Diện tích rừng phân theo chủ quản lý giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 50 - 53)

Đơn vị tính: ha Năm Tổng diện tích rừng (ha)

Phân theo chủ quản lý rừng

BQL rừng đặc dụng (ha) BQL rừng phòng hộ (ha) Doanh nghiệp NN DN ngoài quốc doanh (ha) Đơn vị vũ trang (ha) Hộ gia đình (ha) Tập thể tổ chức khác (ha) UBND (chưa giao) (ha) 2016 89.522,36 22.081,6 19.336,3 13.045,2 27,1 372,8 16.890,1 51,1 17.718,3 2017 89.865,79 22.205,2 19.336,3 13.045,2 27,1 372,8 16.885,5 51,1 17.942,7 2018 90.046,59 22.127,4 19.414,1 13.030,4 27,1 379,0 17.061,8 51,1 17.955,8

(Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng – Hạt kiểm lâm Văn Bàn)

- Căn cứ theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn, diện tích rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn được phân chia theo các chủ quản lý gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đơn vị vũ trang, hộ gia đình, tập thể và các tổ chức khác và UBND các xã, thị trấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Theo bảng số liệu thì trong năm 2016, 2017, 2018 hầu hết diện tích đất có rừng đã được giao cho các chủ quản lý và cũng khơng có sự biến động nhiều qua các năm. Năm 2018, diện tích rừng hiện có là 90.046,59 ha, trong đó rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý là 22.127,4 ha chiếm 24,58%, rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý là 19.414,10 chiểm 21,56% , rừng được giao cho các hộ gia đình quản lý là 17.061,8 ha chiểm 18,95%. Hiện tại vẫn cón 17.955,8 ha vẫn do UBND các xã, thị trấn có rừng trực tiếp quản lý.

3.1.2.3. Cơng tác giao khốn, hình thức giao khốn và cơ chế hưởng lợi của rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn

- Cơng tác giao khốn: Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018 trên địa bàn huyện Văn Bàn thực hiện chương trình dự án Bảo vệ và phát triển rừng (do Hạt Kiểm lâm, Ban QLBTTNHL, Ban quản lý rừng phòng hộ Văn Bàn làm chủ đầu tư) đã thực hiện giao khốn tồn bộ diện tích rừng trồng là rừng phòng hộ đã hết giai đoạn đầu tư khép tán thành rừng, rừng trồng phịng hộ và tồn bộ diện tích rừng tự nhiên (rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất) được giao khoán cho các cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Những diện tích rừng đã được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, BQL rừng phòng hộ, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tập thể và các tổ chức khác; diện tích rừng chưa được giao do UBND xã quản lý vẫn thực hiện giao khoán cho cộng đồng dân cư bảo vệ. Diện tích rừng do đơn vị vũ trang quản lý thực hiện giao khoán cho Ban chỉ huy quân sự huyện Văn Bàn trực tiếp quản lý, bảo vệ và hưởng lợi.

Diện tích rừng do BQL rừng đặc dụng quản lý, có hình thức giao khốn và cơ chế hưởng lợi riêng. Do BQL rừng đặc dụng trực tiếp quản lý và hưởng lợi.

- Hình thức giao khốn:

+ Giao khoán cho cộng đồng: UBND các xã, thị trấn phối hợp với các cộng đồng dân cư thôn bản tại địa bàn xã quản lý, tổ chức họp dân, tiến hành cử đại diện cho cộng đồng thôn bản (Trưởng thôn hoặc già làng hay người mà dân tin tưởng) đại diện ký hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ, hưởng lợi từ rừng với Hạt kiểm lâm Văn Bàn. Tổng diện tích giao khốn toàn huyện là 29.595,38 ha rừng đặc dụng, tại 13 xã (Minh Lương, Nậm Xây, Dần Thàng, Nậm Chầy, Dương Quỳ, Võ Lao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Sơn Thủy, Nậm Mả, Nậm Tha, Nậm Dạng, Thẩm Dương, Liêm Phú, Nậm Xé); cộng đồng hưởng lợi từ khóan bảo vệ rừng trung bình là 290.000 đồng/1ha; với tổng số tiền giao khốn là 8.582.660.200 đồng/năm, trung bình mỗi xã được hưởng lợi từng khoán bảo vệ rừng là 660.204.631 đồng/năm (Bảo vệ rừng theo Tổ, Đội và bảo vệ rừng theo cộng đồng dân cư thôn bản). Cộng đồng dân cư thôn bản, các Tổ, Đội nhận khoán bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra canh gác, không để xảy ra hiện tượng cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép, hình thức khốn bảo vệ rừng theo cơng việc dịch vụ thành lập 15 tổ khốn, mỗi tổ 10 người, thu nhập bình qn đầu người 4.768.144 đồng/người/tháng.

+ Giao khốn cho hộ gia đình, nhóm hộ: Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Hạt kiểm lâm tổ chức rà sốt diện tích cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, kiểm tra xác minh chủ rừng thuộc lưu vực, tổ chức giao khoán cho hộ gia đình, nhóm hộ quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ dịch vụ mơi trường rừng. Tổng diện tích giao khốn cho hộ gia đình 18.203,02 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tại 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; số hộ gia đình tham gia là 1.650 hộ gia đình, số tiền được hưởng lợi 5.278.870.000 đồng, trung bình mỗi hộ được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng là 3.199.315 đồng/hộ/năm.

+ Diện tích rừng do đơn vị vũ trang quản lý (Ban chỉ huy quân sự huyện) do Chỉ huy trưởng đứng tên đại diện ký hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ, hưởng lợi từ rừng đối với BQL rừng phòng hộ.

- Cơ chế hưởng lợi: Hưởng lợi từ sự đầu tư của Nhà nước thơng qua chương trình dự án Bảo vệ và Phát triển rừng cụ thể: được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; được hường tiền chi trả Dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, được hỗ trợ gạo cho cơng tác bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Ngồi được hưởng lợi từ sự đầu tư của Nhà nước người dân, cộng đồng còn được tận thu các sản phẩm cành cây, cây chết, củi mục, lá khơ, các loại lâm sản ngồi gỗ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.4. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn

* Những kết quả đạt được: Trong những năm qua thực hiện chương trình dự án bảo vệ và phát triển rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng như: Nhận thức của người dân về rừng được nâng cao, chế độ chính sách lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và quyền hưởng lợi từ rừng được áp dụng và bước đầu đi vào cuộc sống. Vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền các cấp được nâng cao, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng… Nhiều biện pháp cương quyết để bảo vệ rừng đã được tổ chức thực hiện như: Giải tỏa các tụ điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện quyết liệt hơn qua đó rừng được quản lý bảo vệ và phát triển tốt hơn.

* Những tồn tại: Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng chưa được thực hiện đồng bộ, cịn chậm tình trạng vi phạm lâm luật vẫn cịn sảy ra và chưa được xử lý nghiêm minh. Trong việc trồng rừng chưa chú trọng đến các loại cây giống có giá trị kinh tế cao để phát triển rừng bền vững; một số diện tích rừng được trồng nhưng thiếu sự chăm sóc, bảo vệ nên chất lương cây trồng kém hiệu quả.

3.1.3. Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu 3.1.3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu 3.1.3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 50 - 53)