Tổng hợp khó khăn, kiến nghị trong quản lý, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 65 - 75)

Khó khăn Kiến nghị

Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

* Điều kiện tự nhiên

- Địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai bị xói mịn, rửa trơi, bạc màu, giao thơng đi lại khó khăn.

- Đất đai: Diện tích đất trống quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp còn nhiều; tuy nhiên một phần diện tích bị người dân xâm lấn để canh tác nông nghiệp.

- Điều kiện khí hậu: Diễn biến phức tạp, mua đơng có sương muối, mùa hè khô hanh nắng hạn kéo dài nguy cơ cháy rừng. * Điều kiện kinh tế - xã hội

- Hoạt động sản xuất của người dân nhỏ lẻ, cịn mang tính tư cung, tự cấp, chưa có thị trường lâm sản.

- Ứng dụng những tiến bộ khoa học, việc đưa giống tốt vào sản xuất của người dân còn hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng thấp.

- Khu vực nghiên cứu chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tính cách bảo thủ, cổ hủ, cịn trơng trờ vào sự bao cấp, hỗ trợ của nhà nước. - Đời sống nhân dân nghèo, sống chủ yếu dựa vào rừng.

- Làm mới, nâng cấp hệ thống đường lâm nghiệp phục vụ cho sản xuất, ngoài ra cần tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc cho người dân.

- Quy hoạch trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên diện tích đất trống; Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về phòng trống thiên tai, ứng phó với những biến đổi của khí hậu.

- Hỗ trợ kêu gọi đầu tư vào chế biến, và thành lập hệ thống tiêu thụ lâm sản. - Tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học cho người dân, hỗ trợ cây giống để người dân đưa giống tốt vào sản xuất. - Tuyên truyền, đầu tư phát triển giáo dục, y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.

- Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng, vật ni để phát triển kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cơ chế chính sách

- Chính sách hiện nay chưa khảng định địa vị pháp lý của cộng đơng, chính sách cho cộng đồng còn thiếu và chưa rõ ràng cụ thể trong việc hưởng lợi từ rừng vẫn áp dụng những quy định cho đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Quy định chia sẻ lợi ích phức tạp và thường đặt người dân ở mức hưởng lợi thấp.

- Chính sách và quy định của chính phủ phức tạp và thường xuyên thay đổi do đó hạn chế hiểu biết của người dân về văn bản pháp luật và thực thi pháp luật - Kỹ thuật lâm nghiệp áp dụng cho rừng cộng đồng còn phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng - Chưa thừa nhận và thể chế hóa kế hoạch quản lý rừng như một phương án kinh doanh hay phương án.

- Bổ sung thêm quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng trong các văn bản, quy phạm pháp luật.

- Cần phải có chính sách riêng về quản lý bảo vệ rừng.

- Cải thiện sự tiếp cận của người dân đối với thông tin pháp luật: phổ biến thông tin pháp luật bằng ngôn ngữ đơn giản, xây dựng phương tiện truyền thông hữu hiệu, bao gồm radio, tài liệu trực quan (tranh ảnh, áp phích) và ấn phẩm (tờ rơi)

- Cung cấp thông tin cho các nhà quyết sách chính: giúp cho các bên liên quan hiểu rõ hơn về thực tế hoạt động cũng như năng lực của cộng đồng trong việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật.

- Thể chế hóa kế hoạch quản lý rừng.

Khoa học kỹ thuật

- Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động vào rừng khó, vì địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn việc đưa những may móc vào rừng khó.

- Chưa có giải pháp cũng như những quy định khai thác về rừng.

- Áp dụng những kiến thức, kinh nghiêm thực tiến trong công tác quản lý rừng kết hợp với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để quản lý khu rừng tốt hơn.

- Xây dưng giải pháp về khai thác rừng để vừa đảm bảo phát triển rừng vừa đảm bảo được nhu cầu của người dân.

Tổ chức thực hiện

- Lãnh đạo thơn bản thường xun thay đổi, khó khăn trong việc theo dõi, chỉ đạo, kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo thì còn yếu.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thôn bản, hạn chế thay đổi đổi lãnh đạo thôn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, kiểm lâm, BQL rừng phịng hộ cịn hạn chế.

- Khó khăn về kinh phí hỗ trợ nhân dân trong q trình tuần tra, bảo vệ rừng; kế hoạch quản lý rừng chỉ thực hiện khi còn được hỗ trợ của dự án, hết dự án thì khơng hoạt đồng.

- Cộng đồng chưa có thẩm quyền sử phạt vi hành chính đối với các hành vi sâm lấn rừng trái phép.

- Ranh giới rừng giữa các thôn chưa rõ ràng.

- Quản lý rừng cộng đồng mới chỉ dừng lại ở tuần tra, giám sát, bảo vệ chứ chưa thực hiện các hoạt động phát triển cho rừng như: khoanh ni có trồng bổ sung, trồng mới rừng…

BQL rừng phòng hộ thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn người dân, cộng đồng về kỹ thuật lâm nghiệp.

- Xây dựng phương án quản lý rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, duy trì và bổ sung thêm kinh phí trong lĩnh vực quản lý rừng.

- Xây dựng, ban hành quy chế sử lý vi phạm hành chính cho cộng đồng.

- Xác định lại ranh giới, hoàn thiện việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng. - Tăng cường vận động, tuyên truyền và hỗ trợ cộng đồng thực hiện các biện pháp kỹ thuật làm giàu rừng.

Nhân lực

- Cộng đồng thiếu nhân lực có trình độ kỹ thuật, chun mơn quản lý tài chính, xây dựng các kế hoạch, phương án…

- Tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, đặc biệt là kiểm lâm địa bàn và cán bộ kỹ thuật giám sát của BQL rừng phòng hộ.

3.4. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng gia của cộng đồng

3.4.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý

- Nhà nước cần phải thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho cộng đồng; cộng đồng cần có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; cộng đồng được tổ chức chặt chẽ và có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng.

- Chính quyền địa phương phải kết hợp với các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý đựa vào chính sách và thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng của các hộ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Cần tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng lâu dài

- Phải thực hiện xây dựng các quy ước, hương ước về quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân thôn (bản) và sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương.

- Những diện tích rừng và đất rừng có thể giao cho cộng đồng quản lý và sử dụng ổn định, lâu dài:

+ Diện tích rừng phân bố xa khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình phức tạp chia cắt mạnh mà các tổ chức Nhà nước hay hộ gia đình khơng có khả năng quản lý hoặc quản lý không được hiệu quả.

+Các khu rừng có tác dụng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng; rừng phòng hộ đầu nguồn diện tích nhỏ, phân tán chỉ có ý nghĩa trong phạm vi làng, xã; rừng thiêng, rừng ma, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng (săn bắt, lấy măng...), rừng núi đá.

+ Các khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện; các khu rừng giàu nhưng diện tích ít khơng thể chia riêng cho các hộ mà cần sử dụng chung cho cộng đồng.

3.4.2. Giải pháp về kinh tế

- Hỗ trợ về vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Hỗ trợ một số ngành nghề đang có tiềm năng phát triển ở địa phương như gây trồng, chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến nông sản... Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa nhở đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất trống quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp. Là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập cho người dân vừa giảm áp lực vào rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Đầu tư phát triển thị trường lâm sản. Thị trường lâm sản ở địa phương hiện tại chưa phát triển đặc biết là các loại lâm sản ngoài gỗ như các cây dược liệu. Phần lớn giá cả lâm sản có giá cả khơng ổn định, một phần do số lượng ít khơng hình thành được thị trường, một phần do thiếu thông tin về thị trường. Điều này khơng khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thị nhập kinh tế, vừa lơi được người dân vào bảo vệ phát triển rừng.

3.4.3. Giải pháp về chính sách

- Sửa đổi, bổ sung hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư phát huy với tư cách như một chủ thể hợp pháp trong quản lý rừng.

- Xây dựng mới các văn bản có liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ riêng cho cộng đồng quản lý rừng.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền xã. Người ta cho rằng một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn.

- Hoàn thiện quy ước quản lý rừng ở địa phương bằng cách khi xây dựng quy ước quản lý rừng phải được công khai, dân chủ và phải được cộng đồng dân cư đồng ý, sau đó phải được UBND xã công nhận.

3.4.4. Giải pháp về xã hội

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Đầu tư thiết bị, dụng cụ PCCCR; chủ động phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy rừng, trong đó lấy phịng là chính.

- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, nhất là đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu vùng xa và phối hợp với nhà trường tổ chức tuyên truyền cho học sinh về công tác bảo vệ rừng, PCCCR và bảo vệ mơi trường;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng, các xã, huyện, khu vực giáp ranh để kịp thời nắm bắt thông tin và có kế hoạch triển khai phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.

- Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCC trong đơn vị, nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỷ cương trong công tác, nắm bắt diễn biến về tư tưởng, động viên CBCC phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giao.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội.

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham giao vào bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã có đủ năng lực tổ chức thực hiện, giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước.

3.4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Chuyển giao kỹ thuật sử dụng bếp đun cải tiến tiết kiệm nguyên liệu nhằm giảm áp lức nguồn nguyên liệu vào tài nguyên rừng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên rừng cũng như chỉ đạo sản xuất, trang bị hệ thống máy vi tính tới xã và kết nối mạng internet nhằm phục vụ cập nhật thông tin và chuyển giao công nghệ nhanh chóng.

- Phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp tại địa phương.

- Xây dựng những mơ hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao như: trồng mới hoặc trồng thêm những lồi cây gỗ có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngồi gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhờ đó giảm được áp lực vào rừng.

- Tiến hành xây dựng các mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc, vì diện tích ruộng lúa nước ở địa phương chiếm diện tích thấp. Thì canh tác lương thực trên đất dốc là mơ hình phổ biến để bảo vệ rừng và duy trì năng suất canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai có diện tích đất có rừng lớn 90.046,59 ha và mật độ che phủ của rừng cao 63,1%. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng còn hạn chế, đặc biệt cơng tác quản lý bảo vệ rừng cịn có nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai bị xói mịn, rửa trơi, bạc màu, giao thơng đi lại khó khăn và đời sống của người dân có nhiều khí khăn, cuộc sống cịn phụ thuộc lớn vào các tài nguyên từ rừng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng (tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và các yếu tố khác) đều có những ảnh hưởng thuận lợi hay hạn chế đối với công tác quản lý rừng, tuy nhiên yếu tố có sự thuận lợi nhiều nhất trong công tác bảo vệ rừng là yếu tố phong tục, tập qn vì mỗi dân tộc, dịng họ, cộng đồng đều có những phong tục, tập quán khác nhau trong đời sống sinh hoạt và kỹ thuật canh tác, sản xuất khác nhau. Vì vậy việc quản lý, bảo vệ rừng dựa vào yếu tố phong tục, tập quán đã có truyền thống từ rất lâu đời và có những khu rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 65 - 75)