Xuất, kiến nghị cá nhân

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 10032019, trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 65 - 70)

3. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

3.4. xuất, kiến nghị cá nhân

3.4.1. Tạo thêm những sản phẩm báo chí tương tự giúp sinh viên rèn nghề

Sóng trẻ là chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chúng tôi đam mê phát thanh, và những chương trình nội bộ như Confession Radio, Chuyến xe số 8, Nốt nhạc sinh viên, Thông tin âm nhạc,... là nơi tơi được rèn nghề. Thì chính chương trình phát thanh Sóng trẻ, là nơi tơi được trau chuốt, chỉn chu, cẩn thận và thêm tỉ mỉ hơn. Một chương trình của Đài Phát thanh và

66

Truyền hình Hà Nội, chun nghiệp, chính thống, gần gũi và phù hợp với giới trẻ, chính là mơi trường tốt nhất.

Sóng trẻ từ đó, trở thành nơi tác nghiệp, thỏa mãn đam mê của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đam mê phát thanh, trong đó có tơi. Trải qua 4 năm học tập dưới giảng đường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bản thân là một sinh viên chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện, tôi được học hỏi và trau dồi thêm kiến thức của mình. Học viện Báo chí và Tun truyền vốn được biết đến với hoạt động, câu lạc bộ, đội nhóm, sự kiện sơi nổi. Sinh viên chuyên ngành Truyền hình có STV, sinh viên báo mạng có Trang tin Sóng trẻ, chuyên ngành báo in có Sóng trẻ News,... Dù học chun ngành nào, cũng đều có những mơi trường tốt, năng động để rèn nghề. Tuy vậy, một chương trình mang tính báo chí, được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, do cả một ê kíp với sinh viên, giảng viên hỗ trợ cùng thực hiện thì có lẽ chỉ mỗi chương trình phát thanh Sóng trẻ làm được điều này.

Chương trình phát thanh Sóng trẻ chính là nơi giúp rất nhiều các bạn sinh viên được thực hành, rèn nghề, dưới sự giám sát, biên tập của các giảng viên trong trường, hỗ trợ kĩ thuật của thầy Thái Hà, chủ nhiệm của cơ Thu Hằng,... Được trở thành một phóng viên, một biên tập viên, một phát thanh viên thực thụ luôn là điều mọi sinh viên mong muốn.

Chính vì thế, tơi rất mong, nhà trường, các câu lạc bộ, đội nhóm có thể tạo thêm nhiều những chương trình chất lượng, chính thống, chun nghiệp để tạo cơ hội cho sinh viên học tập, rèn nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên có thể học được nhiều kĩ năng, kinh nghiệm chỉ từ 30 phút phát sóng của chương trình. Tất cả những điều này sẽ trở thành hành trang vững chắc, là kỉ niệm quý báu và bài học giá trị để tôi cũng như tất cả sinh viên khối chuyên ngành có thêm hành trang bước vào con đường làm báo, bớt lạ lẫm, bỡ ngỡ hơn.

67

3.4.2. Khuyến khích sinh viên ngồi chun ngành phát thanh tham gia sản xuất chương trình

Khi tơi cịn là sinh viên Năm nhất, năm hai, muốn thực hiện chương trình phát thanh Sóng trẻ, thành viên của Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ phải thi vào Ban Biên tập. Năm 2015 – 2016, thành viên thi vào ban biên tập thuộc phải thuộc chuyên ngành Phát thanh. Đó là một phần lý do rất nhiều bạn có khả năng, mong muốn được thực hiện mất đi cơ hội. Rất may mắn, sau đó, nhà trường và Câu lạc bộ cũng như Ban chủ nhiệm đã quyết định tuyển thành viên không chỉ ở chuyên ngành Phát thanh mà nối dài sang cả những chuyên ngành khác.

Phát thanh là chuyên ngành đặc thù. Việc viết kịch bản, biên tập, thu âm, dựng hậu kì của phát thanh hồn toàn khác biệt so với tất cả các chuyên ngành khác. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nói rằng các sinh viên chun ngành khác không phù hợp với phát thanh. Ví dụ cụ thể nhất có thể nhìn vào số lượng đơn đăng kí làm thành viên trong câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ, tăng gấp 3 lần trong 2 năm học 2017 – 2019. Và sinh viên khóa K36, K37 và cả K38 khơng phân chia chun ngành nên đều có thể lựa chọn đâu là con đường mình muốn đi.

Chính vì thế, việc khuyến khích sinh viên tham gia vào sản xuất các chương trình phát thanh ln là điều cần thiết. Làm một chương trình phát thanh Sóng trẻ, sinh viên được học về các viết tin, cách lấy phỏng vấn, viết phản ánh hay phóng sự, cách thu ý kiến voxpop,... Những kĩ năng tổng hợp từ rất nhiều thể loại khác nhau chính là điểm mạnh mà sinh viên nhận được, học được, rèn luyện được khi thực hiện chương trình phát thanh chính thống báo chí.

68

3.4.3. Thay đổi linh hoạt phương pháp thu thập và truyền tải thơng tin trong q trình thực hiện tác phẩm

Đối với một chương trình phát thanh, có tuổi đời lên tới 9 năm, việc thay đổi format, kết cấu, cách thức thực hiện,... đều nhằm mục đích phát triển và đưa chương trình hồn thiện hơn. Vì vậy, ngay cả ở thời điểm hiện tại, việc thay đổi linh hoạt các phương pháp thu thập và truyền tải thơng tin trong q trình thực hiện tác phẩm, cũng là một phương pháp giúp sản phẩm được hay hơn, thu hút nhiều thính giả hơn, truyền tải thơng điệp giá trị hơn.

Ví dụ, với một chương trình phát thanh thì âm thanh, tiếng động hiện trường ln đóng vai trị quan trọng. Thay vì hình ảnh hay chữ viết, âm thanh sẽ khơi gợi trí tưởng tượng, tị mị của thính giả, tạo sự gần gũi, thân mật, cảm xúc hơn nếu như được sử dụng và truyền tải đúng. Tuy vậy, trong q trình thực hiện phát thanh Sóng trẻ, phần lớn các tác phẩm chỉ đơn thuần truyền tải âm thanh tĩnh, âm thanh trong phòng thu hoặc phỏng vấn, voxpop thơng thường chứ khơng có nhiều yếu tố âm thanh mang tính khơi gợi, nghệ thuật. Đây chính là điểm đáng tiếc.

Hoặc với chuyên mục Lăng kính sinh viên. Đây là một chuyên mục rất mở, thoải mái lựa chọn đề tài, cách triển khai,... Tuy nhiên, gần đây nhiều chương trình các chuyên mục vẫn bị bó gọn trong những điểm đến quen thuộc, khá phổ biến trong giới trẻ chứ chưa được phát triển theo hướng sáng tạo hơn, địa điểm, nhân vật mới hoặc những đề tài có liên quan gần với chủ đề chính của chương trình. Bên cạnh đó, cách dựng, biên tập hậu kì cũng chưa có nhiều nét đặc sắc, thu hút thính giả nghe đài.

Trên đây là những góp ý của tơi với vai trò là một sinh viên, người đã tham gia quá trình sản xuất chương trình Phát thanh Sóng trẻ, thực hiện chương trình trở thành tác phẩm tốt nghiệp của mình. Mong rằng, chương trình Phát thanh Sóng trẻ

69

sẽ ngày một thay đổi, sáng tạo hơn, mới mẻ hơn, thu hút được nhiều thính giả hơn trong tương lai.

70

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 10032019, trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)