Địa hình, địa mạo các vùng ven biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch không gian theo địa chất môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế vùng ven biển và vịnh đà nẵng (Trang 43 - 44)

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.3. Địa hình, địa mạo các vùng ven biển

a. Địa hình lục địa ven iển

Địa hình ven biển khu vực nghiên cứu bao gồm 2 kiểu địa hình là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

. Địa hình đáy iển vịnh Đà Nẵng

Địa hình đáy biển vịnh Đà Nẵng có thể phân ra 2 đới:

Đới 0 - 15m nƣớc: Địa hình thoải đều, độ dốc khá lớn, độ dốc tăng mạnh ở ven bờ các khu vực Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Ở khu vực cửa sông Hàn và sơng Cu Đê, địa hình đáy biển phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lịng sơng). Đới 15 - 50m nƣớc: Địa hình thoải. Đƣờng đẳng sâu khu vực vịnh Đà Nẵng tạo thành một trũng dạng oval có phƣơng Đơng Bắc - Tây Nam. Khu vực cửa vịnh ra ngồi khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía Đơng Bắc. Khoảng cách các đƣờng đẳng sâu khá đều đặn.Vịnh Đà Nẵng có hình thái bờ vịnh đá gốc chủ yếu chịu tác động của q trình xâm thực và bào mịn do sóng. Vịnh có chiều dài bờ đá gốc lớn hơn bờ tích tụ bãi cát biển. Đây thƣờng là nơi có nguồn bồi tích từ lục địa đƣa ra hạn chế

c. Các kiểu ờ iển

- Bờ biển mài mòn trên đá bền vững do sóng: Kiểu bờ này quan sát đƣợc ở khu vực lộ đá gốc ven biển (bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân). Các đá ở khu vực này đều có độ bền vững rất cao.. Tốc độ mài mịn trên kiểu bờ này không đáng kể. Do đó bờ có độ ổn định rất cao.

- Bờ biển xói lở trên trầm tích bở rời do sóng: Bờ biển ở đây đƣợc cấu tạo bởi vật liệu bở rời (chủ yếu là cát). Dấu hiệu rõ rệt nhất của hiện tƣợng xói lở là vách xói có độ cao thay đổi từ vài chục cm đến 1,5-2,0 mét tuỳ thuộc vào độ cao của bờ và tác động của sóng. Đây là kiểu bờ biển rất không ổn định

- Bờ biển bồi tụ: gặp đƣợc ở khu vực cửa sông Cu Đê.. Tuy nhiên do nguồn vật liệu cung cấp cho đoạn bờ khơng lớn nên q trình tích tụ xảy ra chậm, không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch không gian theo địa chất môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế vùng ven biển và vịnh đà nẵng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)