Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 10, chủ đề: Cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật, phát sóng ngày 10/3/2019 gồm những nội dung như sau:
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Tên chương trình: “Sóng trẻ” số 10
Ngày phát sóng: 10/3/2019 Thời lượng: 30 phút
Chủ đề: Cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật - Số lượng tin: 5 tin
- Số lượng bài: 2 bài
Tên bài 1: Bài phản ánh “Cơ hội mở rộng cho người lao động khuyết tật”
Tên bài 2: Bài phóng sự về Câu lạc bộ Hoa Đá – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tên diễn đàn: Diễn đàn Sóng trẻ
Chủ đề: Cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật Thời lượng: 15 phút
- Tên tiết mục: Quà tặng âm nhạc Ca khúc: Trở về đi – Vân Anh Idol
31
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SĨNG TRẺ Chủ đề: Cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật
Ngày phát sóng: 10/3/2019 1. Nhạc hiệu chương trình + Lời dẫn đầu
*MC nam: Minh Hòa xin chào các bạn thính giả đang nghe chương trình Phát thanh Sóng trẻ, được phát sóng lúc 13 giờ 30 phút, Chủ nhật hàng tuần, trên tần số FM 90 Mhz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Bạn dẫn với mình hơm nay là Trang Linh.
*MC nữ: Trang Linh xin chào Minh Hịa và các bạn thính giả. Tuần vừa qua của
các bạn thế nào? Minh Hòa này, Trang Linh muốn khoe là Trang Linh đã kiếm được việc làm thêm rồi đấy nhé! Đó là cơng việc mà Linh đã cố gắng rất lâu mới xin được đó!
*MC nam: Chúc mừng Trang Linh nhé! Hòa cũng từng có nhiều cơng việc làm
thêm khác nhau. Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là cơng việc làm thêm tại một quán cà phê mà anh chị ở đó là người khuyết tật.
*MC nữ: Hịa này, tìm việc làm chưa bao giờ là đơn giản đối với Linh hay Hòa.
Và với người khuyết tật có lẽ cịn khó khăn hơn nhiều. Đó là cịn chưa kể đến việc, mình biết, khơng phải ai cũng có cái nhìn đúng về năng lực và khả năng làm việc của họ.
*MC nam: Đúng rồi đấy Linh ạ! Với các bạn khuyết tật, việc tìm kiếm cơ hội việc
làm phù hợp với khả năng, sở thích của mình chưa bao giờ là đơn giản cả. Do vậy, chun mục “Diễn đàn Sóng trẻ” ngày hơm nay sẽ đề cập tới chủ đề Cơ hội việc
32
làm cho người lao động khuyết tật để tất cả chúng ta có điểm nhìn rõ hơn về vấn đề này.
*MC nữ: Các bạn thính giả cũng hãy giữ sóng đến chuyên mục “Quà tặng âm
nhạc” để xem hôm nay lời tâm sự thân thương cùng bài hát ý nghĩa nào đã được gửi gắm cho chương trình nhé!
*MC nam: Và cuối cùng như thường lệ, ở chuyên mục “Lăng kính sinh viên”
chúng mình hãy cùng nhau ghé thăm một Câu lạc bộ rất đặc biệt của các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Cịn bây giờ, hãy cùng bắt đầu chương trình với mục điểm tin để nhìn lại tuần vừa qua giới trẻ Hà Nội đã có những hoạt động thú vị nào nhé!
2. Bản tin Sóng trẻ
*MC nam: Mở đầu bản tin, ngày 6/3, tại Đại học Thương Mại diễn ra “Ngày hội
việc làm 2019” do báo Sinh viên Việt Nam tổ chức. Ngày hội đã mang đến các gian tuyển dụng thực tập sinh, nhân viên part time, full time của nhiều thương hiệu uy tín, các bàn tuyển thành viên tình nguyện,… Cùng với đó là chương trình tọa đàm “Nhân lực thời 4.0 – Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên năm cuối” cũng thu hút nhiều bạn sinh viên quan tâm.
Đến tham dự ngày hội, bạn Nguyễn Hạnh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ:
(Dải băng: Đây là lần đầu tiên mình tham gia ngày hội và mình thấy rất ý nghĩa. Có rất nhiều doanh nghiệp hơm nay tham gia trong ngày hội. Vì thế sẽ tạo ra điều kiện tốt cho sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm, tìm hiểu về doanh nghiệp để có nhiều sự lựa chọn hơn cho bản thân.)
33
* MC nữ: Ngày hội đã thu hút đến hơn 3.000 sinh viên, các đại diện Ban Giám
hiệu, Đoàn thanh niên của 20 trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội và rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở đào tạo việc làm có uy tín tham dự. Đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới phù hợp cho nhiều bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay đã tốt nghiệp.
*MC nam: Địa chỉ 51 Trần Hưng Đạo, trung tâm Hỗ trợ và phát triển tài năng điện ảnh TPD chắc hẳn luôn nằm trong list những địa điểm phải ghé tới với bất cứ bạn trẻ nào đam mê phim ảnh. Tháng 3 này cũng ghi dấu là tháng phim Tài liệu Việt Nam đương đại do Trung tâm tổ chức. Buổi chiếu đều thuộc dự án Thư viện Điện ảnh Việt Nam.
*MC nữ: Ghi dấu ấn với người xem còn là giây phút giao lưu, trò chuyện với các
bạn đạo diễn trẻ của bộ phim ngay tại trung tâm. Buổi chiếu phim Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng vào hôm qua ngày 9/3 nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Các bạn theo dõi có thể lưu lại lịch chiếu gần nhất với bộ phim Zone 9 vào ngày 16/3. Tiếp theo vào ngày 24/3 bộ phim Đi tìm Phong và ngày 31/3 với bộ phim Mùa cát vọng.
*MC nam: Tin tiếp theo, ngày 8/3, bộ phim điện ảnh “Hạnh phúc của mẹ” được công chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc. Bộ phim của đạo diễn Huỳnh Đơng có sự tham gia của các diễn viên: Cát Phượng, bé Huy Khang, Kiều Minh Tuấn, Lâm Vĩnh Hải,… đã tạo nên những thước phim giàu cảm xúc.
*MC nữ: Diễn viên Cát Phượng hóa thân trong vai người mẹ mạnh mẽ, lăn xả nhưng lại giàu tình yêu thương. Đắng cay, vất vả, cực nhọc ở vùng đất biển mặn mịi, khắc nghiệt, mang trong mình bệnh nặng, nhưng mẹ Tuệ khi ở bên cạnh đứa con mang bệnh tự kỉ của mình, chưa bao giờ thôi nụ cười và hi vọng. Bộ phim
34
giống như một món quà đặc biệt gửi đến các bà, các mẹ, các chị trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Bạn Thu Trang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ cảm xúc của mình về bộ phim:
(Dải băng: Mình rủ mẹ cùng tới rạp xem phim, thay cho món quà dịp 8/3. Hạnh phúc của mẹ không phải là bộ phim giật gân, gay cấn gì cả. Nhưng vẫn khiến mình phải khóc. Nhạc phim cũng là phần mình cảm thấy thực sự ấn tượng và cảm động)
*MC nam: Hôm nay, ngày 10 tháng 3, Câu lạc bộ Môi trường của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam tổ chức Ngày hội đổi giấy lấy cây trong khuôn viên Bốn Hồ, Học viện Nông nghiệp VN. Chỉ từ 3 kg giấy thường hoặc 5 kg giấy bìa, chai lọ, lon bia,… là đổi được một chậu cây cảnh nhỏ xinh xắn. Theo thông tin từ ban tổ chức, có đến 1.000 cây xanh đã được chuẩn bị để tặng cho tất cả các bạn đến tham gia chương trình.
*MC nữ: Tất cả giấy thu gom được từ chương trình Đổi giấy lấy cây sẽ được phân
loại một cách khoa học. Giấy trắng một mặt sẽ được phân loại để tiếp tục sử dụng. Sách giáo khoa, giáo trình hay truyện cũ sẽ được giữ lại chuyển vào tủ sách chung hoặc để dành cho những chuyến từ thiện khác của Câu lạc bộ. Phần còn lại sẽ được chuyển tới cơ sở tái chế đảm bảo vệ sinh môi trường.
*MC nam: Thông tin cuối cùng của bản tin Sóng trẻ. Từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 3, chuỗi sự kiện triển lãm “Mảnh ghép 2019” sẽ diễn ra tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là chuỗi sự kiện mở màn cho Tháng thanh niên được tờ nội san AEP World Magazine và các sinh viên thuộc chương trình đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE (Pô Hê) tổ chức với chủ đề “The Piece of Planet”.
*MC nữ: Sự kiện được tổ chức thường niên với mục đích giao lưu, gắn kết các thế
35
nghệ thuật, là nơi để các bạn sinh viên thể hiện cá tính, phát triển kĩ năng mềm qua họat động báo chí, nhiếp ảnh,…
3. Diễn đàn Sóng trẻ
*BTV: Các bạn thính giả thân mến! Người lao động tìm việc làm đã khó. Người lao động khuyết tật tìm việc làm phù hợp với mình lại càng khó hơn. Hơn nữa, quan niệm, định kiến và nghi ngờ về năng lực lại chính là rào cản lớn nhất mà họ phải vượt qua.
Để đảm bảo người khuyết tật được hưởng một cách bình đẳng và đầy đủ những quyền cơ bản, năm 2006, Liên Hợp quốc thông qua Công ước về Quyền của người khuyết tật. Một trong số đó bao gồm cả quyền được có cơ hội bình đẳng trong cơng việc và các hoạt động xã hội. Và để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật, chúng ta hãy cùng gặp gỡ hai vị khách mời đến với Diễn đàn Sóng trẻ ngày hơm nay.
Vị khách mời đầu tiên xin được giới thiệu, anh Trịnh Công Thanh, Luật sư, Hội trưởng Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam. Xin chào anh!
*KM1: Xin chào các bạn thính giả!
*BTV: Vị khách mời thứ hai, xin giới thiệu bạn Lê Hương Giang, sinh viên ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn, nữ MC khiếm thị đầu tiên dẫn chương trình truyền hình trực tiếp tại Việt Nam. Xin chào bạn!
*KM2: Chào các bạn thính giả của Sóng trẻ!
*BTV: Thay mặt cho những người làm chương trình, xin cảm ơn hai vị khách mời
36
Câu hỏi đầu tiên xin được phép dành cho bạn Hương Giang. Một ngày đi học và đi làm của bạn chắc rất bận rộn. Bạn có thể chia sẻ về công việc thường ngày của mình và cả những khó khăn khi tham gia cơng việc đó?
*KM2: Với Hương Giang trong cuộc sống hàng ngày, trở ngại lớn nhất có lẽ là di
chuyển. Bên cạnh đó, trong cơng việc, tiếp cận những văn bản mới ở dạng văn bản cứng khá là trở ngại với mình.
*BTV: Vậy đã bao giờ bạn cảm thấy bất cơng hay thậm chí là muốn bỏ cuộc, khi
vấp phải khó khăn như vậy?
*KM2: Khó khăn mà người khuyết tật gặp thì nhiều lắm. Mình đi làm đã có rất nhiều nghi ngờ đã đặt ra. Nhưng mình khơng cảm thấy bất cơng hay rào cản nặng nề đến mức bỏ cuộc. Mình nghĩ rằng khi mà người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, thì chúng ta trong lần đầu tiên tiếp cận sẽ có những thứ gọi là rào cản. Nhưng mình phải tìm những phương thức riêng để làm việc chung cùng với mọi người.
*BTV: Câu hỏi tiếp theo xin được phép dành cho anh Thanh. Anh có thể cho các
bạn thính giả biết trong Bộ luật Lao động của Việt Nam hiện nay, có những quy định nào dành cho người lao động khuyết tật.
*KM1: Trong bộ luật Lao Động hiện nay có hẳn một chương dành cho lao động là
người khuyết tật. Trong đó có những quy định riêng dành cho người lao động khuyết tật. Ví dụ như thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và những điều cấm với lao động là người khuyết tật.
*BTV: Theo anh, những quy định nhằm đảm bảo công bằng cho người lao động
khuyết tật như vậy, đã thực sự được hiểu và thực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn trong cộng đồng hay chưa ạ?
37
*KM1: Vấn đề lao động là người kt là một vấn đề rất là khó. Ngay bản thân người
sử dụng lao động lẫn lao động là người khuyết tật cũng còn chưa hiểu hết những cái quy định pháp luật dành cho lao động là người khuyết tật. Đối với người lao động là người khuyết tật, bản thân anh cũng là người khuyết tật, khơng chỉ tìm hiểu về chính sách, pháp luật mà cần tìm hiểu về cơng việc, mơi trường làm việc. Chắc chắn sẽ giảm thiểu được phiền tối, rủi ro.
*BTV: Rất khó để cả cộng đồng có thể cùng hiểu một cách đúng đắn về những
quy định hay bộ luật đã ban hành về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động khuyết tật cũng như những trách nhiệm xã hội cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đó. Và phải chăng trong đó, có cả những người là người lao động khuyết tật. Điều này có đúng khơng, thưa bạn Giang?
*KM2: Mình nghĩ rằng điều này không chỉ diễn ra trong riêng cộng đồng lao động
khuyết tật đâu. Mà cả xã hội chung là như vậy khơng phải lúc nào cũng tìm hiểu đầy đủ về quyền nghĩa vụ của mình. Đây sẽ là một thiệt thòi rất lớn khi chúng ta tham gia vào lao động. Khi mà chúng ta không hiểu rõ về quyền cũng như nghĩa vụ của mình. Chúng ta sẽ khơng biết mình được đảm bảo ở khía cạnh nào, chúng ta làm việc này hay việc kia liệu có đúng đắn hay khơng.
*BTV: Khơng khó để nhận thấy, vẫn cịn tồn tại những vướng mắc, vơ hình chung
tạo thành rào cản giữa người lao động khuyết tật và cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân mình. Câu hỏi đặt ra, sự cố gắng và nỗ lực nào có thể xóa mờ rào cản đó? Sự đồng cảm, chia sẻ nào có thể mang đến sự thay đổi tích cực hơn?
Xin mời hai vị khách mời và các bạn thính giả, đến với bài phản ánh được thực hiện bởi nhóm phóng viên Sóng Trẻ.
Bài phản ánh
38
Ở nước ta hiện nay, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng hơn 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó có đến gần 2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, chỉ có 30% người khuyết tật tham gia lao động tạo thu nhập. Con số trên cho thấy thực trạng, người lao động khuyết tật cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với những cơ hội việc làm phù hợp với năng lực bản thân.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp và quan trọng nhất là bản thân người lao động khuyết tật, thay đổi là điều cần thiết để tạo thêm những cơ hội mới, mở ra những cánh cửa mới.
Bạn Nguyễn Văn Hoàn, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, khuyết tật khó nói bẩm sinh chia sẻ:
(Dải băng:
Hồi mới cấp 3 lên mình chưa định vị được mình là người khuyết tật. Mình nghĩ mình bình thường như các bạn. Nhưng mình có được cơ hội ở vị trí HR, tuyển nhân sự cho công ty Cung ứng nhân sự Iconic.
Ở đây không cần kinh nghiệm, họ đào tạo từ đầu. Mặc dù mỗi khi gặp ứng viên, em còn run hơn ứng viên bởi ngoại hình của mình khơng tốt bằng ứng viên. Khơng biết họ nghĩ thế nào về mình. NNhưng mơi trường tạo điều kiện hết sức cho em phát huy khả năng của mình. Có được kiến thức giúp mình tự tin hơn).
Câu chuyện của Hồn khơng phải là cá biệt. Có rất nhiều các bạn trẻ đã và đang có được những vị trí riêng cho mình trong thị trường lao động đầy thách thức.
Hơn 15.000 người lao động là người khuyết tật, đang làm việc tại hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật nói riêng và hơn 16.000 người lao
39
động khuyết tật đang làm trong các cơ sở tự sản xuất, hộ gia đình,… Cùng với đó, cũng có hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam, có cơ sở sản xuất có lực lượng lao động từ 30% trở lên là người khuyết tật. Đó là những con số đáng được ghi nhận.
Bỏ qua mọi rào cản, định kiến,… Có thể thấy từ cơng việc địi hỏi kĩ thuật như cơng nghệ thơng tin, nhân viên văn phịng,… đến công việc lắp ráp, may vá thêu thủ công, sản phẩm mỹ nghệ,… người lao động khuyết tật đều có thể đảm nhận khơng có bất kì một sự khác biệt nào so với người không khuyết tật.