Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 10032019, trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 60)

3. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp

3.3.1. Tìm kiếm ý tưởng và đề tài gần gũi

Quá trình tìm kiếm đề tài luôn là bước đầu tiên và cũng khiến tôi phải băn khoăn, cân nhắc rất nhiều lần. Tôi có một lợi thế chính là lứa tuổi cũng ngang với các bạn sinh viên, đối tượng chính mà chương trình phát thanh Sóng trẻ hướng tới. Vì vậy, tôi nhanh chóng nắm bắt được những sự kiện thú vị, thông tin thu hút, bài hát phù hợp, xu hướng mới,... Đồng thời tôi cũng hiểu được bản thân tôi và các bạn đang thiếu những kiến thức gì, mong muốn tìm hiểu và biết những thông tin ra sao,...

Đề tài thay đổi cần phải phù hợp với cả thời gian lịch phát sóng được quy định trước cũng như so sánh xem các bạn khác có đăng ký trùng đề tài hay không. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn cân nhắc đến vấn đề liệu đề tài này, mình có thể khai thác và thực hiện tốt hay không, có truyền tải được mọi khía cách của chủ đề đó một cách khách quan hay không.

61

Ví dụ về một đề tài tôi đã cân nhắc thực hiện đó là đề tài về giới trẻ với mối quan tâm về hoạt động văn hóa truyền thống. Đây có thể là đề tài tôi hứng thú và phù hợp với xu hướng của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để liên hệ khách mời cho phần diễn đàn Sóng trẻ, tôi hoàn toàn chưa có thông tin phù hợp cũng như đề tài, hướng đi có thể triển khai. Chính vì lý do đó mà tôi quyết định lựa chọn đề tài “Cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật”. Kinh nghiệm của riêng tôi, bài học rút ra sau khi hoàn thiện tác phẩm tốt nghiệp, tôi cần nhanh chóng lựa chọn đề tài chấp nhận việc ngay cả khi chương trình của mình còn rất lâu mới lên sóng.

3.3.2. Có đề cương kịch bản trước khi thực hiện

Một bản tin, bài viết thông thường cũng cần có đề cương kịch bản trước. Chưa kể tới cả một chương trình phát thanh, có thời lượng phát sóng 30 phút, tương đối dài với nhiều phần, chuyên mục khác nhau. Nếu không lập sẵn đề cương kịch bản trước khi thực hiện chương trình, các phần sẽ không ăn khớp, thống nhất với nhau. Phát thanh lại có đặc điểm là tuyến tính, nên thính giả sẽ không thể theo dõi theo những nội dung của chương trình. Chương trình sẽ không còn hấp dẫn, không thu hút được sự chú ý của thính giả.

Mặc dù Phát thanh Sóng trẻ là chương trình đã đi được gần 10 năm với sinh viên Báo chí. Bản thân tôi cũng nghe Sóng trẻ hàng tuần, có cơ hội cộng tác thực hiện chương trình của Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ,... Nên tôi hiểu về format chương trình, những đề mục, nội dung cần triển khai. Tuy nhiên, không vì vậy mà tôi bỏ qua bước lên đề cương kịch bản chi tiết trước khi thực hiện. Đề cương cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng.

Với phần bản tin Sóng trẻ, rất có thể đây là phần thực hiện sau cùng. Tuy nhiên lời dẫn vào bản tin, lời chào sau bản tin,... đều cần phải lên kế hoạch từ trước. Phần nốt nhạc sinh viên, Diễn đàn Sóng trẻ, Lăng kính sinh viên, đều đa phần không bị chi phối quá nhiều bởi vấn đề thời gian. Các thông tin không thể nói

62

là nguội, tuy nhiên không cần phải quá sát theo tuần giống như trong phần Bản tin Sóng trẻ nên có thể chia ra để thực hiện trước, sau, giảm tải khối lượng kịch bản cần làm trong một lúc. Cũng giống như khi làm chương trình, các bạn đôi khi cũng chia phần để thực hiện sau đó ghép lại hoàn chỉnh thành chương trình.

Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 10, phần diễn đàn luôn là phần khiến tôi phải chuẩn bị và dự trù về kịch bản kĩ lưỡng nhất. Vào thời điểm thực hiện tọa đàm với hai vị khách mời, tôi vẫn còn khá nhiều thời gian phía trước. Nhưng chính vì vậy, tôi phải chuẩn bị không chỉ 7 đến 8 câu hỏi đinh của kịch bản mà còn cần phải chuẩn bị thêm khoảng 5 câu dự trù. Trong quá trình trao đổi với khách mời, tôi còn phải trực tiếp lắng nghe, tập trung vào câu trả lời, để kịp thời điều chỉnh kịch bản ngay cả khi đã lên sẵn nội dung chi tiết. Nếu không có sự chuẩn bị, dự trù trước về kịch bản, chắc chắn rất khó để làm được xuyên suốt, theo đúng chủ đề, không bị lan man so với chủ đề tôi đã định hình trước trong kịch bản.

Đồng thời, đề cương kịch bản còn bao gồm cả bộ câu hỏi phỏng vấn cho các chuyên mục Lăng kính sinh viên, bài phản ánh và voxpop trong phần tọa đàm. Nếu không có định hướng và đề cương kịch bản từ trước, sẽ rất khó để quá trình phỏng vấn, thu được những thông tin đúng và cần thiết theo định hướng của toàn bộ chủ đề. Đây là điều cần thiết và cũng là kinh nghiệm của tôi, tôi cũng nghĩ rằng bất cứ ai khi thực hiện chương trình Phát thanh Sóng trẻ đề trải qua những bước quan trọng như vậy.

3.3.3. Thường xuyên trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn dẫn

Tôi luôn ý thức được bản thân mình luôn phải là người chủ động, thực hiện từ việc lên ý tưởng, triển khai và sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ số 10 này. Tuy nhiên, người luôn đồng hành và giúp đỡ, góp ý kịp thời cho tôi trong quá trình thực hiện chính là giảng viên Đinh Thu Hằng.

63

Một người thầy quen thuộc với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đặc biệt trong những bộ môn phát thanh, là một người bạn của Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ,... Cô là người có nhiều kinh nghiệm, dày dạn kiến thức và kĩ năng, trải nghiệm và am hiểu về rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc thường xuyên trao đổi, giữ liên lạc để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của cô sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp của tôi.

Hơn nữa, cô chính là Chủ nhiệm chương trình Phát thanh Sóng trẻ, là người dẫn dắt từ các đàn anh, đàn chị cho đến lứa chúng tôi thực hiện chương trình phát thanh Sóng trẻ. Cô luôn là người quen thuộc nhất, hiểu rõ nhất về định hướng, nội dung, chủ đề, những vấn đề cần triển khai,... cho đến mục tiêu, mục đích của một chương trình phát thanh Sóng trẻ là gì. Cô chính là người cung cấp cho tôi những gợi ý cần thiết, những sửa chữa kịp thời và đó chính là lí do tôi có thể hoàn thiện tác phẩm tốt nghiệp được thuận lợi. Cô chính là người tiếp thêm động lực cho tôi được hoàn thành tác phẩm tốt nghiệp chau chuốt, chỉn chu hơn.

3.3.4. Chuẩn bị tốt trước khi tác nghiệp hiện trường

Tác nghiệp hiện trường, đối với tôi là những trải nghiệm không bao giờ quên. Tác nghiệp tại hiện trường luôn yêu cầu phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Đặc biệt với phát thanh, để thu bắt được mọi tiếng động, không để lỡ những âm thanh tốt, tôi luôn mang theo điện thoại ghi âm cùng với sổ tay và bút để ghi chép. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho một chương trình phát thanh không cần phải cầu kì, nhiều đồ đạc giống truyền hình mà chỉ đơn giản như vậy.

Khi tác nghiệp tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang, cũng nhờ có sự chuẩn bị tốt trước khi tác nghiệp mà tôi có thể xử lí được những tình huống khó. Ví dụ, khi đó tại Trung tâm là thời điểm sau Tết, không có quá nhiều anh chị, cô chú ở lại làm việc tại trung tâm. Và thầy Trần Duyên Hải cũng vướng việc đột xuất nên không thể ở trung tâm vào khoảng thời gian đó. Trung tâm cũng ở địa chỉ

64

trong ngõ, phải đi đường vòng khá khó tìm. Tuy vậy, nhờ chuẩn bị về địa chỉ, nhờ bạn đã từng tới trung tâm đi cùng, tôi nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian tác nghiệp hơn. Cùng với đó, ở trung tâm có nhiều em khuyết tật nói bẩm sinh hoặc khuyết tật thính giác. Tôi cũng chuẩn bị bút, sổ sách,... để ghi chú lại thông tin quan trọng, phòng trừ trường hợp xấu nhất là băng ghi âm không dùng được, sẽ phải dùng bằng lời dẫn gián tiếp nếu đó là thông tin quan trọng.

Nói như vậy, để thấy được rằng, quá trình tác nghiệp không thể đoán biết trước. Vì thế việc chuẩn bị vật dụng cần thiết thực sự rất quan trọng. Nếu như không có sự chuẩn bị, tôi chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động, rất có thể không thu được băng phỏng vấn, thu phỏng vấn hỏng, mất thời gian, công sức để thực hiện những việc mà lẽ ra sẽ để lại thành quả tốt hơn.

3.3.5. Cẩn thận trong công tác biên tập hậu kỳ

Về công tác biên tập hậu kì, đây là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất bất cứ một sản phẩm phát thanh nào. Các file âm thanh gốc sau khi được thu và lấy về, tôi cần phải cắt, ghép những đoạn cần thiết theo đúng kịch bản. Chèn những băng phỏng vấn, tiếng động hiện trường. Thực hiện tìm kiếm bài hát chuẩn phù hợp cho phần Quà tặng âm nhạc,...

Quan trọng nhất trong quá trình biên tập hậu kì chính là luôn theo sát kịch bản, dựng chương trình đúng trong khung thời gian cho phép, chú ý cả phần lời dẫn, các phần MC đọc thoại, kịch bản,... Hoặc ví dụ như phần diễn đàn Sóng trẻ, rất có thể quá trình dẫn biên tập viên và MC cùng khách mời trò chuyện, trao đổi với nhau thời lượng dài. Tuy nhiên, khi biên tập lại phải đảm bảo gọn gàng nhưng vẫn đầy đủ thông tin cần thiết.

Chương trình phát thanh Sóng trẻ cần phải thu hoàn thiện muộn nhất vào thứ Tư của tuần phát sóng để có thể kịp dựng và gửi chương trình về Đài vào ngày

65

phát sóng Chủ nhật cùng tuần. Thậm chí, trong những trường hợp đặc biệt ví dụ như lịch phát sóng chương trình lên vào dịp Tết Nguyên đán, thì cũng cần cân nhắc gửi chương trình sớm hơn dự định, sớm hơn lịch so với thông thường. Đây là yếu tố có phần hơi phi báo chí, nhưng sự chuẩn bị trước càng cần thiết hơn. Do đó, chính quá trình biên tập hậu kỳ giữ vai trò quan trọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện sản phẩm, tác phẩm tốt nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, biên tập không chỉ là cắt đoạn thừa mà còn là sắp xếp, căn chỉnh lại để tổng thể kịch bản theo đúng trật tự của format. Quá trình dựng tọa đàm, lăng kính sinh viên do tôi thực hiện cùng với quá trình dựng bản tin và lời dẫn do thầy Thái Hà theo đúng quy định chung của Đài dựng và tổng hợp lại.

Để cẩn thận và tránh những sai lầm không đáng có, tôi luôn ghi nhớ, ở những file ghi âm, phỏng vấn quan trọng, luôn sao chép và lưu lại thêm một bản khác và coi đó như bản gốc, không chỉnh sửa, cắt ghép hoặc chèn vào bản gốc đó. Đồng thời, quá trình dựng, đặc biệt với phần Diễn đàn, có tương đối nhiều file âm thanh khác nhau, cắt ghép phỏng vấn, trả lời,... tương đối dài và phức tạp để thu được 15 phút, việc chú ý lưu riêng từng chuyên mục, đặt tên file rõ ràng, sẽ vừa tiết kiệm thời gian, vừa có cách làm khoa học hơn rất nhiều, không bị nhầm lẫn, chỉnh sửa sai hay thậm chí hủy nhầm file quan trọng.

3.4. Đề xuất, kiến nghị cá nhân

3.4.1. Tạo thêm những sản phẩm báo chí tương tự giúp sinh viên rèn nghề

Sóng trẻ là chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chúng tôi đam mê phát thanh, và những chương trình nội bộ như Confession Radio, Chuyến xe số 8, Nốt nhạc sinh viên, Thông tin âm nhạc,... là nơi tôi được rèn nghề. Thì chính chương trình phát thanh Sóng trẻ, là nơi tôi được trau chuốt, chỉn chu, cẩn thận và thêm tỉ mỉ hơn. Một chương trình của Đài Phát thanh và

66

Truyền hình Hà Nội, chuyên nghiệp, chính thống, gần gũi và phù hợp với giới trẻ, chính là môi trường tốt nhất.

Sóng trẻ từ đó, trở thành nơi tác nghiệp, thỏa mãn đam mê của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đam mê phát thanh, trong đó có tôi. Trải qua 4 năm học tập dưới giảng đường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bản thân là một sinh viên chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện, tôi được học hỏi và trau dồi thêm kiến thức của mình. Học viện Báo chí và Tuyên truyền vốn được biết đến với hoạt động, câu lạc bộ, đội nhóm, sự kiện sôi nổi. Sinh viên chuyên ngành Truyền hình có STV, sinh viên báo mạng có Trang tin Sóng trẻ, chuyên ngành báo in có Sóng trẻ News,... Dù học chuyên ngành nào, cũng đều có những môi trường tốt, năng động để rèn nghề. Tuy vậy, một chương trình mang tính báo chí, được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, do cả một ê kíp với sinh viên, giảng viên hỗ trợ cùng thực hiện thì có lẽ chỉ mỗi chương trình phát thanh Sóng trẻ làm được điều này.

Chương trình phát thanh Sóng trẻ chính là nơi giúp rất nhiều các bạn sinh viên được thực hành, rèn nghề, dưới sự giám sát, biên tập của các giảng viên trong trường, hỗ trợ kĩ thuật của thầy Thái Hà, chủ nhiệm của cô Thu Hằng,... Được trở thành một phóng viên, một biên tập viên, một phát thanh viên thực thụ luôn là điều mọi sinh viên mong muốn.

Chính vì thế, tôi rất mong, nhà trường, các câu lạc bộ, đội nhóm có thể tạo thêm nhiều những chương trình chất lượng, chính thống, chuyên nghiệp để tạo cơ hội cho sinh viên học tập, rèn nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên có thể học được nhiều kĩ năng, kinh nghiệm chỉ từ 30 phút phát sóng của chương trình. Tất cả những điều này sẽ trở thành hành trang vững chắc, là kỉ niệm quý báu và bài học giá trị để tôi cũng như tất cả sinh viên khối chuyên ngành có thêm hành trang bước vào con đường làm báo, bớt lạ lẫm, bỡ ngỡ hơn.

67

3.4.2. Khuyến khích sinh viên ngoài chuyên ngành phát thanh tham gia sản xuất chương trình

Khi tôi còn là sinh viên Năm nhất, năm hai, muốn thực hiện chương trình phát thanh Sóng trẻ, thành viên của Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ phải thi vào Ban Biên tập. Năm 2015 – 2016, thành viên thi vào ban biên tập thuộc phải thuộc chuyên ngành Phát thanh. Đó là một phần lý do rất nhiều bạn có khả năng, mong muốn được thực hiện mất đi cơ hội. Rất may mắn, sau đó, nhà trường và Câu lạc bộ cũng như Ban chủ nhiệm đã quyết định tuyển thành viên không chỉ ở chuyên ngành Phát thanh mà nối dài sang cả những chuyên ngành khác.

Phát thanh là chuyên ngành đặc thù. Việc viết kịch bản, biên tập, thu âm, dựng hậu kì của phát thanh hoàn toàn khác biệt so với tất cả các chuyên ngành khác. Tuy nhiên, không vì thế mà nói rằng các sinh viên chuyên ngành khác không phù hợp với phát thanh. Ví dụ cụ thể nhất có thể nhìn vào số lượng đơn đăng kí làm thành viên trong câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ, tăng gấp 3 lần trong 2 năm học 2017 – 2019. Và sinh viên khóa K36, K37 và cả K38 không phân chia chuyên ngành nên đều có thể lựa chọn đâu là con đường mình muốn đi.

Chính vì thế, việc khuyến khích sinh viên tham gia vào sản xuất các chương trình phát thanh luôn là điều cần thiết. Làm một chương trình phát thanh Sóng trẻ, sinh viên được học về các viết tin, cách lấy phỏng vấn, viết phản ánh hay phóng sự, cách thu ý kiến voxpop,... Những kĩ năng tổng hợp từ rất nhiều thể loại khác nhau chính là điểm mạnh mà sinh viên nhận được, học được, rèn luyện được khi thực hiện chương trình phát thanh chính thống báo chí.

68

3.4.3. Thay đổi linh hoạt phương pháp thu thập và truyền tải thông tin trong quá trình thực hiện tác phẩm quá trình thực hiện tác phẩm

Đối với một chương trình phát thanh, có tuổi đời lên tới 9 năm, việc thay đổi

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 10032019, trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)