1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.2. Các phương pháp điều tra khảo sát bổ sung
Để hoàn thành Luận văn, học viên đã thực hiện khảo sát thực địa bổ sung tại vùng nghiên cứu. Các đợt khảo sát đƣợc thực hiện trong khuân khổ của đợt khảo sát thực địa của Đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc: KC.09.14/11-15:
“Nghiên cứu địa chất tầng nông đến độ sâu 200m nƣớc vùng ven biển và biển miền
Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) phục vụ đánh giá sa khoáng, vật liệu xây dựng và quy hoạch sử dụng hợp lý không gian biển Việt Nam” và Đề tài ĐTĐLCN.31 /16: “Nghiên cứu, đánh giá mức độ ơ nhiễm mơi trƣờng, suy thối hệ sinh thái, xung đột môi trƣờng, xã hội do hoạt động khai thác sa khoáng, cát, sỏi vùng ven biển và biển ven bờ miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và đề xuất giải pháp khai thác bền vững” đều do Viện Tài nguyên, Môi trƣờng và phát triển bền vững chủ trì và TS. Đào Mạnh Tiến làm chủ nhiệm. Học viên đƣợc cử tham gia khảo sát thực địa của 2 Đề tài trên, kết hợp thu thập tài liệu cho luận văn này.
Mục đích của chuyến khảo sát nhằm thu thập và bổ sung, cập nhật các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế nhân văn, tài nguyên, môi trƣờng, tai biến địa chất,...phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát phần ven biển: tiến hành khảo sát về các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế, xã hội, các tai biến địa chất (xói lở, bồi tụ…). Khảo sát đƣợc tiến hành kết hợp với phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân nhằm thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội; đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tai biến địa động lực và xâm nhập mặn.
- Khảo sát và lấy mẫu vùng vịnh Đà Nẵng: lấy mẫu nƣớc, trầm tích đáy để phân tích Eh, pH, độ muối, các ion, kim loại nặng (As, Hg, Sb, Pb…) hợp chất hữu cơ cho các vị trí khác nhau. Khảo sát và lấy mẫu theo sơ đồ mạng lƣới thiết kế sẵn, tại các trạm khảo sát và lấy mẫu đều đƣợc định vị tọa độ và đo sâu (trên biển). Các mẫu lấy đƣợc thực hiện theo quy trình cơng nghệ đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng phê duyệt và đƣợc trình bày trong các cơng trình của các tác giả khác nhau. Cụ thể:
+ Lấy mẫu nước:
Tại vị trí nƣớc trong lấy 2 lít nƣớc, tại vị trí nƣớc đục lấy 3 lít nƣớc. Dụng cụ lấy mẫu là batomet: với dụng cụ này chúng ta có thể lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau. Các chai lọ lấy mẫu để phân tích kim loại phải rửa sạch bằng HCl 1:1, tráng nƣớc cất, trƣớc khi lấy phải tráng bằng nƣớc biển, và cho 5 ml HCl đậm đặc vào để tránh hiệu ứng thành bình. Mẫu lấy xong phải đƣa vào phịng thí nghiệm phân tích chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lấy. Mẫu phân tích độ muối phải lấy ở tất cả các trạm trên thuyền và ven bờ, cho riêng vào chai PE 0.5 lit đậy kín, và đƣa về phịng thí nghiệm phân tích. Mẫu phân tích muối khơng cho axít HCl.
+ Lấy mẫu trầm tích đáy
Mẫu trầm tích đáy phục vụ nghiên cứu là mẫu có chứa bùn, sét. Vị trí lấy mẫu trầm tích đáy để phân tích các chỉ tiêu địa hố mơi trƣờng cũng đƣợc thiết kế trùng với vị trí mẫu nƣớc. Trọng lƣợng mẫu theo các trạm 1kg. Mẫu cho vào túi nilong hai lớp giữa chúng để eteket.
Ngồi ra cịn lấy mẫu theo cột mẫu chỉ thị đánh dấu phân tử từ đó nghiên cứu quy luật phân bố hàm lƣợng các nguyên tố, đánh giá chất lƣợng môi trƣờng và nguồn gốc gây ô nhiễm. Trong các vùng nghiên cứu tại cửa sơng có các hoạt động nhân sinh sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, chất thải của các nhà máy (đông lạnh, hố chất, đóng tàu, các dịch vụ xăng dầu,…) và các hoạt động
khác...vì vậy, các trạm lấy mẫu ngay tại các cửa sông. Mẫu tại các vị trí trầm tích có thành phần bùn sét hơn 50%. Cột mẫu lấy đƣợc giữ nguyên ống nhựa và bọc kín nilong. Việc chia mẫu sẽ tiến hành tại phịng phân tích thí nghiệm.