Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 57 - 65)

Đơn vị tính: %

STT Yếu tố

Số lượng người được

phỏng vấn

Yếu tố thuận lợi Yếu tố hạn chế

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Tự nhiên 144 9 6.3 135 93.7

2 Kinh tế - xã hội 144 94 65.3 50 34.7

3 Phong tục, tập quán 144 121 84 23 16

4 Khác 144 40 27.8 104 72.2

(Tổng hợp theo số liệu điều tra của tác giả năm 2018)

Kết quả từ bảng chỉ ra rằng tất cả các yếu tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và các yếu tố khác) đều có những ảnh hưởng thuận lợi hay hạn chế đối với công tác quản lý rừng, tuy nhiên yếu tố có sự thuận lợi nhiều nhất trong công tác bảo vệ rừng là yếu tố phong tục, tập quán vì mỗi dân tộc, dịng họ, cộng đồng đều có những phong tục, tập quán khác nhau trong đời sống sinh hoạt và kỹ thuật canh tác, sản xuất khác nhau. Vì vậy việc quản lý, bảo vệ rừng dựa vào yếu tố phong tục, tập quán đã có truyền thống từ rất lâu đời và có những khu rừng được truyền thừa từ đời này sang đời khác nên rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn. Yếu tố có nhiều điểm bất lợi nhất đối với công tác quản lý bảo vệ rừng là yếu tố tự nhiên vì diện tích rừng được giao là nơi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, giao thơng đi lại khó khăn, nên yếu tố tự nhiên là yếu tố bất lợi nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Yếu tố kinh tế - xã hội cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng thuận lợi đối với cơng tác bảo vệ rừng vì: huyện Văn Bàn có lực lượng lao động dồi dào, có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, ngoài ra yếu tố kinh tế - xã hội cũng có những hạn chế cụ thể trong cơng tác bảo vệ rừng vì lực lượng lao động dồi dào những chưa được đào tạo, trình độ dân trí cịn thấp, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và cịn nhiều khó khăn.

3.1.4.2. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng

Nhằm đánh giá mỗi quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng, tác giả đã nghiên cứu thông qua điều tra phỏng vấn các đối tượng trực tiếp hay gián tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng và kết quả thu được trình bày theo bảng

Bảng 3.7. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng

Đơn vị tính: %

Các bên liên quan

Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm

Người dân trong cộng đồng 31,2 66,7 2,1

Các tổ chức đoàn thể trong xã 11,1 62,5 20,8 5,6

Lãnh đạo thơn 32,0 61,1 6,9

Chính quyền xã 32,0 59,0 9

Hạt kiểm lâm huyện 69,4 30,6

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện 69,4 30,6

Người khai thác, buôn bán lâm sản 4,2 27,8 68,0

UBND huyện 69,4 30,6

(Tổng hợp theo số liệu điều tra - năm 2018)

Kết quả từ bảng 3.7 cho thấy, UBND huyện, Hạt kiểm lâm huyện, BQL rừng phịng hộ huyện rất quan tâm đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng, tiếp đến là chính quyền xã, lãnh đạo thơn và người dân trong cộng đồng; ít quan tâm đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng nhà là người khai thác, buôn bán lâm sản. Bảng cũng cho thấy người dân trong cộng đồng đã nhận thấy trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng , tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhiên vẫn cịn một số ít người dân vẫn cho rằng việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của chính quyền xã, Hạt kiểm lâm, BQL rừng phịng hộ.

3.1.4.3. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng

Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng được trình bày theo bảng sau:

Bảng 3.8. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng

Đơn vị tính: %

Các bên liên quan

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng

Người dân trong cộng đồng 59,0 38,9 2,1

Các tổ chức đoàn thể trong xã 17,4 31,2 45,8 5,6

Lãnh đạo thôn 62,5 22,9 14,6

Chính quyền xã 52,1 31,2 16,7

Hạt kiểm lâm huyện 52,8 31,9 15,3

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện 52,8 31,9 15,3

Người khai thác, buôn bán lâm sản 4,2 17,3 78,5

UBND huyện 48,6 41,0 10,4

(Tổng hợp theo số liệu điều tra - năm 2018)

Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy, vai trị quan trọng nhất trong cơng tác quản lý, bảo vệ rừng là lãnh đạo thôn, tiếp đến là người dân trong cộng đồng, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phịng hộ, chính quyền xã,…. Người khai thác, bn bán lâm sản là những đối tương ít quan trọng nhất trong công tác quản lý, bảo vệ rừng .

Kết hợp với nhận xét ở mục 3.1.4.2 cho rừng người dân trong cộng đồng chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng, và kết quả ở mục 3.1.4.3 lại chỉ ra rằng có đến 59,0 % số người được hỏi cho rằng để bảo vệ rừng tốt thì vai trị của người dân trong cộng đồng là rất quan trọng. Như vậy là, đang có sự khơng cơng bằng giữa trách nhiệm và lợi ích của người dân trong cộng đồng. Lợi ích chưa thể hấp dẫn người dân, nhưng thực tế lại cho rằng họ lại là lực lượng quan trọng trong công tác bảo vệ rừng.

Từ những kết quả trên, cho phép rút ra một số nhận xét như sau:

- Có sự mâu thuẫn giữa lợi ích và trách nhiệm của người dân trong cộng đồng, vì vậy người dân trong cộng đồng nơi có rừng chưa thực sự tha thiết với cơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tác quản lý bảo vệ rừng, chưa có động lực hoặc động lực chưa đủ mạnh để lôi kéo người dân tham gia với chính quyền địa phương và các lực lượng bảo vệ rừng khác vào công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

- Cần nâng cao nhận thực cho chính quyền địa phương, cộng đồng và người dân về tầm quan trọng về sự liên kết giữa các bên trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Trong công tác bảo vệ rừng người dân là lực lượng quan trọng nhất, cịn chính quyền địa phương, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ chỉ là bộ phận điều phối, chỉ đạo, giám sát, góp phần tạo thành một khối thống nhất cùng quản lý và bảo vệ rừng. Xóa bỏ suy nghĩ việc quản lý, bảo vệ rừng là trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan chuyện môn.

3.2. Tác động của quản lý rừng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

3.2.1. Tác động về kinh tế

Thông qua kết quả phỏng vấn, điều tra thu nhập của hộ gia đình cộng đồng tại khu vực nghiên cứu, kết quả thu nhập được thể hiện qua bảng 3.9:

Bảng 3.9: Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Hạng mục Thu nhập từ Rừng Thu nhập từ trồng rừng Thu nhập từ sản xuất NN Thu nhập từ chăn nuôi Thu nhập khác Tổng thu nhập 1 Thu nhập bình quân/hộ/năm 7,5 0 15 30 20 72,50 2 Tỷ lệ % 10,34 0 20,69 41,38 27,59 100 3 Thu nhập bình quân/hộ/tháng 0,63 0 1,25 2,50 1,67 6,04 4 Thu nhập bình quân/người/năm 1,50 0 3,00 6,00 4,00 14,50 5 Thu nhập bq/người/tháng 0,13 0 0,25 0,50 0,33 1,21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nghiên cứu đạt 1.210.000 đồng/người/tháng; đạt 14.500.000 đồng/người/năm là thấp so với thu nhập bình quân chung của huyện Văn Bàn.

Thu nhập bình quân/hộ/năm đạt 72.500.000 đồng/hộ/năm, trong đó cơ cấu thu nhập từ rừng đạt thật chỉ chiếm 10,34 % trong tổng số thu nhập; cơ cấu thu nhập đạt cao nhất là từ chăn nuôi đạt 41,38 % so với tổng thu nhập, Nông nghiệp đạt 20,69 % so với tổng thu nhập, ngành nghề khác đạt 27,59 % so với tổng thu nhập.

Như vậy có thể thấy rằng thu nhập của người dân cộng đồng tại khu vực nghiên cứu vẫn chủ yếu dựa vào chăn nuôi và sản xuất nơng lâm nghiệp là chính, tài ngun rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Chính vì thế, các hoạt động liên quan đến cơng tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng chưa phải là hoạt động kinh tế chính của hộ gia đình. Ngồi ra cịn một số hộ làm thêm ngành nghề khác như buôn bán, sửa chữa…

Mặc dù thu nhập của người dân từ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp đạt tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình tuy nhiên chi phi thu nhập của người dân cho những thu nhập đó cũng rất lớn, giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường, do vậy thu nhập của người dân cũng không thực sự là ổn định.

Từ những nhận xét trên có thể rút ra kết luận:

Để quản lý rừng một cách hiệu quả, bền vững thì một trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của những người dân trong cộng đồng nơi có rừng. Gắn trách nhiệm và lợi ích một cách song hành sẽ giúp cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trở nên tự giác, có trật tự ngay trong chính cộng đồng.

3.2.2. Tác động về xã hội

3.2.2.1. Nhận thức của người dân trong quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn nghiên cứu

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn người dân tại địa bàn nghiên cứu, hầu hết người dân được hỏi đều cho rằng rừng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và sản xuất của người dân, bảo vệ rừng thì tạo thêm cơng ăn việc làm cho người dân trong cộng đồng. Qua đó cho thấy rằng nhận thức của người dân về giá trị và tác dụng của rừng đã được cải thiện rõ rệt. Minh chứng cho điều này được thể hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trong những năm qua khơng có hiện tượng rừng bị phá làm nương rẫy hay khai thác gỗ trái phép.

Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, 84/120 hộ gia đình được phỏng vấn đã xây dựng nhà cửa kiên cố, nhu cầu về sửa chữa nhà trong những năm qua đã giảm. Một số hộ đã sử dụng những nguyên vật liệu thay thế như sắt thép, gạch, tôn lợp hay Fibro xi măng trong xây dựng bếp và chuồng trại.

3.2.2.2. Nhu cầu về lâm sản

Nhu cầu về lâm sản của người dân trong cộng đồng sống gần rừng là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của mỗi người dân, lâm sản để làm nhà, làm bếp, làm chuồng trại chăn nuôi, đồ gia dụng hay làm chất đốt…. Qua phỏng vấn người dân trên địa bàn nghiên cứu thì số nhà làm mới, sửa chữa, làm chuồng trại chăn nuôi của người dân trong giai đoạn 2016 – 2018 là: 55 cơng trình, trong đó (làm mới nhà và bếp là: 10 nhà; Sửa chữa nhà và bếp là: 20 nhà; Làm mới chuồng trại chăn ni là: 25 chuồng). Như vậy nhu cầu gỗ bình quân 1 năm của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu được trình bày theo bảng 3.10 sau:

Bảng 3.10: Nhu cầu gỗ bình quân một năm của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu

Mục đích Khối lượng gỗ bq/CT (m3) Bình quân số cơng trình/năm Tổng khối lượng (m3) Làm nhà + Bếp 19,5 2 39,0 Sửa chữa nhà + bếp 4,5 4 18,0

Làm chuồng trại chăn nuôi 3,2 5 16,0

Cộng 73,0

(Tổng hợp theo số liệu điều tra - năm 2018)

Từ bảng 3.10 cho thấy tổng nhu cầu gỗ bình quân hàng năm của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu là: 73,0 m3, qua phiếu điều tra thì số hộ làm mới nhà, sửa nhà chủ yếu là những hộ nghèo trong cộng đồng, do vậy nhu cầu về lâm sản là rất thiết thực vì vậy cộng đồng đã thống nhất cho các hộ khai thác, tuy nhiên những hộ được phép khai thác phải thực hiện khai thác đúng số lượng, đúng chủng loại cây, tuân thủ thời gian khai thác và địa điểm khai thác… vì vậy, diện tích rừng trong những năm gần đây đã được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tóm lại: nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân trong cộng đồng là thiết yếu, cùng với tỷ lệ tăng dân số trong thời gian gần đây thì nhu cầu về lâm sản ngày càng tăng và sẽ là những tác động khơng nhỏ đến tài ngun rừng. Đây chính là vẫn đề cần phải giải quyết trong quản lý rừng, để tài nguyên rừng vừa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng, vừa dẫn dắt rừng phát triển ổn định và bền vững.

3.2.3. Tác động về môi trường

Rừng có ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường, rừng có khả năng điều tiết nước, trống sói mịn, hạn chế ơi nhiêm khơng khí, vì vậy bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái. Kết quả phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng đến mơi trường được trình bày theo bảng 3.11 sau:

Bảng 3.11. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của rừng đến môi trường

TT Các chỉ tiêu điều tra

Các chỉ tiêu điều tra so với năm 2010

Tăng Tỷ lệ % Không thay đổi Tỷ lệ % Giảm Tỷ lệ % 1 Độ che phủ của rừng 60 50 35 29,2 25 20,8333 2 Tình hình lũ lụt 0 0 30 25,0 90 75 3 Xói mịn đất canh tác 0 0 5 4,2 115 95,8

4 Ổn định lượng nước tưới 36 30 84 70 0 0

5 Có tác động đến cây trồng 0 0 120 100 0 0

6 Diện tích rừng 0 0 120 100 0 0

7 Chất lượng rừng 120 100 0 0 0

Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy rằng, ảnh hưởng của rừng đến môi trường là khá rõ rệt cụ thể:

- Độ che phủ của rừng theo đánh giá của người dân tại khu vực nghiên cứu có 60/120 hộ là tăng, 35/120 hộ là khơng thay đổi và có 25/120 hộ là giảm so với năm 2010; tình hình lũ lụt ở các khe suối đã giảm, lượng nước cho canh tác thì ổn định có 30/120 hộ là khơng thay đổi và có 90/120 hộ là giảm so với năm 2010; về sói mịn đất canh tác có 5/120 hộ là khơng thay đổi và có 115/120 là giảm so với năm 2010; về ổn định lượng nước có 36/120 hộ là tăng và 84/120 hộ là không thay đổi so với năm 2010; tác động đến cây trồng có 120/120 hộ cho là khơng thay đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

so với năm 2010; về diện tích rừng có 120/120 hộ là khơng thay đổi so với năm 2010; về chất lượng rừng có 120/120 hộ là tăng so với năm 2010.

Như vậy có thể kết luận rằng độ che phủ rừng có chiều hướng tăng lên do diện tích rừng được quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả, diện tích rừng trồng khơng ngừng phát triển; rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đặc biệt là nguồn nước, bảo vệ rừng tốt sẽ tạo điều kiện bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cũng như sản xuất, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

3.3. Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị trong cơng tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Văn Bàn

Những năm gần đây, cơng tác BVR tại địa phương đã có sự phối hợp của các cấp, ngành; nhận thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng (BV-PTR) ngày một nâng cao nên tình hình dần được kiểm sốt.

Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư cho công tác Bảo vệ và phát triển rừng; cùng với đó là các thể chế phục vụ cho cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 57 - 65)