Kết quả đạt được của tác phẩm tốt nghiệp – Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 10

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 10032019, trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 57 - 60)

3. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

3.2. Kết quả đạt được của tác phẩm tốt nghiệp – Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 10

Sóng trẻ số 10

3.2.1. Hồn thiện sản phẩm báo chí chính thống, chuyên nghiệp

Được học tập và làm việc trong môi trường với các bạn, các giảng viên về báo chí, phát thanh, truyền hình, tơi ln cảm thấy tự hào vì mình cũng là một phần trong đó. Được trao cơ hội vừa học vừa hành, sản xuất các chương trình cho trang tin Sóng trẻ, các chương trình phát thanh, chuyên mục phát thanh cho nội bộ Học viện,... là một trong những kỉ niệm tôi không thể nào quên. Và chắc hẳn, cịn tự hào hơn nữa, khi tơi được thực hiện một tác phẩm tốt nghiệp là một sản phẩm báo chí chính thống, chuyên nghiệp.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi thực hiện một tác phẩm báo chí. Trong q trình sinh hoạt tại Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ, q trình kiến tập, thực tập nghiệp vụ, tơi cũng đã có những sản phẩm được đăng tải trên trang mạng, đài phát thanh, truyền hình,... Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm báo chí cho tác phẩm của mình vẫn là một trải nghiệm mới, cho tôi sự tự hào.

Quá trình thực hiện chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 10 chiếm nhiều thời gian, cơng sức của tôi trong việc làm sao để xây dựng được một chuẩn chương trình phát thanh, dành cho giới trẻ. Nếu thông thường, tôi mất khoảng một tuần hoặc có thể chia nhỏ các chuyên mục cho nhiều người thực hiện,... Thì lần này, tơi thực hiện một mình, tồn bộ mọi khâu từ thu thập thơng tin đến xây dựng kịch bản, hậu kì,... Chỉ 30 phút lên sóng như với tơi, để hồn thiện được tác phẩm mất tới gần 2 tháng. Nhưng điều đó ln làm tơi tự hào.

3.2.2. Phát huy tốt lợi thế của phát thanh

Cùng với truyền hình, báo mạng, phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Mỗi phương tiện thông tin đại chúng có những đặc điểm riêng, phát thanh là một loại hình báo chí đặc thù, mang

58

nhiều lợi thế so với các hình thức truyền tải thơng tin khác. Chương trình phát thanh được thực hiện chỉ với những kỹ thuật đơn giản, tiện lợi hơn rất nhiều nếu so với truyền hình. Nhờ vậy mà q trình tác nghiệp của tơi chỉ cần điện thoại ghi âm, sổ và bút rất đơn giản, nhanh chóng trong cả khi thực hiện lẫn truyền tải thông tin. Phát thanh có lợi thế lớn nhất mà tơi ln ý thức mình phải phát huy đó chính là yếu tố gần gũi, tâm tình, mang hiệu quả tác động cao đến với cơng chúng. Chương trình phát thanh Sóng trẻ số 10, tơi cố gặng tạo phần dẫn dắt chủ đề sôi nổi, gần gũi, phù hợp với giới trẻ. Trong các phần phóng sự, phản ánh đơn giản tơi có sử dụng thêm những âm thanh trực tiếp từ hiện trường để tăng hiệu quả nghe thông tin mà không cần truyền tải thành câu chữ.

Yếu tố âm nhạc cũng được tôi sử dụng cho chương trình phát thanh của mình. Nhạc nền cho những phần phản ánh, phóng sự các âm thanh động từ hiện trường. Phần giữa với chuyên mục Quà tặng âm nhạc,... Và thu hút, tạo sự gần gũi, quen thuộc giống như slogan riêng chính là nhạc hiệu và phần chào kết của chương trình Phát thanh Sóng trẻ. Lồng ghép và áp dụng vào sản phẩm tốt nghiệp những yếu tố đó chính là u cầu mà tơi ln cố gắng hồn thiện tốt nhất.

Phát thanh cịn mang tính chất ngắn gọn, cơ đọng và tuyến tính như truyền hình. Tơi phát huy lợi thế này, đặc biệt trong phần Bản tin Sóng trẻ, được xây dựng dưới dạng các tin vắn, tin đã xảy ra thì viết dưới dạng phản ánh và với sự kiện chưa xảy ra thì viết dưới hình thức thơng báo. Vì suy cho cùng, một chương trình cuối tuần, mỗi tuần một số thì khơng thể thiếu chun mục điểm tin cho thính giả.

3.2.3. Kết hợp đa dạng thể loại bài

Một chương trình phát thanh dài 30 phút, với 4 chuyên mục khác nhau, đương nhiên cũng đòi hỏi tác giả phải biết kết hợp thực hiện linh hoạt nhiều thể loại báo chí khác nhau để thực hiện hồn chỉnh một tác phẩm.

59

Với 30 phút lên sóng, tơi đã cố gắng lồng ghép: thể loại tin, phỏng vấn, tọa đàm, ghi nhanh, phản ánh, phóng sự,... Dựa vào đó cịn tăng được tính tương tác, gần gũi đời thường với thính giả. Nguồn thơng tin đa dạng, chân thực hơn, khơng gây cảm giác bị rập khn, máy móc trong q trình thực hiện tác phẩm.

Ví dụ chỉ riêng phần Diễn đàn Sóng trẻ, tơi đã phải kết hợp giữa thể loại phỏng vấn và cả thể loại phản ánh. Phỏng vấn thơng thường, chính là phần trò chuyện và tương tác giữa khách mời và biên tập viên. Tơi sử dụng hình thức phỏng vấn, hỏi khách mời những câu hỏi phù hợp. Giữa phần diễn đàn, tôi sử dụng một bài phản ánh. Bài phản ánh về cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật này có tác dụng tổng hợp lại những thơng tin phía trên và gợi mở thêm vấn đề cho nửa tiếp theo của chuyên mục tọa đàm.

3.2.4. Mang lại giá trị thực tiễn cao

Giá trị cao nhất mà một tác phẩm báo chí tơi muốn nó đạt được chính là truyền tải thông điệp mang giá trị thực tiễn cao, tác động tới hành vi, nhận thức của giới trẻ. Đây chính là ý nghĩa và dụng ý xuyên suốt tác phẩm mà tôi muốn truyền tải.

Phần đầu tiên, bản tin Sóng trẻ gồm 5 tin ngắn. Trong đó có tin liên quan đến các sinh viên tại Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Nông nghiệp. Các thơng tin cịn lại liên quan tới hoạt động, sự kiện mà giới trẻ quan tâm. Bất cứ ai cũng có thể theo dõi xem tuần vừa qua có những sự kiện nào thú vị, uần tới mình có thể tham gia vào hoạt động nào,...

Chuyên mục diễn đàn Sóng trẻ có thể ý thức và hiểu được mọi người lao động đều có quyền bình đẳng như nhau. Đặc biệt với những người lao động là người khuyết tật, họ là thiểu số trong xã hội và so với người khơng khuyết tật, họ có những hạn chế, thiệt thịi hơn. Cũng như ý kiến của cả anh Công Thanh và chị

60

Giang, tôi mong muốn các bạn thính giả cũng hiểu và nhận thức được điều này. Xung quanh chúng ta có rất nhiều các bạn trẻ khuyết tật, và chính họ đều là những người có nhu cầu học tập, lao động rất lớn. Khơng thể nào vì định kiến, quan điểm chưa chuẩn mà tước đi cơ hội của chính họ. Đồng thời, bản thân người lao động khuyết tật cần tìm hiểu và ý thức được quyền lợi, nghĩa vụ và cả khả năng lao động của mình. Để có thể chủ động trong tìm kiếm lao động, việc làm.

Đồng thời, sau khi Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lên sóng chương trình, Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ đã đăng lại trên kênh Youtube, kênh fanpage chính thức để thơng điệp cần được lan tỏa rộng rãi hơn. Tơi tin rằng, chính chương trình này sẽ trở thành một thơng điệp mang giá trị thực tiễn cao, góp phần nâng cao ý thức, cơ hội việc làm cho người lao động khuyết tật.

Một phần của tài liệu Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 10032019, trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)