đến nay tồn huyện có 88 trường học; Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99.9% đạt 100% KH giao, duy trì bền vững kết quả PCGD các cấp học; tỷ lệ trẻ 6-14 tuổi đến trường đạt 99.5% đạt 100% KH giao. Duy trì mở các lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ cho các học viên trong độ tuổi đạt kế hoạch giao; chất lượng giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tiếp tục tăng; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường THPT, học nghề đạt 74,4%. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, tính đến nay tồn huyện duy trì 59/88 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 67%, cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị dạy học tiếp tục được chú trọng đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa.

b) Cơng tác y tế, dân số • Cơng tác y tế

Quy mô mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn huyện được duy trì và ổn định; hết năm 2018 tồn huyện có 18 xã đạt bộ tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020, tăng 03 xã so với năm 2017. Chỉ đạo ngành y tế chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trong tồn huyện, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền các biện pháp phịng chống dịch bệnh, thực hiện tốt cơng tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở tất cả các tuyến.

Công tác khám chữa bệnh được quan tâm, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế được thuận lợi. Cơng tác phịng chống ngộ độc thực phẩm tiếp tục được tuyên truyền, đẩy mạnh, tiến hành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại 6 xã, năm 2018. tăng cường kiểm tra chất lượng và giá dịch vụ, giá thuốc, mỹ phẩm; công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm địa bàn

• Cơng tác dân số

Chỉ đạo, tun truyền và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số. Dân số trung bình năm 2018 là 87.801 người; giảm tỷ lệ trẻ sinh con thứ 3: 13,6% năm 2018; Các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm, triển khai thực hiện.

2.1.2.3 Triển khai thực hiện chính sách XH

a. Chính sách xố đói giảm nghèo

Triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Theo điều tra kết thúc năm 2018 tồn huyện có 4.372 hộ nghèo chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

22,28%, cận nghèo 2.566 hộ chiếm 13.08%; năm 2018 giảm được 1.053 hộ nghèo (giảm 5,97%), đạt 108,51% kế hoạch huyện giao, đạt 119,36% so kế hoạch tỉnh giao. Cận nghèo giảm 106 hộ (giảm 0,84%).

Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề được quan tâm chỉ đạo thực hiện, năm 2018 giải quyết việc làm mới cho 1.375 người đạt 105,7 % so kế hoạch tỉnh giao.

b. Chính sách xây dựng nông thôn mới

Năm 2018 đã thực hiện phát triển đường giao thông nông thôn lũy kế đến nay thực hiện được 79,67/127,67 km đạt 62,4% kế hoạch, trong đó đường BTXM được 44,36/67,51km đạt 65,7%, đường cấp phối được 35,31/60,15 km đạt 58,7%. Chương trình cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn lũy kế đến nay làm mới 1.137/1.370 nhà vệ sinh, đạt 82,9%; 690/738 chuồng nuôi nhốt gia súc, đạt 93,5%; 710/1.325 hố rác thải, đạt 53,58%. Năm 2018 tồn huyện thực hiện đạt 19 tiêu chí Nơng thơn mới, theo bộ tiêu chí mới đánh giá được nâng lên, địi hỏi u cầu cao hơn, do đó mới đạt 19 tiêu chí, UBND huyện sẽ chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch để thực hiện đúng tiến độ xây dựng Nông thôn mới huyện Văn Bàn trong thời gian tới.

Tiến độ triển khai thực hiện 02 xã phấn đấu hồn thành nơng thơn mới năm 2018: Đến nay đã hoàn thành 19/19, UBND huyện đã ban hành Văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành của tỉnh cơng nhận 02 xã hồn thành Nơng thơn mới nâng tổng số xã hoàn thành trên địa bàn huyện là 06 xã.

c. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp

Đã giao khoán được 46.597 ha rừng cho các hộ, nhóm hộ, các tổ nhận khốn bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 1.100 ha. Chỉ đạo tích cực triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn về công tác bảo vệ và phát triển rừng, quy định sử dụng lửa trong sinh hoạt, sản xuất nương rẫy. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,1%, đạt 101,3% so cùng kỳ năm 2017.

Tích cực triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2018, kết quả năm 2018 đã trồng rừng được 2.276,7/2.150 ha, đạt 106% kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong năm 2018 đã phát hiện và xử lý 53 vụ vi phạm Luật BV&PTR (giảm 16 vụ so với năm 2017), tịch thu 33,403 m3 gỗ các loại; tổng số tiền nộp ngân sách 654.238.000 đồng (phạt tiền 177.400.000 đồng, tiền bán tang vật 476.838.000 đồng).

d. Quản lý địa chính

. Trong năm 2018 đã làm thủ tục cấp giấy CNQSD đất lần đầu 71/60 hồ sơ, đạt 118,3% KH. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất sai mục đích, thực hiện đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 354/250 hồ sơ. Tiếp tục giải quyết các vướng mắc trong công tác GPMB để xây dựng các cơng trình trên địa bàn huyện, thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý các hoạt động sử dụng đất sai mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 40 - 44)