Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là các xã có diện tích rừng lớn, có nhiều thành phần dân tộc, cộng đồng dân cư cùng tham gia bảo vệ rừng, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Vì vậy đề tài chọn 03 xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương đại diện các vùng sinh thái của huyện Văn Bàn.

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nậm Xé (phụ lục số 1). 2.3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nậm Xây (phụ lục số 2). 2.3.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Minh Lương (phụ lục số 3).

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập, tra cứu và kế thừa các tài liệu có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài gồm:

- Cẩm nang lâm nghiệp cộng đồng (Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và các đối tác)

- Các tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp của tỉnh, huyện, xã, thôn và các tài liệu về điều kiện cơ bản của các khu vực nghiên cứu.

- Các tài liệu hướng dẫn quản lý rừng (Chương trình thí điểm LNCĐ 2006- 2007) và kết quả của Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Yên Bái do Quỹ ủy thác lâm nghiệp (TFF) tài trợ.

- Các tài liệu hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng.

- Các báo cáo tổng kết năm, báo cáo về bảo vệ và phát triển rừng, giao đất giao rừng,… thông tin, tài liệu của các Sở, ban, ngành của tỉnh; phòng, ban của huyện Văn Bàn và 03 xã Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương.

- Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương liên quan đến quản lý rừng cộng đồng đã ban hành, như :

+ Luật và các văn bản dưới luật: Luật Đất đai (2003); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004); Quyết định Ban hành Quy chế quản lý rừng (2006). Các văn bản dưới Luật như: Nghị định 23/2006/NĐ-CP, Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Quyết định 178/2001/ QĐ-TTg, Thông tư Liên tịch số 80/2003/TTLT /BTC /BNN&PTNT...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Các Quyết định, văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục lâm nghiệp ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng cho Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng ở Việt nam và các văn bản hướng dẫn, Quyết định của địa phương có liên quan.

- Sách, báo, tạp chí, bài viết trên Website liên quan.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sắn cụ thể phỏng vấn:

- Phỏng vấn cán bộ huyện 06 cán bộ cụ thể: Hạt kiểm lâm (kiểm lâm địa bàn) phụ trách địa bàn nghiên cứu phỏng vấn 03 cán bộ Hạt kiểm lâm (01 cán bộ/xã); BQL rừng phòng hộ huyện Văn Bàn (cán bộ địa bàn) phụ trách địa bàn nghiên cứu phỏng vấn 03 cán bộ về tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tại địa bàn. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sắn. (phụ lục số 1)

- Phỏng vấn cán bộ xã khu vực nghiên cứu (Lãnh đạo xã, cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã, cơng an xã, bí thư đoàn xã) phỏng vấn 12 cán bộ (04 cán bộ/xã) về công tác giám sát và tổ chức thực hiện quản lý rừng. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. (phụ lục số 2)

- Phỏng vấn cán bộ thôn khu vực nghiên cứu (trưởng thôn bản) phỏng vấn 06 cán bộ thôn (02 cán bộ thôn/xã) về công tác chỉ đạo, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý rừng. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sắn (phục lục số 3)

- Phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn 120 hộ gia đình trong xã (40 hộ gia đình/xã) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động đã và đang thực hiện, kết quả tác động, thuận lợi, khó khăn và các giải pháp đề xuất khắc phục. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn (phụ lục số 4)

2.3.4. Phương pháp nhập tin, xử lý số liệu tổng hợp

Các số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, phiếu phỏng vấn cần thực hiện làm sạch phiếu trước khi nhập số liệu vào phần mềm Microsoft Execl 2010 sau đó sử dụng các thuật tốn để kiểm tra tính logic và xuất ra bảng số liệu để sử dụng nghiên cứu phân tích.

Các mẫu sau khi thu thập được đầy đủ thông tin, số liệu sẽ được xử lý số liệu qua các cơng cụ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

* Cơng thức tính trung bình mẫu:

X =

* Phương sai mẫu

=

Hay: =

* Độ lệch chuẩn:

* Công thức xác định độ biến động (CV%)

2.3.5. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối… của các chỉ tiêu đánh giá để mô tả thực trạng, đặc điểm liên quan đến chất lượng thống kê lâm nghiệp.

- Phương pháp so sánh được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích, tác giả sử dụng phương pháp này để tìm ra mỗi liên hệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 45 - 47)